Những kết quả nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 29 - 33)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.6. Những kết quả nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường

Cùng với đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách về quản lý rừng và đất lâm nghiệp như: Luật đất đai 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp; các chính sách về đầu tư, tín dụng như luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nghị định 43/1999/NĐ-CP, nghị định 50/1999/NĐ- CP, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi... Các chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng sản xuất.

Nhìn chung, những nghiên cứu về kinh tế và chính sách phát triển trồng rừng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, song cũng mới chỉ tập trung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường. Có thể kể đến các nghiên cứu của các tác giả:

Võ Nguyên Huân (1997), đánh giá hiệu quả giao đất, giao rừng ở Thanh Hoá; từ việc nghiên cứu các loại hình chủ rừng sản xuất đưa ra khuyến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong quản lý và sử dụng bền vững. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách giao đất khoán rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng.

Đỗ Doãn Triệu (1997) với nghiên cứu xây dựng một số luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.

Lê Quang Trung và cộng sự (2000) đã nghiên cứu và phân tích các chính sách khuyến khích trồng rừng Thông nhựa đã đưa ra 10 khuyến nghị mang tính định hướng để phát triển loại rừng này.

Vũ Long (2000) đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi giao và khoán đất lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003) đã đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp ở Việt Nam.

Phạm Xuân Phương (2003) đã rà soát các chính sách liên quan đến rừng như chính sách về đất đai, đầu tư tín dụng. Tác giả cũng chỉ rõ các chủ trương, chính sách là rất kịp thời và có ý nghĩa nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều bất cập. Tác giả cũng định hướng hoàn thiện các chính sách để có quy hoạch tổng thể cho vùng trồng rừng nguyên liệu, chủ rừng có thể vay vốn trồng rừng đảm bảo có lợi nhuận, đảm bảo rừng được trồng với tập đoàn giống tốt.

Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (2003) đã đánh giá thực trạng trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong thời gian qua; Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát (2005) đánh giá thực tế triển khai thực hiện chính sách về quyền hưởng lợi (QĐ 178).

Nghiên cứu thị trường lâm sản cũng được nhiều tác giả quan tâm vì đây là vấn đề có quan hệ mật thiết tới trồng rừng, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu như sau:

Nguyễn Văn Tuấn (2004) đã nghiên cứu hiện trạng và xu hướng phát triển thị trường gỗ nguyên liệu giấy vùng Trung tâm Bắc Bộ;

Ngô Văn Hải (2004) , trong nghiên cứu về yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hoá ở miền núi phía Bắc, tác giả đã phân tích những lợi thế cũng như bất lợi và hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hoá ở miền núi.

Võ Đại Hải (2005) tiến hành nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng trồng miền núi phía Bắc đã tổng hợp nên các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng cũng như lâm sản ngoài gỗ. Tác giả cũng chỉ ra rằng để phát triển thị trường lâm sản rừng trồng cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản cũng như hình thành được phương thức liên doanh liên kết giữa người dân và xí nghiệp lâm nghiệp.

Năm 2004, Peter Core, giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của ACIAR (Australian Centre for International Agricultural Research) cùng các cộng sự đã nghiên cứu Keo lai ở Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng sinh trưởng

trình tuyển chọn giống có ý nghĩa cho việc trồng rừng thương mại của các loài keo. Báo cáo chỉ ra rằng năng suất của cây keo bình thường là 12m3/năm thì Keo lai là 22m3/năm trong cùng một điều kiện, ở miền Nam có thể đạt 30m3/năm và luân kỳ khai thác ngắn hơn 2-3 năm, nghĩa là Keo lai có thể trồng 5 năm đã được khai thác, còn loài keo khác là 7 năm.

Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001), đã tính toán hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai. Kết quả cho thấy ở vùng Trung tâm các chỉ tiêu NPV và IRR đều thể hiện kinh doanh có lãi, IRR = 9%, ở các tỉnh Đông Nam Bộ tỷ lệ lãi suất nội tại IRR đạt khá cao khoảng từ 17% - 19%. Tác giả đã đưa ra nhận định rằng, với chi phí trồng rừng như thời điểm nghiên cứu, nếu năng suất rừng trồng bình quân không đạt trên 15m3/ha/năm thì tỷ suất nội tại của vốn đầu tư sẽ không đạt được như các mức đã tính toán.

Đặng Văn Dung (2008) , đã tiến hành nghiên cứu "Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của việc trồng Keo lai làm nguyên liệu giấy tại Đắc Lắk và Đắc Nông", đưa ra kết quả như sau: Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận ròng (NPV) và Tỷ suất thu hồi vốn IRR sau luân kỳ kinh doanh 6 năm ở Cư K'Róa là 17,76 triệu, IRR là 27,87%; Đăk Rồ là 21,77 triệu, IRR là 32,58%; Quảng Khê là 8,8 triệu, IRR là 17,5%. Hiệu quả xã hội, tác giả đưa ra kết luận là một luân kỳ trồng rừng Keo lai 6 năm ở Cư K'Róa tạo ra 303 công/ha, Đăk Rồ là 275 công/ha và Quảng Khê là 356 công/ha.

Ngô Quế cùng các cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất và hiệu quả kinh tế rừng trồng Keo lai ở một số vùng sinh thái của nước ta, đề tài đã đưa ra một số kết quả sau: doanh thu trung bình 25.050.000đ/ha, lợi nhuận ròng đạt trung bình 3.350.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 27,16% và hiệu suất đầu tư là 2,82 lần ở cấp đất 1.Vùng Bắc Trung Bộ cho doanh thu trung bình là 26.700.000đ/ha, lợi nhuận ròng đạt trung bình 3.550.000đ/ha/năm, tỷ suất hoàn vốn là 32,67% và hiệu suất đầu tư là 2,99 lần. Vùng Tây Nguyên cho doanh thu trung bình là 80.200.000đ/ha, lợi nhuận ròng đạt trung bình 5.200.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 39,40% và hiệu suất đầu tư là 3,34 lần cho một luân kỳ kinh doanh 7 năm, vùng Đông Nam Bộ

cho doanh thu trung bình là ~80.200.000đ/ha, lợi nhuận ròng đạt trung bình 5.200.000đ/ha/năm, tỷ lệ hoàn vốn là 39,40% và hiệu suất đầu tư là 3,34 lần cho một luân kỳ kinh doanh 7 năm, Đề tài nghiên cứu đánh giá phân hạng đất, hiệu quả kinh tế rừng trồng keo lai ở một sô cấp đất, chưa đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của rừng trồng keo lai.

Kế thừa các vườn giống và kết quả đã đạt được của chương trình cải thiện giống Keo tai tượng và Keo lá liềm, nhóm nghiên cứu do Phí Hồng Hải (2016), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chọn và nhân giống Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) và Keo tai tượng (A. mangium) phục vụ trồng rừng kinh tếnhằm đánh giá sâu và có hệ thống các biến dị và khả năng di truyền của các vườn giống đã được xây dựng, từ đó chọn lọc được các giống tốt và hoàn thiện công nghệ ứng dụng công nghệ trồng rừng gia đình dòng vô tính CFF (Clonal Family Forest) phục vụ các chương trình trồng rừng kinh tế ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)