Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 52)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

2.3.3.1. Sinh trưởng của rừng trồng Keo lai

Áp dụng các phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý và phân tích số liệu với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng như: SPSS, Excel:

Trong đó: G là tiết diện ngang ở vị trí 1,3 m (m2) H là chiều cao vút ngọn (m)

f là hệ số hình thân (f = 0,5)

* Lượng lâm phần (M) được tính theo công thức: 

= = n i i V M 1 (m3/ha) (2.2) * Tăng trưởng bình quân chung về Lượng:

A MoA

M =

∆ (2.3)

Trong đó là lượng chung của lâm phần tại tuổi A A là tuổi của lâm phần

2.3.3.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của rừng trồng Keo lai ởđiểm nghiên cứu

Sau khi thu thập được số liệu chi tiết về số tiền đầu tư, số tiền doanh thu của 1ha rừng trồng, dùng phần mềm excel để tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR để xác định hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Keo lai

• Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai, đề tài thu thập số liệu về đầu tư rừng trồng từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, khai thác và tiền vật tư như cây giống, phân bón, dụng cụ trồng bằng cách phỏng vấn cán bộ, người dân trồng rừng bằng các câu hỏi thiết kế sẵn.

Để tính toán được hiệu quả kinh tế phải tính được sản lượng rừng trồng và giá bán gỗ.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của Keo lai tại địa bàn nghiên cứu được sử dụng rộng rãi hiện nay ở nhiều nước trên thế giới là: NPV, IRR và BCR.

NPV= (2.3)

NPV - Giá trị hiện tại ròng (Net present Value)

Trong đó: NPV là giá trị lợi nhuận ròng hiện tại Bt là thu nhập năm thứ t

Ct là chi phí năm thứ t

r là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ lãi suất theo ngân hàng

 = + − n t t r Ct Bt 0 (1 )

t là thời gian

n độ dài luân kỳ trồng cây Keo lai

Khi NPV > 0 dự án có hiệu quả, phương án được chấp nhận Khi NPV < 0 dự án không có hiệu quả, phương án không chấp nhận được.

IRR - Tỷ suất hoàn vốn nội tại ( Internal rate of return):

Là tỷ lệ thu hồi vốn nội tại hay còn gọi là tỷ suất hồi vốn nội tại, chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi vốn của một dự án.

IRR = r khi NPV = 0 nghĩa là = 0 (2.4) Trong đó r là tỷ lệ chiết khấu

Nếu IRR > r dự án có lãi, có khả năng thu hồi vốn. Nếu IRR ≤ r dự án không có lãi, không được chấp nhận.

- BCR – Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (Benefit /cost ratio)

Là tỷ lệ thu nhập trên chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đầu tư, tức là cho biết được mức độ thu nhập trên 1 đơn vị chi phí sản xuất.

Chỉ tiêu này cho phép so sánh và lựa chọn các phương án có qui mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR lớn thì được lựa chọn.

BCR > 1 phương án đầu tư có lãi và chấp nhận.

BCR ≤ 1 phương án đầu không có lãi hoặc bị thua lỗ và không chấp nhận. BCR =   = = + + n t t n t t r Ct r Bt 1 1 ) 1 ( ) 1 ( (2.5)

2.3.3.3. Sự hấp thụ carbon của rừng trồng Keo lai ởđịa điểm nghiên cứu

Tính toán lượng hấp thụ carbon

- Tổng hợp các số liệu, tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối của rừng. - Phân tích carbon ở các mẫu thực vật (cành, lá tươi, thân rễ, thảm mục).

 = + − n t t r Ct Bt 0 (1 )

+ Carbon có trong các hợp chất hữu cơ không sống (gỗ khô, thảm mục). + Các bước tiến hành xác định sinh khối khô và hàm lượng carbon hấp thụ của rừng trồng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu.

a) Xác định sinh khối khô

Xác định bằng phương pháp tủ sấy ở nhiệt độ 105OC. Mẫu được sấy trong khoảng thời gian 72 giờ liên tục đến khi đạt Lượng không đổi. Dùng cân phân tích có độ chính xác 10 - 3 gam để xác định Lượng của mẫu.

Tính toán sinh khối khô

Xác định hệ số chuyển đổi sinh khối tươi sang sinh khối khô (P): Dựa trên các mẫu phân tích sinh khối tại phòng thí nghiệm, hệ số chuyển đổi từ sinh khối tươi sang sinh khô kiệt được tính theo công thức tổng quát sau:

Wdi P

Wfi

= (2.6)

Trong đó:

Wdi là Lượng khô kiệt của mẫu tương ứng sấy ở nhiệt độ 105OC; Wfi là Lượng tươi của mẫu tương ứng trước khi sấy.

Sinh khối khô từng bộ phận (thân, cành, lá, rễ) của cây cá thể giải tích được xác định theo công thức:

Dwi = Fwi x Pi (2.7)

Trong đó: Dwi là sinh khối khô bộ phận tương ứng cây cá thể giải tích Fwi là sinh khối tươi của bộ phận tương ứng cây cá thể giải tích.

Sinh khối khô cây cá thể giải tích: Sinh khối khô cây cá thể giải tích (Bi) được tính bằng tổng sinh khối của các bộ phận của cây cá thể (gồm sinh khối khô của thân, cành, lá và rễ)

¦D¦W

n

i

Bi= i

(2.8)

Sinh khối của thảm mục trên 1 ha được tính theo công thức: TMi = 5 10000 × i m (kg/ha) (2.9) Trong đó: TMi là sinh khối bộ phận (cành, lá rụng)

mi là tổng khối lượng bộ phận tương ứng b) Xác định Lượng carbon trong sinh khối

Lượng carbon trong sinh khối của cây giải tích, thảm tươi cây bụi và thảm mục được tính toán dựa trên sinh khối khô và hàm lượng carbon trong sinh khối phân tích tại phòng thí nghiệm. Công thức tổng quát để tính Lượng carbon trong sinh khối như sau:

CS = C x B (2.10) Trong đó:

CS là Lượng carbon trong sinh khối, thường tính bằng kg/cây; hoặc tấn/ha; C là hàm lượng carbon trong sinh khối, tính bằng %; và B là sinh khối khô.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)