Thông tin chung về Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não của điều dưỡng tại bệnh viện y dược cổ truyền sơn la năm 2019 (Trang 33)

Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Sơn La được thành lập ngày 23 tháng 02 năm 1968, là bệnh viện hạng III nằm trong hệ thống các cơ sở chăm sóc sức khỏe công lập của tỉnh với các chức năng nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và phục hồi chức năng; bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; nghiên cứu khoa học; đào tạo; chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu.

Từ lúc đầu bệnh viện rất nghèo nàn về cơ sở vật chất và trình độ cán bộ,nhân lực mỏng. Trải qua 50 năm với sự nổ lực cao của tập thể cán bộ công nhân viên chức bệnh viên, với tinh thần tận tụy, chịu khó vượt qua mọi gian nan thử thách vươn lên làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh. Năm 2018 Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Sơn La đã được UBND tỉnh tặng bằng khen và cộng nhận là bệnh viên xuất sắc toàn diện. Hiện nay bệnh viện đươc nâng lên với quy mô 150 giường bệnh kế hoạch và 361 giường bệnh thực kê, 17 khoa phòng với tổng số cán bộ

viên chức 150: biên chế 106, hợp đồng 44. Trong đó 02 Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Bác sỹ chuyên khoa cấp I: 09, Bác sỹ 16, dược sỹ chuyên khoa cấp I.

Về nhân lực điều dưỡng có 06 điều dưỡng đại học, 44 điều dưỡng trung cấp và cao đẳng hiện 100% đang theo học liên thông lên đại học.

Trong 09 điều dưỡng được khảo sát ở 01 khoa lâm sàng là khoa Nội nhi nhóm tuổi từ 18-29 chiếm tỷ lệ cao nhất 05 người (55.6%), tiếp sau đó là nhóm tuổi từ 30 - 50 tuổi là 03 người (33.3%), nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là lớn hơn 50 tuổi chỉ với 1 người(11.1%).

2.2. Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh TBMMN tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Sơn La năm 2019

Đối với mọi trường hợp TBMMN công tác chăm sóc ở người bệnh TBMMN bao gồm những nội dung sau:

 Công tác chăm sóc về Theo dõi đánh giá, thực hiện y lệnh và

đảm bảo an toàn cho người bệnh

 Chăm sóc về dinh dưỡng, vệ sinh và vận động cho người bệnh

TBMMN

 Phục hồi chức năng kết hợp YHCT hạn chế di chứng

 Giáo dục sức khỏe hướng dẫn cách chăm sóc cho người bệnh

TBMMN

2.2.1. Thực trạng công tác chăm sóc về Theo dõi đánh giá, thực hiện y lệnh và đảm bảo an toàn cho người bệnh

Bảng 2.1. Công tác chăm sóc của ĐD về Theo dõi đánh giá, thực hiện y lệnh và đảm bảo an toàn cho người bệnh

TT Về theo dõi đánh giá cho NB, đảm bảo an

toàn cho NB Không thực hiện Thực hiện không đầy đủ Có thực hiện N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%)

1 ĐD phối hợp với BS để đánh giá, phân

cấp CS và thực hiện chăm sóc 0 0 3 33,3 6 66,7

2

NB được đảm bảo hô hấp: Theo dõi sát tình trạng đường thở, theo dõi phản xạ

thở, biên độ thở di động của bụng và lồng ngực

3

NB bị liệt, đờm dãi ứ đọng gây viêm phổi cần lau sạch đờm rãi, dẫn lưu tư thế thích hợp.

0 0 2 22,2 7 77,8

4 NB được đảm bảo tuần hoàn -Theo dõi

sát: Mạch, huyết áp, nt. 0 0 1 11,1 8 88,9

5

NB được theo dõi thay đổi tình trạng ý thức (Theo thang điểm glasgow).

-Đánh giá loại thiếu hụt về giao tiếp hiện có.

0 0 2 22,2 7 77,8

6 Chuẩn bị đầy đủ và phù hợp các phương

tiện cho NB dùng thuốc 0 0 0 0,0 9 100,0

7 Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật 0 0 3 33,3 6 66,7

8

ĐD thực hiện y lệnh Nhanh chóng, chính

xác, kịp thời. 0 0 4 44,4 5 55,6

9

Điều dưỡng thực hiện: Thuốc tiêm, truyền dịch hoặc thuốc uống,vừa thực hiện vừa theo dõi tác dụng của thuốc và tác dụng phụ của thuốc đối với người bệnh

0 0 2 22,2 7 77,8

10

Trung bình chung công tác CS của ĐD về theo dõi đánh giá cho NB, đảm bảo an toàn cho NB

24,7 75,3

Nhận xét

Kết quả tại bảng trên cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên không thực hiện về theo dõi đánh giá cho người bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh là 0% và 24.7% điều dưỡng viên thực hiện không đầy đủ, 75.3% điều dưỡng viên có thực hiện chức năng này.

