Vào tháng 4, Thời điểm có nhiều ngày nắng nhẹ thích hợp chuẩn bị cho vụ mùa mới. Là lúc người dân làng Kawakami bắt đầu chuẩn bị cây giống, sửa chữa lại nông cụ, thực hiện công tác kiểm tra ban đầu. Vào thời gian này việc thực tập sinh nước ngoài đến cùng hỗ trợ người dân thực hiện vụ mùa là hết sức cần thiết. Ban đầu đất trồng cần được xử lý. Đất sẽ được cày xới bằng các loại máy móc cỡ lớn, sau đó bón phân, tạo chất dinh dưỡng cho đất sau một mùa đông khắc nghiệt và sẵn sàng cho một vụ mùa bội thu sắp tới.
* Làm đất, cày xới
Đất được cày xới bằng những chiếc máy móc cỡ lớn. Chúng có thể cày sâu tới cả mét, tới cả những tầng đất cứng thậm chí là đá.
Đá trên các ruộng cũng được nhặt và đem bỏ đi 1 nơi khác, nếu như ruộng quá nhiều đá thì chỉ phải nhặt những viên to. Không chỉ nhặt đá mà những mảnh nilong còn sót lại từ mùa vụ trước, những chiếc túi bóng hay những cành cây khô cũng được nhặt và đem bỏ đi 1 nơi khác.
Tuy chỉ là những hành động nhỏ nhưng tôi đã cảm nhận được cái sự tỉ mỉ từng chút từng chút một của người dân nơi đây.
* Phân tích đất
Để giảm giá thành sản xuất cũng như cung cấp những sản phẩm rau ngon, sạch, an toàn, phải tiến hành phân tích đất từ đó cân bằng lượng dinh dưỡng cần thiết tối thiểu cho đất trồng trọt.
Phân tích đất được tiến hành trên 2 chiếc máy. Một chiếc máy là phân tích độ pH có giá trị 300 man (600 triệu đồng ), chiếc còn lại là phân tích thành phần dinh dưỡng trong đất có giá 700 man (1tỉ 400 triệu đồng ).
Hình 4.2. Máy phân tích thành phần dinh dưỡng trong đất
Dựa vào kết quả phân tích tính toán sự thừa thiếu của các thành phần trong đất từ đó đưa ra các phương pháp xử lý để tạo sự cân bằng các thành phần phù hợp cho sự phát triển cây trồng.
Đây là những bước đầu tiên, nó thực sự quan trọng cho sau này. Nó sẽ quyết định đến thành phần dinh dưỡng để bón cho đồng ruộng. Nhờ có bước này nên người nông dân có thể hiểu được trên cánh đồng đó phù hợp với loại cây nào để từ đó có những phương án gieo trồng cũng như ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là bón phân phù hợp nhất.
* Phương án cải tạo và bón phân cho đất
Kết quả phân tích đất giúp người nông dân rất nhiều trong sản xuất, đặc biệt là xác định xác định chính xác thành phần dinh dưỡng trong đất, những loại dinh dưỡng còn thiếu để tính toán chế độ bón phân phù hợp với từng loại cây trồng. Ngoài ra kết quả phân tích đất cũng giúp người dân xác định biện pháp kỹ thuật để loại bỏ những chất tồn dư độc hại cho cây trồng.
Việc đặt mua phân bón được tiến hành rất khoa học. Các trang trại chỉ cần thông báo kết quả phân tích đất, số lượng các loại phân còn dư từ vụ trước, loại
cây định trồng cho nhà máy sản xuất phân bón. Nhà máy sản xuất phân bón sẽ có nhiệm vụ tính toán thành phần và sản xuất phân bón phù hợp nhất với từng hộ nông dân. Mỗi hộ nông dân sẽ có từng loại phân và phương pháp bón khác nhau trên những đồng ruộng khác nhau.
Như vậy cây trồng ở Nhật Bản luôn được bón phân theo đúng nhu cầu dinh dưỡng của cây và khả năng cung cấp của đất.
