Đánh giá chung về tổng quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả sử dụng đất của các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2019 (Trang 36)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.6. Đánh giá chung về tổng quan

Trên cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý và thực tiễn, học viên đã tổng quan các nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về vấn đề quản lý đất đai. Học viên nhận thấy việc nghiên cứu về công tác đánh giá kết quả sử dụng đất của các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2019” là rất cần thiết góp phần hoàn thiện quy trình, cơ chế, nhằm tăng cường hiệu quả của công tác cho thuê đất và quản lý đất thuê trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng, tỉnh Thái Nguyên và cả nước nói chung. Học viên xin cam đoan rằng chưa có ai nhận học vị sau đại học trên địa bàn nghiên cứu về lĩnh vực: “Đánh giá kết quả sử dụng đất của các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2019”.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp đã được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được giới hạn trong không gian hành chính thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá kết quả sử dụng đất của các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2019.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Khái quát điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi ca thành ph Thái Nguyên, tnh Thái Nguyên Nguyên, tnh Thái Nguyên

- Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý

+ Địa hình, địa mạo + Khí hậu

+ Thủy Văn

+ Các nguồn tài nguyên

- Điều kiện kinh tế - kiện xã hội

2.2.2. Hin trng công tác qun lý và s dng đất đai trên địa bàn thành ph Thái Nguyên, tnh Thái Nguyên ph Thái Nguyên, tnh Thái Nguyên

- Hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.2.3. Đánh giá kết qu cho thuê đất đối vi các doanh nghip được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành ph giai đon 2014 - 2019 nước cho thuê đất trên địa bàn thành ph giai đon 2014 - 2019

- Đánh giá kết quả cho thuê đất đối với các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2019.

- Đánh giá tình hình sử dụng đất thuê của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Đánh giá công tác cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo ý kiến của doanh nghiệp và cán bộ quản lý

2.2.4. Thun li, khó khăn và định hướng gii pháp s dng đất có hiu qu đối vi đất thuê cho các doanh nghip trên địa bàn thành ph Thái qu đối vi đất thuê cho các doanh nghip trên địa bàn thành ph Thái Nguyên, tnh Thái Nguyên

- Giải pháp về cơ chế và cải cách thủ tục hành chính - Giải pháp về chính sách đất đai

- Giải pháp về việc thu hút vốn - Giải pháp thể chế chính sách

2.3. Phương pháp nghiên cu

Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp thống kê,.... Sau đây là một số phương pháp cụ thể được vận dụng để nghiên cứu:

2.3.1. Thu thp s liu

a. Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các loại số liệu thứ cấp:

+ Thu thập số liệu có sẵn về tình hình cho thuê đất từ các cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường ...

+ Thu thập các Niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2019; thu thập các báo cáo tổng hợp, báo cáo thuyết minh về: Kết quả kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

+ Thu thập số liệu về tài chính: Các khoản tài chính doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách nhà nước (tiền thuê đất trả hàng năm, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ); thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính hàng năm và các khoản đóng góp ủng hộ cộng đồng... của các doanh nghiệp.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập được thông tin số liệu sơ cấp: Đề tài đã sử dụng các phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:

- Sử dụng phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra theo mẫu phiếu điều tra có sẵn nhằm thu thập tình hình thực hiện công tác thuê đất cho các doanh nhiệp trong khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra: điều tra 90 phiếu (60 doanh nghiệp được thuê đất; 30 cán bộ quản lý). Kết quả được suy rộng cho cả thành phố trong công tác thuê đất cho các doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp phi ngẫu nhiên để chọn mẫu. Chọn doanh nghiệp sử dụng đất điều tra đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo tính đại diện cao nhất: Doanh nghiệp sử dụng đất được chọn để điều tra phải là những doanh nghiệp đại diện chung cho công tác cho thuê đất trên địa bàn thành phố như diện tích, hình thức, thời gian…..

+ Đối tượng điều tra được xác định trên cơ sở là các doanh nghiệp được cho thuê đất trên địa bàn thành phố, và cán bộ quản lý đất đai trong lĩnh vực cho thuê đất.

2.3.2. Phương pháp x lý s liu

- Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính, phân nhóm phân tích tương quan

giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng đất…

- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

2.3.3. Phương pháp phân tích, so sánh

Sử dụng để phân tích so sánh các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm tìm hiểu công tác cho thuê đất trên địa bàn thành phố qua từng thời điểm cụ thể, qua đó đánh giá việc thực hiện công tác cho thuê đất và đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện công tác cho thuê đất trên địa bàn thành phố trong thời gian tiếp theo.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lý từ 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ; - Phía Nam giáp thành phố Sông Công;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ; - Phía Đông giáp huyện Phú Bình.

Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp, càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao.

Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C,

thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô.

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông - lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 – 100 m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:100.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.

- Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm.

Tài nguyên khoáng sn

Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là sông Cầu và sông Công. Hàng năm, cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây

dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương có mỏ than Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn.

Tài nguyên nhân văn

Thành phố Thái Nguyên có 32 đơn vị hành chính trong đó có 21 phường và 11 xã với số dân trên 400.000 người. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đây là nguồn lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 15,1%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2019 đạt 65 triệu đồng/người/năm. - Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đến năm 2019 ước đạt 12.130 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đến năm 2019 ước đạt 4.500 tỷ đồng, vượt 5% (200 tỷ đồng) .

- Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt bình quân đạt 93,12 triệu đồng/năm. Giá trị sản phẩm trên 1 ha chè và cây ăn quả bình quân đạt 112,8 triệu đồng/năm.

- Thu ngân sách nhà nước bình quân hằng năm tăng 15,51%, trong đó tỷ lệ thu thuế, phí và thu khác tăng bình quân 15,37%/năm.

- Giải quyết việc làm mới bình quân hằng năm cho 6.674 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,53% năm 2010 xuống còn 1,5% năm 2019.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch giảm cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp, tăng cơ cấu ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh tế đến năm 2018 như sau:

- Dịch vụ, thương mại chiếm 49,27%; - Công nghiệp, xây dựng chiếm 47,53%; - Nông lâm nghiệp chiếm 3,2%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Hiện tại, thành phố đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn. Các loại hình dịch vụ ngày càng được mở rộng, đa dạng phong phú, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao, góp phần đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo, vận tải, viễn thông… được quan tâm tạo điều kiện phát triển. Thành phố đã hình thành hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Khu vực kinh tế công nghiệp

Thành phố đã đẩy mạnh cải cách hành chính, chỉ đạo quyết liệt trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, từ đó đã góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao. Công tác quy hoạch, quản lý cụm công nghiệp được quan tâm, trong đó có 17 dự án được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 548,5 tỷ đồng; các doanh nghiệp đã đầu tư trên 241,2 tỷ đồng. Trên địa bàn Thành phố hiện có 193 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho gần 27 nghìn lao động.

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Trong cơ cấu nội bộ ngành

nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao, phát triển nhanh về quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả sử dụng đất của các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2019 (Trang 36)