2.2.2. Thực trạng công tác chăm sóc về dinh dưỡng, vệ sinh và vận động cho người bệnh

Bảng 2.2. Công tác chăm sóc của ĐD về chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh và vận động cho người bệnh

TT Về dinh dưỡng, vệ sinh và vận động Không thực hiện Thực hiện không đầy đủ Có thực hiện N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) 1

ĐD phối hợp với BS để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của NB

0 0,0 3 33,3 6 66,7

2

NB được tư vấn chế độ ăn hợp lý ( đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế)

0 0,0 2 22,2 7 77,8

3

NB được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết, đối với người bệnh ăn qua sode với chế độ dinh dưỡng đầy đủ

0 0,0 0 0,0 9 100,0

4 NB thay ga giường và quần áo cho

người bệnh ít nhất một ngày một lần 5 55,6 2 22,2 2 22,2

5 NB được bố trí buồng bệnh hợp lý, sạch

sẽ, yên tĩnh để nghỉ ngơi và ngủ 0 0,0 5 55,6 4 44,4

6

Đặt người bệnh ở tư thế đúng (Nằm

ngửa, nằm nghiêng bên lành, nằm nghiêng bên lành)

1 11,1 3 33,3 5 55,6

7

NB vận động tự vận động nhẹ nhàng: cầm nắm bàn tay. Tự ngồi dậy, có trợ giúp và không trợ giúp. Đi lại có trợ giúp...

1 11,1 2 22,2 6 66,7

Trung bình Công tác CS của ĐD về dinh

dưỡng, vệ sinh và vận động cho NB 11,1 27,0 61,9

Nhận xét

Kết quả tại bảng trên cho thấy tỷ lệ điều dưỡng không thực hiện về việc chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh và vận động cho người bệnh là 11.1 điều dưỡng viên thực hiện không đầy đủ là 27% và 61.9% điều dưỡng viên đã thực hiện tốt chức năng này.

2.2.3. Thực trạng công tác chăm sóc PHCN kết hợp YHCT

Bảng 2.3. Công tác chăm sóc của ĐD về PHCN kết hợp với YHCT

TT Công tác chăm sóc PHCN kết hợp YHCT Không thực hiện Thực hiện không đầy đủ Có thực hiện N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%)

1 Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật 0 0,0 3 33,3 6 66,7 2 Vận động khớp ( khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp háng...) 1 11,1 3 33,3 5 55,6 3

Khuyến khích người bệnh( tự đi lại,đeo nẹp chỉnh hình dưới gối, nẹp cổ tay, tự chăm sóc: Ăn uống, tắm giặt...,người bệnh và gia đình giúp NB lăn trở...Động viên NB tập thăng bằng đi với nạng hoặc thanh song song...

0 0,0 3 33,3 6 66,7

4

Nói chuyện với NB, nếu NB khó nói: Nói chậm, nói rõ yêu cầu người bệnh nhắc lại...

1 11,1 3 33,3 5 55,6

5

Xoa bóp bấm huyệt (vùng đầu mặt cổ, vùng chi trên, vùng chi dưới, vùng lưng và vùng bụng)

3 33,3 6 66,7

6 Phụ giúp bác sĩ Châm cứu 0,0 9 100,0

Trung bình chung công tác chăm sóc

PHCN kết hợp YHCT 3,7 27,8 68,5

Nhận xét

Kết quả tại bảng trên cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên không thực hiện chăm sóc PHCN kết hợp YHCT cho người bệnh là 3.7% và 27.8% điều dưỡng viên thực

hiện không đầy đủ, 68.5 % điều dưỡng viên có thực hiện chức năng này.

2.2.4. Thực trạng công tác chăm sóc về tư vấn giáo dục sức khỏe

Bảng 2.4. Công tác chăm sóc của ĐD về tư vấn giáo dục sức khỏe

TT Về tư vấn giáo dục sức khỏe

Không thực hiện Thực hiện không đầy đủ Có thực hiện N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) 1

Khi NB vào viện, động viên an ủi người bệnh đồng thời giải thích cho người nhà hiểu về tình hình bệnh tật để phối hợp CS cùng NVYT

0 0,0 4 44,4 5 55,6

3

Khi ra viện hướng dẫn người bệnh và gia đình bệnh ý thức và kiểm soát được nguy cơ tái phát đột quỵ

1 11,1 5 55,6 3 33,3

4

Hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh biết cách tự chăm sóc sau khi ra viện.