Sau khi xác định được liều lượng và loại phân bón. Phân sẽ được bón bằng những chiếc máy chuyên dụng rất to. Phân được bón ngay sau khi đất được cày lên khoảng 1 tuần, sau khi bón xong đất sẽ được cày và xới đều bằng những chiếc máy với năng suất cao làm cho đất tơi và và rất xốp, rất rễ ràng cho việc trồng sau này.
Hình 4.3. Cày xới, cải tạo đất 4.2.2. Tạo luống đất và phủ bạt nilong
Việc lên luống và phủ bạt nilon được tiến hành bằng máy Maruchi. Nhờ công nghệ hiện đại, máy Maruchi vừa lên luống đất rất phẳng, vừa phủ bạt nilong. Đây là một bước khá quan trọng, người dân yêu cầu làm rất tỉ mỉ, luống được phủ bạt cần phải thẳng nhất có thể. Nếu có những chỗ bị lún xuống do có đá thì họ yêu cầu phải dùng tay để lấp đất cho bạt tiếp xúc với đất, không để khoảng trống. Các bước tiến hành phủ bạt nilong như sau:
* Chuẩn bị bạt nilong
Tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà sử dụng các tấm nilong với màu đen, bạc, trắng kẻ sọc tương ứng. Phương pháp sử dụng các tấm bạt nilong này sẽ giúp cho việc giữ nhiệt, ngăn cỏ dại, giảm nhẹ bệnh, tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, do hiện tượng trái đất ấm lên mà các tấm bạt màu trắng thường được sử dụng nhiều hơn, chúng giúp nhiệt độ đất không tăng quá nhiều, cũng như giúp phản xạ ánh sáng tốt hơn.
Ban lãnh đạo làng Kawakami đã hướng dẫn người dân sử dụng bạt phủ cho đất, nên việc phủ bạt có thể tiến hành đồng loạt bằng máy Maruchi. Mỗi luống có chiều rộng 45cm, chiều cao chuẩn 20cm, bạt nilong được phủ lên trên luống đất với chiều rộng khoảng từ 130 cm đến 135 cm.
* Tiến hành phủ bạt
Chiếc máy phủ bạt chạy từ đầu này sang đầu kia, máy tiến hành lên luống và phủ bạt. Mỗi ruộng cần có 2 người điều hành. Nhiệm vụ của người đầu bên này là tạo rãnh, lên luống ban đầu để tạo điểm cho những chiếc rãnh của máy cày sâu xuống. Người bên kia có nhiệm vụ cắt bạt sau khi máy đi hết 1 luống. Mỗi lần chạy như vậy máy sẽ tạo được 2 luống, kích thước giống nhau và rất thẳng.
4.2.3. Uơm cây con
* Chuẩn bị hạt giống
Các hạt cây cải thảo được trung tâm nghiên cứu giống tỉnh Nagano cung cấp cho người nông dân tại làng Kawakami. Tùy vào năng suất lao động, số lượng xuất hàng dự tính trong một ngày của từng hộ nông dân mà số lượng khay gieo và khoảng cách gieo hạt được điều chỉnh.
Hạt giống đượcc tuyển chọn kỹ càng, có thể là nhập từ mỹ và hoặc sản xuất trong nước. Giá mỗi lọ hạt giống cải thảo từ 1-2 man (2-4 triệu đồng ).
Hình 4.5. Hạt giống cây cải thảo
* Chuẩn bị giá thể cho vào khay gieo hạt
Giá thể là loại chuyên dụng được sản xuất sẵn phù hợp để làm giá thể gieo hạt rau cải thảo. Hạt giống sẽ được gieo trên khay, mỗi khay có 250 lỗ để gieo hạt, các khay đều được cho giá thể chuyên dụng vào trước.
Sử dụng thiết bị gieo hạt chuyên dụng pottoru với khay ở đáy có những lỗ nhỏ để cho hạt giống vào. Sau khi cho hạt vào ta tiến hành phủ một lớp mùn trấu ở phía trên tạo lớp che phủ và giữ ẩm cho hạt. Sau đó ta tiến hành cho khay
hạt giống vào ngâm trong dung dung dịch nước cho pha với phân để tạo độ ẩm và kích thích độ nảy mầm của hạt giống và đem khay đã gieo hạt để vào một chiếc máy giữ nhiệt. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho cây cải thảo nảy mầm là từ 18 – 22°C.
