3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.2. Biến động cơ cấu sử dụng đất của huyện Lệ Thủy
Đơn vị tính: ha Thứ tự Mục đích SDĐ Mã Diện tích năm 2016 So với năm 2005 Diện tích năm 2005 Tăng (+) giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) - (5) Tổng diện tích tự nhiên 140200 140200 0 1 Đất nông nghiệp NNP 77110 79100 -1990
2 Đất phi nông nghiệp PNN 56080 53100 2980
3 Đất chưa sử dụng CSD 7010 8000 -990
Nguồn: Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai huyện Lệ Thủy, năm 2005 và 2016
Qua bảng 3.2 ta thấy:
Diện tích đất tự nhiên của huyện Lệ Thủy không biến động, biến động xảy ra ở nhóm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
a. Biến động SDĐ nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp năm 2016 là 77110 ha so với năm 2005 giảm 1990 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp để phục nhu cầu phát triển của thành phố.
Biến động SDĐ nông nghiệp được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Lệ Thủy giai đoạn 2005 - 2016
Đơn vị tính: ha Thứ tự Mục đích SDĐ Mã Diện tích năm 2016 So với năm 2005 Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) - (5) 1 Đất nông nghiệp NNP 77110 79100 -1990
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 28741 29873 -1132 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 26638 27373 -735
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 25236 25873 -637 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1402 1500 -98 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2103 2500 -397
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 41359 42059 -700
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 39100 39800 -700
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2259 2259 0
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4206 4301 -95
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 2804 2867 -63
Nguồn: Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai huyện Lệ Thủy, năm 2005, 2016
Qua bảng 3.3 ta nhận thấy:
* Đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm nhiều, so với năm 2005 giảm 1132 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm chủ yếu là do việc chuyển mục đích sử dụng phục vụ công cuộc đô thị hóa.
Cụ thể:
- Đất sản xuất nông nghiệp giảm nhiều ở phần diện tích đất trồng cây hàng năm mà chủ yếu giảm ở diện tích đất trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa giảm là do việc quy hoạch thị trấn Kiến Giang thành đất phi nông nghiệp. Ngoài ra, còn do việc mở rộng đường giao thông ở các xã, thị trấn.
- Diện tích đất trồng cây lâu năm giảm so với 2005 là 397 ha
* Đất lâm nghiệp năm 2016 có diện tích là 41359 ha so với năm 2005 giảm 700 ha. Diện tích đất lâm nghiệp năm 2016 so với năm 2005 giảm là để đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện và nhu cầu nhà ở của người dân nên một số diện tích đất rừng sản xuất chuyển thành đất trồng cây lâu năm và một số đất phi nông nghiệp như đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
* Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 4206 ha so với năm 2005 giảm 95 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình phát triển đô thị.
* Diện tích đất nông nghiệp khác hầu như không có gì thay đổi giữa các năm và cơ bản ổn định.
b. Biến động SDĐ phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016 là 56080 ha so với năm 2005 tăng 2980 ha.
Từ số liệu trên ta thấy diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Lệ Thủy tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy huyện Lệ Thủy đã có những sự thay đổi lớn trong cơ cấu SDĐ để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc mở rộng đô thị về phía Tây Nam của huyện
Biến động SDĐ phi nông nghiệp của huyện Lệ Thủy được thể hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Lệ Thủy giai đoạn 2005-
2016 Đơn vị tính: ha Thứ tự Mục đích SDĐ Mã Diện tích năm 2016 So với năm 2005 Diện tích năm 2005 Tăng(+) giảm(-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) - (5)
2 Đất phi nông nghiệp PNN 56080 53100 2980
2.1 Đất ở OTC 35050 34156 894
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 30600 30101 499
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 4450 4055 395
2.2 Đất chuyên dùng CDG 14020 11950 2070
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 701 697 4
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 701 690 11
2.5
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng SMN 4206 4210 -4
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1402 1397 5
Nguồn: Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai huyện Lệ Thủy, năm 2005, 2016
Diện tích đất ở năm 2016 là 35050 ha so với năm 2005 tăng 894 ha. Chủ yếu được chuyển mục đích từ đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất có mục đích công cộng, đất chưa sử dụng và một số loại đất khác.
* Diện tích đất chuyên dùng năm 2016 là 14020 ha so với năm 2005 tăng 2070 ha. Phần diện tích tăng chủ yếu ở đất có mục đích công cộng. Điều này cho thấy công tác quy hoạch SDĐ đã chú trọng đến cơ sở hạ tầng phục vụ cho người dân.
* Đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2016 có diện tích 701 ha so với năm 2005 tăng
4 ha. Chủ yếu từ chuyển mục đích đất trồng cây hàng năm gần với diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng. Phần diện tích này tăng vì để phục vụ cho nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân.
* Đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2016 có diện tích 701 ha so với năm 2005 tăng 11 ha.
* Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng là 4206 ha so với năm 2005 giảm 4 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do san lấp mặt bằng chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp.
