3. Ý nghĩa của đề tài
3.3.1. Hiệu quả kinh tế
Để dánh giá hiệu quả về kinh tế, đề tài dựa vào Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 về định mức kỹ thuật trồng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tham khảo. Bên cạnh đó đề tài dựa vào số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp ở địa bàn nghiên cứu như phỏng vấn cán bộ lâm trường, người dân trực tiếp trồng rừng về tất cả các loại chi phí từ khi trồng cho đến khai thác, giá bán, lãi suất… Từ đó tính toán toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận ròng, IRR, BCR
Đề tài thực hiện khảo sát trồng rừng Keo lai giống BV10 ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. Hiệu quả kinh tế rừng trồng tính trên 1ha phụ thuộc vào doanh thu từ rừng trồng sau mỗi luân kỳ kinh doanh và chi phí tạo rừng cho
kinh tế trong kinh doanh rừng càng cao, để có thu nhập cao trên mỗi ha rừng trồng, ngoài yếu tố giá cả sản phẩm tiêu thụ được nâng lên, cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao sản lượng rừng trồng trên mỗi ha. Trồng rừng Keo lai ở nước ta, tỷ lệ sống và sinh trưởng phụ thuộc vào độ dầy tầng đất, cấp đất và vùng sinh thái.
Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng được thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của của rừng trồng Keo lai giống BV10 ở Bảo Lạc Cao Bằng
Tuổi Mật độ N/ha M (m3/ha) Đầu tư dự tính Doanh thu (triệu đồng) NPV (trđ/ha) NPV/năm (trđ/ha/năm) IRR (%) BCR (lần) 5 1343 98,61 27.640 62.181 13.713 2.743 17,56% 1,25 7 1237 148,721 30.910 107.398 29.762 4.252 19,36% 2,47 10 1028 202,55 34.280 171.514 41.578 4.159 17,41% 4,00
Kết quả bảng 3.11 cho thấy, doanh thu của mô hình trồng rừng BV10 với luân kỳ kinh doanh 5 năm là 62,181 triệu đồng, luân kỳ 7 năm là 107,398 triệu đồng và luân kỳ 10 năm là 171,514 triệu đồng/ha.
Chi phí luân kỳ 5 năm là 27,640 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm là 30,910 triệu đồng/ha, luân kỳ 10 năm là 34,280 triệu đồng/ha. Chi phí gồm công làm đất, cây giống, phân bón NPK, công chăm sóc, bảo vệ, quản lý phí, … chưa tính đến lãi suất ngân hàng phải trả 8,5%/năm. Chi phí luân kỳ 10 năm cao 1,24 lần luân kỳ 5 năm và gấp 1,11 lần luân kỳ 7 năm.
Số liệu ở bảng 3.11 cho thấy, lợi nhuận ròng sau khi đã trừ đi lãi suất tính theo ngân hàng 8,5% của mô hình 1 với luân kỳ 10 năm đạt 41,578 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm đạt 29,762 triệu đồng/ha và luân kỳ 5 năm chỉ đạt 13,713 triệu đồng/ha. Như vậy lợi nhuận ròng của mô hình 10 năm cao nhất, gấp 3,03 lần luân kỳ 5 năm, và gấp 1,40 lần so với luân kỳ 7 năm.
Tỷ suất thu hồi vốn nội tại IRR cũng khác nhau, phụ thuộc vào thu nhập, chi phí và thời gian kinh doanh rừng trồng. Ở bảng trên IRR của 10 năm đạt 17,41%; luân kỳ 7 năm đạt 19,36% và luân kỳ 5 năm đạt 17,56%. Hiệu suất đầu tư BCR của rừng trồng Keo lai giống BV10 ở huyện Bảo Lạc là khác nhau, phụ thuộc vào đầu tư, thu nhập và luân kỳ kinh doanh của rừng trồng, BCR của luân kỳ kinh doanh 5 năm là 1,25; luân kỳ 7 năm là 2,47, luân kỳ 10 năm là 4,00.