Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả sử dụng đất của các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2019 (Trang 44 - 47)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tăng trưởng kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 15,1%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2019 đạt 65 triệu đồng/người/năm. - Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đến năm 2019 ước đạt 12.130 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đến năm 2019 ước đạt 4.500 tỷ đồng, vượt 5% (200 tỷ đồng) .

- Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt bình quân đạt 93,12 triệu đồng/năm. Giá trị sản phẩm trên 1 ha chè và cây ăn quả bình quân đạt 112,8 triệu đồng/năm.

- Thu ngân sách nhà nước bình quân hằng năm tăng 15,51%, trong đó tỷ lệ thu thuế, phí và thu khác tăng bình quân 15,37%/năm.

- Giải quyết việc làm mới bình quân hằng năm cho 6.674 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4,53% năm 2010 xuống còn 1,5% năm 2019.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch giảm cơ cấu ngành nông lâm ngư nghiệp, tăng cơ cấu ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh tế đến năm 2018 như sau:

- Dịch vụ, thương mại chiếm 49,27%; - Công nghiệp, xây dựng chiếm 47,53%; - Nông lâm nghiệp chiếm 3,2%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Hiện tại, thành phố đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn. Các loại hình dịch vụ ngày càng được mở rộng, đa dạng phong phú, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng cao, góp phần đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo, vận tải, viễn thông… được quan tâm tạo điều kiện phát triển. Thành phố đã hình thành hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Khu vực kinh tế công nghiệp

Thành phố đã đẩy mạnh cải cách hành chính, chỉ đạo quyết liệt trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh triển khai thực hiện chương trình cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, từ đó đã góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao. Công tác quy hoạch, quản lý cụm công nghiệp được quan tâm, trong đó có 17 dự án được cấp chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 548,5 tỷ đồng; các doanh nghiệp đã đầu tư trên 241,2 tỷ đồng. Trên địa bàn Thành phố hiện có 193 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tạo việc làm ổn định cho gần 27 nghìn lao động.

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Trong cơ cấu nội bộ ngành

nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng cao, phát triển nhanh về quy mô và giá trị sản xuất, tỷ trọng tăng từ 40% năm 2014 lên 45% năm 2019. Giá trị trồng trọt năm 2014 chiếm 51,3%, đến năm 2019 còn 43%. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến nay, trên địa bàn Thành phố có 83 trang trại, sản lượng thịt hơi các loại hàng năm đạt trung bình 11.000 tấn. Đến 2019, Thành phố có 27 làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và quảng bá sản phẩm truyền thống của địa phương.

Thương mại – dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ ổn định, bình quân giai đoạn 2014 - 2019 tăng 17%. Hoạt động thương mại, dịch vụ vận tải, du lịch, bưu chính viễn thông, ngân hàng phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng bình quân 15,5%/năm.

Thành phố đã có nhiều giải pháp huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đa dạng hóa việc huy động các nguồn vốn, các hình thức đầu tư. Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội (UBND tỉnh Thái Nguyên).

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Trong giai đoạn 2014 – 2019 thành phố đã giải quyết việc làm cho 33.732 lao động; bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho 6.674 lao động. Việc chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề lao động nông thôn, giai đoạn 2014 - 2019 đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,2%.

- GDP bình quân đầu người đến năm 2019 đạt 60 triệu đồng/người/năm. Với kết quả trên thành phố Thái Nguyên là một trong những địa phương có bình quân thu nhập đầu người khá cao so với cả nước. Với đà phát triển đó, trong tương lai, thành phố sẽ có những tiến bộ vượt bậc về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội theo hướng ổn định và bền vững, xứng đáng là trung tâm của

vùng Việt Bắc. Đồng thời, thành phố giữ vai trò chủ đạo là trung tâm dịch vụ và liên kết phát triển với các vùng xung quanh.

Giáo dc - Đào to

Thành phố đã thực hiện có hiệu quả đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015 - 2020. Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục có những chuyển biến tiến bộ; cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các nhà trường từ mầm non đến THCS được quan tâm đầu tư; tạo điều kiện cho các trường dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục mầm non, nhóm trẻ gia đình phát triển, góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ. Thành phố luôn coi trọng công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Công tác phổ cập giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được chỉ đạo đạt kết quả thiết thực. Thành phố luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và THPT trên địa bàn phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả sử dụng đất của các doanh nghiệp được nhà nước cho thuê đất trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2014 2019 (Trang 44 - 47)