3.2.3. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác nhận quyền SDĐ hợp pháp của người SDĐ để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Việc đăng ký quyền SDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính tại huyện được chuẩn hóa theo đúng quy định của pháp luật.
Bảng 3.5. Số lượng hồ sơ được cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2010 - 2016
Năm Số GCN đã cấp Diện tích đất đã cấp GCN (ha) 2010 3.250 48,45 2011 7.850 110,47 2012 5.970 76,09 2013 5.780 68,04 2014 5.860 86,46 2015 6.140 91,53
2016 6.350 94,66
Tổng 41.200 576,00
Nguồn: Văn phòng Đăng ký quyền SDĐ huyện Lệ Thủy, năm 2010 - 2016.
Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016 trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã cấp được 41.200 GCN QSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn với diện tích 576 ha. Đây là kết quả của sự nổ lực không ngừng nghĩ của đội ngũ cán bộ viên chức Văn phòng Đăng ký quyền SDĐ huyện Lệ Thủy.
Bảng 3.6. Quy mô và cơ cấu đất đai của hộ điều tra
STT Loại đất Số hộ Diện tích đất bình
quân/hộ (m2)
1 Đất ở 60 150,7
2 Đất trồng cây hàng năm 40 620,7
3 Đất trồng cây lâu năm 17 1.840,8
Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý
Kết quả điều tra tại bảng 3.6 cho thấy, mỗi hộ gia đình cá nhân có diện tích trung bình 150,7 m2 đất ở, một số hộ có diện tích đất ở lớn do nhận chuyển nhượng và khai hoang trước năm 1980. Diện tích đất trồng cây lâu năm trung bình là 1.840,8 m2. Đất trồng cây hàng năm trung bình 620,7 m2 . Đối với những hộ gia đình cá nhân có diện tích đất lớn hoặc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì việc thực hiện NVTC đất đai càng được quan tâm, để thực hiện quyền SDĐ hợp pháp của mình.
3.2.4. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Từ năm 2010 đến 2016, số lượng hồ sơ chuyển nhượng quyền SDĐ tại huyện khá lớn so với tổng số lượng hồ sơ tiếp nhận tại Văn phòng đăng ký quyền SDĐ huyện. Đặc biệt kết quả tiếp nhận và tham mưu giải quyết hồ sơ trong giai đoạn 2010 - 2016 đã đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể năm 2010 giải quyết được 99,1% lượng hồ sơ chuyển nhượng, năm 2011 giải quyết được 99,6%, năm 2012 -2016 giải quyết 100,0% hồ sơ chuyển nhượng trong đó sớm và đúng hẹn 99,6% hồ sơ sớm và đúng hẹn, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đăng ký thực hiện thủ tục của công dân trên lĩnh vực đất đai, nhà ở, đồng thời cũng giảm bớt sự phiền hà cho công dân khi có nhu cầu đăng ký giao dịch tại Văn phòng Đăng ký quyền SDĐ. Loại đất chuyển nhượng đa số là đất
3.2.5. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất
Để chuyển mục đích SDĐ thì phải đảm bảo 3 điều kiện: Loại đất sau khi chuyển mục đích phải phù hợp với quy hoạch SDĐ chi tiết, kế hoạch SDĐ chi tiết của xã nơi có đất; Phải được Uỷ ban nhân dân huyện nơi có đất cho phép chuyển mục đích SDĐ; Phải nộp tiền SDĐ.
Đến nay, UBND huyện đã cho phép các hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích SDĐ khoảng 1757 trường hợp với diện tích 25,58 ha và hầu hết diện tích chuyển mục đích SDĐ là đất vườn, đất khuôn viên sang sử dụng vào mục đích đất ở.
Hiện nay, vẫn còn một số trường hợp người SDĐ không làm thủ tục chuyển mục đích SDĐ, SDĐ không đúng mục đích ghi trên giấy chứng nhận QSDĐ, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý.
3.2.6. Công tác quản lý tài chính đất đai
Đây là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, địa phương đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn việc thực thi các chính sách thuế SDĐ, tiền SDĐ, lệ phí trước bạ, bảng giá đất hàng năm. Giai đoạn 2010 - 2016, công tác quản lý tài chính về đất đai, cụ thể về lệ phí trước bạ, thuế thu nhập từ chuyển quyền SDĐ, tiền SDĐ, tiền thuê đất, không ngừng được cải thiện, nâng cao và được cải cách hệ thống thuế theo sự chỉ đạo của BTC, đơn giản thủ tục hành chính thuế. Văn phòng đăng ký quyền SDĐ huyện kết hợp với Chi cục thuế tổ chức đối thoại, giải quyết các vướng mắc của người nộp thuế. Nhìn chung việc quản lý đất đai hiện nay trên địa bàn huyện phục vụ tốt nhất cho nhân dân và quản lý tốt về mặt Nhà nước.
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai tại huyện Lệ Thủy từ năm 2010 - 2016 năm 2010 - 2016
3.3.1. Tổ chức Nhà nước quản lý và quy trình thực hiện tài chính về đất đai
3.3.1.1. Tổ chức Nhà nước quản lý tài chính về đất đai
Cơ quan nhận hồ sơ
- Bộ phận tiếp nhận thuộc VPĐK QSDĐ huyện -UBND xã, thị trấn.
