3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.5. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong trồng rừng Keo lai tại huyện
Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Trong quá trình trồng rừng Keo lai có những thuận lợi và khó khăn:
• Thuận lợi
Keo lai cũng như các loài cây khác đều đòi hỏi một điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp để có thể thích ứng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện tự nhiên ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng thích hợp cho việc trồng rừng Keo lai. Cây Keo lai sinh trưởng nhanh, thị trường tiêu thụ rộng lớn, phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, ván dăm và xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong khu vực nghiên cứu. Cây Keo lai được ví như cây xóa đói giảm nghèo cho người dân ở địa bàn miền núi. Nguồn giống sẵn có và đã được tỉnh và huyện đầu tư hỗ trợ tương đối tốt như đưa ra những giống tốt, có năng suất cao nhằm phục vụ cho người dân trong huyện. Kỹ thuật trồng đơn giản, hiện nay rất nhiều người dân nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng Keo lai.
• Khó khăn
Bên cạnh những thuân lợi thì có những khó khăn sau: Địa hình trồng rừng Keo lai nhìn chung là khó khăn, xa xôi, độ dốc cao khó cho việc chăm sóc, bảo vệ. Thời tiết là một trở ngại lớn, mùa khô hay gây cháy rừng. Ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng chưa xảy ra tình trạng cháy rừng nhưng mùa hè, nhiệt độ cao, nắng, nóng kéo dài cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng. Việc phòng chống cháy rừng cũng ảnh hưởng đến doanh thu của rừng trồng. Nhận thức của một số người dân còn hạn chế, việc áp dụng kỹ thuật trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng trồng còn chưa đúng kỹ thuật, dẫn đến năng suất chưa cao.
Tuy cây Keo lai sinh trưởng nhanh, phù hợp với huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng nhưng gỗ mềm, hay bị gẫy ngọn, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của rừng trồng. Qua khảo sát trên địa bàn nghiên cứu thì tỷ lệ cây gẫy ở các xã tương đối đồng đều nhau giao đồng từ 9,14 – 9,86 %. Với tỷ lệ cây gẫy lớn như vậy, ảnh hưởng đến năng suất của rừng trồng và gây tâm lý không tốt với các hộ gia đình kinh doanh rừng trồng Keo lai.
Chất lượng lượng giống tốt, nhưng còn đắt, do vậy người dân vẫn còn trồng rừng với nguồn giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của rừng trồng.
Thị trường tiêu thụ lớn, nhưng người dân thiếu thông tin thị trường, khi bán vẫn phải qua khâu trung gian. Do vậy, người dân khi bán vẫn còn bị ép giá chưa đúng với giá cả của thị trường. Nguồn vốn của người dân còn rất hạn hẹp, do vậy việc đầu tư vào trồng rừng còn nhiều hạn chế.