Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến mức độ nhiễm sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của dưa chuột trồng nhà màng tại công ty cổ phần đầu tư nam hòa xanh, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

sâu bệnh hại của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020

Cây thực phẩm là loại cây trồng đòi hỏi kĩ thuật thâm canh cao, có nhiều đặc điểm riêng về hình thái, cấu tạo và sinh trưởng nên rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh. Cũng như các loại cây thực phẩm khác, Dưa chuột là loại rau ăn quả, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển thường bị các loại sâu bệnh gây hại. Thái Nguyên nằm trong vùng có điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Tỷ lệ và mật độ sâu bệnh hại có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của sản phẩm sau này. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết, điều kiện chăm sóc, mật độ, phân bón,... và tính chống chịu của từng giống.

Trên cây Dưa chuột có thể có nhiều bộ phận bị phá hoại, tùy vào loại sâu và đặc điểm của từng bộ phận mà mức độ cũng như tỷ lệ gây hại là khác nhau. Điều kiện thời tiết mà trong đó yếu tố nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát sinh của bệnh trên Dưa chuột. Ngoài ra, khả năng chống chịu bệnh cũng là một nhân tố có tác động không nhỏ đến tỷ lệ và mức độ gây hại của bệnh trên cây. Qua quá trình theo dõi chúng tôi thu được bảng số liệu 4.4:

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của một số loại dung dịch dinh dưỡng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống Dưa chuột Baby, vụ Xuân 2020 Công thức Sâu hại (% cây bị hại) Bệnh hại (Điểm)

Sâu xanh Sâu xám Bọ dưa Sương mai Phấn trắng

CT 1 0 0 0 2 3

CT 2 0 0 0 2 2

35

Đề tài nghiên cứu được tiến hành trong nhà màng, xung quanh có lưới chống côn trùng nên sâu hại không xuất hiện. Quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy chỉ xuất hiện 2 loại bệnh hại, cụ thể:

Bệnh sương mai: Gây hại nghiệm trọng nhất trên cây Dưa chuột và Dưa thơm, nhưng có thể lây nhiễm, gây hại trên tất cả các cây họ Bầu bí. Triệu chứng xuất hiện chủ yếu ở trên lá, vết đốm có góc cạnh (đa giác) ban đầu có màu vàng, dần dần chuyển sang màu nâu nhạt đến màu nâu. Trong thời kì có độ ẩm cao có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên vết bệnh ở phía sau mặt dưới của lá có các cành bào tử nhô ra qua lỗ khí khổng và sinh ra rất nhiều bào tử bọc có màu. (Bùi Bảo Hoàn và cs, 2000) [7].

Qua bảng 4.4 ta thấy: bệnh sương mai gây hại đối với cây Dưa chuột ở các công thức là như nhau đều ở điểm 2 (< 20% diện tích lá bị nhiễm bệnh).

Bệnh phấn trắng: Bệnh gây hại đặc biệt trên Dưa hấu, Dưa chuột và Dưa thơm nhưng cũng có lây nhiễm hầu hết trên các cây họ Bầu bí khác. Trên Dưa chuột, Dưa thơm, vết bệnh ở lá có dạng tròn, màu nâu, đường kính tới 1 cm, trong khi đó trên cây Dưa hấu vết bệnh màu đen và có kích thước nhỏ hơn. Vết bệnh trên cuống lá, trên thân, có hình bầu dục, lõm xuống. Vết bệnh xuất hiện vào thời kì quả chín hoặc gần chín có các vết đốm ngậm nước phát triển thành vết bệnh lõm tròn, có nhiều ổ bào tử dạng đĩa cành màu đen sẫm chứa ở trong nhiều khối bào tử màu hồng (Nguyễn Thúy Hà, 2010)[9].

Qua bảng 4.4 ta thấy, bệnh phấn trắng gây hại Dưa chuột ở công thức 1 ở điểm 3 (> 20 – 40 % diện tích lá bị nhiễm bệnh). Công thức 2 và công thức 3 là như nhau đều ở điểm 2 (< 20 % diện tích lá bị nhiễm bệnh).

36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển của dưa chuột trồng nhà màng tại công ty cổ phần đầu tư nam hòa xanh, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)