Tổ chức sản xuất nông nghiệp Nhật Bản
Ở Nhật Bản về sản xuất nông nghiệp được tổ chức một cách quy củ, chặt chẽ theo hướng tập trung, theo quy hoạch từng vùng riêng biệt. Các khu quy hoạch nông nghiệp của người Nhật Bản được quy định một cách cụ thể, mỗi một vùng chỉ trồng một loại cây riêng biệt.
Sản xuất rau ở các hộ nông dân hay các hợp tác xã, việc lập kế hoạch sản xuất dựa trên các đơn đặt hàng được làm rất cẩn trọng và chu đáo. Nông dân không sản xuất chạy theo phong trào, tất cả nhất định phải theo kế hoạch gắn với tiêu thụ ở trong vùng và liên vùng, được các cơ quan quản lý của ngành hướng dẫn và giám sát.
Hợp tác xã được tổ chức chặt chẽ và họ tham gia sản xuất kinh doanh đa ngành, kể cả tín dụng và du lịch. Sản xuất ở Nhật cũng chuyên môn hóa sâu, vì vậy nó tạo được thương hiệu sản phẩm cho từng vùng, ví dụ dưa hấu là vùng Hokkaido hay Chiba, hành lá ở Ibaraki… Sản phẩm khi thu hoạch đưa vào siêu thị phải đảm bảo độ đồng đều cao, với hệ thống chế biến phân loại hiện đại; ngay cả cải bắp khi thu hoạch, những cây bắp cải dù rất bắt mắt, sạch sẽ nhưng khối lượng, kích thước nhỏ hơn quy định đều bị bỏ lại ruộng cày vùi làm phân bón.
Để ổn định giá cả các loại nông sản nói chung và rau nói riêng ngoài thi trường, nhất là với rau, quỹ ổn định giá nông sản được chính phủ thành lập và giao cho một đơn vị điều hành có tên “Agricultural and Livestock corporation” viết tắt là “ALIC” thực hiện.
Quỹ này có trách nhiệm ổn định giá cả không chỉ với rau mà cả các sản phẩm chăn nuôi. Mục tiêu là ổn định sản xuất cho nông dân, quỹ này sẽ được bình ổn giá khi các sản phẩm nông sản sản xuất ra mà giá ngoài thị trường thấp hơn mức giá bình thường thì quỹ này sẽ được rót cho chính những người nông dân bị mất mùa này.
Nguồn gốc của quỹ này được quy định như sau: 60% quỹ được trung ương đầu tư; 20% do cấp tỉnh chịu trách nhiệm và 20% còn lại được đóng góp từ các doanh nghiệp sản xuất và nông dân. Sản xuất của các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tham gia tự nguyện vào quỹ này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ALIC.
Phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường
Việc bán và phân phối sản phẩm nông sản Nhật Bản khá đa dạng. Hệ thống chợ đầu mối và những phiên đấu giá mang tính hệ thống chuyên nghiệp, linh động và hiện đại. Chỉ riêng Tokyo đã có tới vài chục chợ đầu mối với quy mô từ 20 ha đến trên 50 ha và hệ thống kho lạnh kho mát hoàn hảo. Hệ thống phân phối khép kín với những quy định chặt chẽ từ sản xuất, thu mua và chế biến.
Đã có nhiều hợp tác xã tổ chức các cửa hàng bán sản phẩm nông sản cho xã viên, xã viên mang sản phẩm tới bày trên kệ hàng đã được hợp đồng, mỗi hộ có mã số, mã vạch riêng để truy nguyên nguồn gốc, và cửa hàng thu tiền, giúp nông dân, giá tùy thuộc chất lượng, mẫu mã để người tiêu dùng có thể chấp nhận, đây là hình thức bán hàng ủy thác hiện đang mở rộng.
Những năm gần đây xuất hiện một kiểu bán trực tiếp đó là một nhóm người tiêu dùng đặt hàng trực tiếp từ người nông dân hoặc trang trại để lấy nông sản hàng tuần cho nhóm mình sử dụng. Kiểu này được đánh giá là có độ tin cậy
cao vì điều là người quen biết và có địa chỉ rõ ràng, việc buôn bán nhanh, gọn mà không cần phải đóng gói nông sản.
Tình hình sản xuất rau cải thảo ở nhật bản
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất rau cải thảo ở Nhật Bản từ năm 2016 đến năm 2018
STT Mục tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Diện tích (ha) 34.600 34.800 35.145
2 Năng suất (tấn/ha) 41,79 41,03 39,25
3 Sản lượng (tấn) 1.446.000 1.428.000 1.379.545
(Nguồn: FAO năm 2018)
Qua bảng 2.4 ta thấy tình hình sản xuất rau cải thảo từ năm 2016 đến năm 2018 như sau:
- Diện tích trồng cải thảo qua các năm từ năm 2016 đến năm 2018 đều tăng nhẹ từ 34.600 ha năm 2016 tăng lên 35.145 ha năm 2018 tăng 545 ha.
- Còn về năng suất trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 có sự giảm nhẹ từ 41,79 tấn/ha năm 2016 xuống còn 39,25 tấn/ha năm 2018 giảm 2,54 tấn/ha.
- Về năng suất cải thảo ở Nhật Bản cũng giảm nhẹ từ 1.446.000 tấn trong năm 2016 giảm xuống còn 1.379.545 tấn trong năm 2018 giảm 66.455 tấn.