Cơ quan Thuế
Chi cục thuế huyện Lệ Thủy
Cơ quan thu tiền
- Kho bạc Nhà nước
Hình 3.5. Quan hệ công tác giữa các cơ quan về NVTC đất đai
Các cơ quan liên quan về việc thực hiện NVTC của các đối tượng SDĐ tại huyện Lệ Thủy
a. Văn phòng đăng ký QSĐ huyện, UBND cấp xã, thị trấn (những cơ quan này gọi chung là cơ quan nhận hồ sơ về NVTC) có trách nhiệm:
- Cấp phát và hướng dẫn người SDĐ kê khai đúng mẫu tờ khai tương ứng với khoản thu người SDĐ phải nộp.
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của bộ hồ sơ của người SDĐ nộp, xác nhận và ghi đầy đủ các chỉ tiêu vào "Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định NVTC", sau đó chuyển giao cho Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy một bộ hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC (NVTC).
- Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp các khoản NVTC do Chi cục Thuế chuyển đến, cơ quan nhận hồ sơ trao "Thông báo nộp tiền" cho người SDĐ để người SDĐ thực hiện nộp tiền vào NSNN. Khi trao "Thông báo nộp tiền" cho người SDĐ, cơ quan nhận hồ sơ phải yêu cầu người SDĐ ký tên, ghi rõ vào "Thông báo nộp tiền": họ, tên, ngày, tháng nhận được "Thông báo nộp tiền".
b. Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy:
Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ được giao, đồng thời phù hợp với những thủ tục hành chính về thuế được qui định tại Luật Quản Lý thuế, Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy được tổ chức theo bộ máy gồm: 12 phòng chức năng.
(1) Đội tuyên truyền hỗ trợ và nghiệp vụ dự toán; (2) Đội Kê khai kế toán thuế và tin học;
(3) Đội kiểm tra thuế kiêm kiểm tra nội bộ; (4) Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
(5) Đội trước bạ - thu khác và thu nhập cá nhân; (6) Đội Hành Chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ; (7) Đội thuế liên xã số 01
(10) Đội Thuế liên xã số 04 (11) Đội thuế liên xã số 05 (12) Đội thuế liên xã số 06
Trong đó, các khoản NVTC đất đai (thuế nhà đất, lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền SDĐ, tiền SDĐ, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ) là trách nhiệm của Đội trước bạ - thu khác và thu nhập cá nhân, có nhiệm vụ:
- Phối hợp với Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện trong việc in tờ khai các khoản thu liên quan đến nhà, đất theo đúng mẫu quy định tại Thông tư liên tịch 30/2005/TTLT-BTC-BTNMT và hiện nay theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC.
- Tiếp nhận bộ hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC do Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện chuyển đến. Khi tiếp nhận hồ sơ, Chi cục Thuế phải căn cứ các quy định của pháp luật có liên quan để kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của từng loại giấy tờ có trong hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp pháp thì tiếp nhận và ghi vào "Sổ giao nhận hồ sơ về NVTC. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp pháp thì trả lại cho Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện bổ sung tiếp.
- Trong thời hạn ba (3) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC do Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện chuyển đến, Chi cục Thuế xác định và ghi đầy đủ các khoản NVTC mà người SDĐ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành; thủ trưởng Chi cục Thuế huyện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào tờ "Thông báo nộp tiền".
- Mở sổ theo dõi và báo cáo định kỳ hàng tháng về tiến độ thực hiện nộp các khoản NVTC theo thông báo nộp tiền để xác định số tiền đã nộp NSNN và số tiền người SDĐ còn nợ trong kỳ.
- Thực hiện lưu trữ hồ sơ của người SDĐ thực hiện NVTC do Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện chuyển đến để làm căn cứ kiểm tra và giải quyết khiếu nại (nếu có).
c. Cơ quan thu tiền về thực hiện NVTC đất đai (Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Nông ngiệp phát triển nông thôn (NNPTNT) huyện Lệ Thủy), có trách nhiệm:
- Thực hiện thu tiền theo "Thông báo nộp tiền" của Chi cục Thuế huyện Lệ Thủy do người SDĐ hoặc người được người SDĐ uỷ quyền mang đến. Khi thu tiền, cơ quan thu tiền phải lập chứng từ thu tiền: "Giấy nộp tiền" nếu cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng NNPTNT thu và thực hiện luân chuyển chứng từ thu tiền theo đúng qui định của pháp luật hiện hành.
- Trường hợp quá ngày phải nộp tiền ghi trên "Thông báo nộp tiền" của Chi cục Thuế, mà người SDĐ vẫn chưa thực hiện nộp tiền vào NSNN thì cơ quan thu tiền thực hiện phạt chậm nộp theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi thu tiền phạt, cơ quan thu phải lập chứng từ thu tiền phạt, thực hiện luân chuyển chứng từ và quản lý số tiền phạt chậm nộp thu được theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và các khoản thu NSNN.