1 11,1 2 22,2 6 66,7

5

Hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh duy trì chế độ ăn đảm bảo năng lượng và dnh dưỡng giúp cho việc luyện tập, đồng thời góp phần giảm thiểu các nguy cơ gây đột qụy

0 0,0 4 44,4 5 55,6

6

Hướng dẫn khi NB có các dấu hiệu bất thường như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn uống rơi vãi, nói ngọng ...thì phải cho NB nhập viện ngay

0,0 3 33,3 6 66,7

Trung bình chung công tác CS của ĐD

về tư vấn giáo dục sức khỏe 11,1 38,9 50,0

Nhận xét

Kết quả tại bảng trên cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên không thực hiện về việc chủ động tư vấn, giáo dục sức cho người bệnh là 11.1% và 38.9% điều dưỡng viên

thực hiện không đầy đủ 50 % điều dưỡng viên đã thực hiện tốt chức năng này.

2.3. Các ưu, nhược điểm 2.3.1. Ưu điểm 2.3.1. Ưu điểm

Các điều dưỡng viên đã ý thức được công việc cũng như nhiệm vụ của mình, đa số các điều dưỡng viên đã thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh TBMMN cụ thể như sau:

- Công tác chăm sóc của điều dưỡng viên về theo dõi đánh giá, thực hiện y lệnh và đảm bảo an toàn cho người bệnh có 75.3% tỷ lệ điều dưỡng làm tốt nhiệm vụ này.

- Về công tác chăm sóc PHCN kết hợp YHCT của người bệnh TBMMN cũng có tỷ lệ điều dưỡng thực hiện tốt nhiệm vụ này cũng tương đối cao cao là 68.5%.

2.3.2 Nhược điểm

Bên cạnh những nhiệm vụ đã làm tốt thì công tác chăm sóc người bệnh TBMMN của các điều dưỡng viên tại khoa lâm sàng Bệnh viện Y Dược cổ truyền tỉnh Sơn La vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa làm được như:

-Công tác chăm sóc của điều dưỡng viên về tư vấn giáo dục sức khỏe tỷ lệ điều dưỡng làm tốt nhiệm vụ này khá thấp chỉ có 50%.

-Về theo dõi đánh giá cho người bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh một nhiệm vụ trọng tâm rất quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh TBMMN còn 24.7% điều dưỡng thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ này.

- Về công tác chăm sóc của ĐD về chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh và vận động cho người bệnh tỷ lệ điều dưỡng không thực hiện còn cao 11.1 %.

2.4. Nguyên nhân của ưu, nhược điểm. 2.4.1. Nguyên nhân của các ưu điểm: 2.4.1. Nguyên nhân của các ưu điểm:

- Bệnh viện, khoa phòng rất quan tâm đến chuyên môn, nghiệp vụ của điều dưỡng. Hiện tại bệnh viện đã cử 6 cán bộ đi học lớp điều dưỡng chuyên khoa 1, đi học đại hoc là 39 cán bộ học liên thông từ trung cấp lên đại học để có chất lượng nguồn nhân lực tốt nhất đáp ứng với nhu cầu chăm sóc người bệnh hiện nay.

- Bệnh viện sẵn sàng cung cấp trang thiết bị y tế, cũng như các phương tiện cấp cứu phục vụ cho người bệnh.

- Bệnh viện cũng như phòng điều dưỡng hàng năm vẫn tổ chức các lớp học đào tạo, bổ sung kịp thời các kiến thức mới cho đội ngũ điều dưỡng.

- Điều dưỡng ở nhóm tuổi từ 18 – 29 chiếm tỷ lệ cao nhất 05 người (55.6%), đây là độ tuổi vừa có kinh nghiệm tốt trong chăm sóc người bệnh cũng như tinh thần nhiệt huyết với công việc nhất.

2.4.2. Nguyên nhân hạn chế: - Về phía bệnh viện:

+ Số lượng người bệnh điều trị đông, tuy giường bệnh theo kế hoạch là 130 giường tuy nhiên số người bệnh thực tế lên đến từ 250 - 350 người bệnh, hơn nữa số

lượng NB TBMMN nằm trong khoa luôn giao động từ 15 - 20 người bệnh do vậy nguồn nhân lực thiếu nên công tác chăm sóc người bệnh còn nhiều hạn chế

+ Cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh, các buồng bệnh được thiết kế chưa phù hợp, không có khu vực riêng để điều trị người bệnh TBMMN, người bệnh đông, quá tải giường bệnh nên nhiều khi người bệnh cũng không được nằm ở buồng riêng, đồng thời chưa có các thiết bị để tiện theo dõi, giám sát người bệnh bệnh như hệ thống camera trong nội phòng…

+ Bệnh viện ít tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, giải trí để người bệnh có thể giao lưu tránh buồn phiền cũng như các liệu pháp lao động có tổ chức dành cho người bệnh tham gia.

+ Công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe còn sơ sài, khoa không có phòng riêng để tư vấn giáo dục sức khỏe.

+ Công tác kiểm tra, giám sát của bệnh viện cũng như phòng điều dưỡng chưa thực sự hiệu quả.

- Về phía nhân viên y tế/ Điều dưỡng

+ Trình độ điều dưỡng ở khoa chưa đồng điều, trung cấp chiếm 55,6%, cao đẳng chiếm 33.3%, đại học chiếm 11.1%.

+ Chưa xây dựng được quy trình chăm sóc chuẩn cho người bệnh TBMMN. + Mặc dù được đánh giá là có vai trò rất quan trọng trong điều trị và chăm sóc cho người bệnh nhưng bản thân người điều dưỡng tính chuyên nghiệp còn chưa cao, chức năng độc lập trong thực hành chăm sóc người bệnh còn yếu kém, các hoạt động chăm sóc vẫn thiên về quy trình kỹ thuật và phụ thuộc vào y lệnh của bác sỹ.

+ Điều dưỡng chưa thực sự hiểu vấn đề công việc cần phải làm, kỹ năng giáo dục sức khỏe, kỹ năng giao tiếp kém, dẫn đến chưa tự tin khi giao tiếp và tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

+ Còn một số lượng không nhỏ điều dưỡng viên tại khoa chưa tâm huyết và có trách nhiệm với công việc, yêu nghề còn hạn chế không nhiệt tình trong chăm sóc, thiếu niềm nở khi làm việc, tiếp xúc với người bệnh, chưa thật sự thông cảm, chia sẻ, đôi khi còn cáu gắt với người bệnh và gia đình, ít quan tâm chăm sóc, động viên tinh thần người bệnh, mới chỉ quan tâm đến những kỹ thuật điều trị cơ bản.

Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TBMMN TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỈNH SƠN LA

3.1. Đối với bệnh viện

- Bổ sung và bố trí nhân lực phù hợp phục vụ công tác chăm sóc người bệnh. Đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng quá tải người bệnh như hiện nay.

- Mở các lớp tập huấn đào tạo lại và đào tạo liên tục cho điều dưỡng về công tác chăm sóc cho người bệnh nói chung và chăm sóc người bệnh TBMMN nói riêng, đồng thời bệnh viện cũng tổ chức tập huấn định kỳ cho các điều dưỡng viên các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe.

- Bệnh viện cũng như phòng điều dưỡng phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra công tác chăm sóc của các điều dưỡng viên tại khoa phòng, đồng thời phòng điều dưỡng phải có bảng kiểm cụ thể để giám sát kiến thức, kỹ năng cũng như tinh thần trách nhiệm của điều dưỡng viên đối với công tác chăm sóc người bệnh TBMMN.

- Phòng điều dưỡng phối hợp với các điều dưỡng trưởng ở khoa lâm sàng xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh TBMMN chuẩn nhất, phù hợp với điều kiện của bệnh viện.

- Hàng năm cần tổ chức các chương trình tập huấn, thi nâng cao tay nghề, điều dưỡng giỏi, thi kỹ năng giao tiếp và quy tắc ứng xử cho đội ngũ điều dưỡng với nội dung chương trình phù hợp.

- Thường xuyên tổ chức khảo sát ý kiến người bệnh và gia đình người bệnh về tinh thần, thái độ phục vụ, giao tiếp ứng xử của đội ngũ điều dưỡng để có biện pháp khen thưởng, xử phạt kịp thời nhằm nâng cao tinh thần, chất lượng phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người bệnh tai biến mạch máu não của điều dưỡng tại bệnh viện y dược cổ truyền sơn la năm 2019 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)