Sau khi nảy mầm, các cây con được xếp cẩn thận thành từng hàng trong nhà kính có trang bị hệ thống tưới nước cùng với hệ thống thông gió. Các cây con khi mang đi trồng phải đặt các tiêu chuẩn sau:
Bảng 4.4. Tiêu chuẩn cây con khi trồng Giống Độ tuổi
(ngày)
Chiều cao cây (cm)
Số lá thật
(lá) Tình trạng cây
Cải thảo 10-15 4-5 2-3 Cây khỏe, cân đối không có biểu hiện bị bệnh
Hình 4.6. Cây con đủ tiêu chuẩn đem ra vườn trồng
Cải thảo được trồng với khoảng cách 45 ×50 cm, tại các vị trí trên bạt (Maruchi) đã được đục sẵn các lỗ nhỏ và đem cây con trồng trên đó. Tại mỗi thửa ruộng (1 ha) có thể trồng được 4.400 cây Cải thảo.
Hình 4.7. Khoảng cách trồng cải thảo 4.2.5. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại
* Chăm sóc
Quá trình phát triển của cây rau trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau do vậy sự yêu cầu về dinh dưỡng cho cây ở từng thời kỳ là cũng khác nhau, vì vậy cần phải luôn theo dõi và nắm vững tình hình để điều chỉnh sao cho lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây đạt hiệu quả cao nhất để cây cho năng suất cao nhất.
Trong thời gian hanh khô, lượng mưa ít, cần chú ý công tác tưới tiêu. Lúc này là thời điểm tưới nước cần đặc biệt chú ý. Để đảm bảo cung cấp nước tưới đầy đủ cho rau trên tất cả các cánh đồng ruộng thì việc thiết kế xây dựng hệ thống ống dẫn nước cho từng ruộng được thực hiện ngay sau khi trồng, lúc cây còn nhỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến cây trồng. Quá trình lắp đặt hệ thống vòi
phun nước được tính toán lắp đặt phải đảm bảo tiêu chí phun đều nước trên toàn bộ diện tích bề mặt đất trồng rau.
Cần chú ý diệt cỏ bên trong cũng như xung quanh các luống rau. * Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh hại phải được xác định một cách tỉ mỉ bệnh gì thì thuốc đấy, thuốc phải sử dụng theo liều lượng đã quy định và có thời gian cách ly theo đúng quy định để hạn chế sự kháng thuốc của sâu bệnh
Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do sâu, bệnh cần thường xuyên quan sát tình trạng rau trồng, khi có biểu hiện của bệnh chú ý lựa chọn sử dụng các loại thuốc thích hợp. Sâu dịch bệnh thường dễ phát triển vào những ngày mưa kéo dài hoặc khô hạn.
Các loại thuốc trừ sâu cần được kiểm soát một cách chặt chẽ. Tuân thủ các quy định về cách sử dụng, số lượng sử dụng, ngày phun thuốc và phải ghi chép lại lịch phun cụ thể. Nghiêm cấm việc phun thuốc trừ sâu gần ngày thu hoạch.
Trước khi thu hoạch 3 ngày, phải nộp lại bảng ghi chú thời gian phun thuốc trừ sâu cho hợp tác xã nông nghiệp ở làng.
Để đảm bảo tính an toàn của thực phẩm, luật an toàn thực phẩm đã được ra đời. Việc kiểm tra lượng tồn dư của các loại thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản đã được tích cực thực hiện định kỳ thông qua các cơ quan kiểm tra bên ngoài.
4.2.6. Thu hoạch
Thu hoạch Cải thảo khi cây đạt trọng lượng 3-3,3kg /1 cây sau khi loại bỏ hết lá già. Những cây bị bệnh hoặc không đặt tiêu chuẩn đều bị loại bỏ. Mỗi cây Cải thảo sẽ được phân loại theo cân nặng khi xếp vào hộp cát-tông có in sẵn Mã số và tên hộ nông dân trên vỏ thùng. Cải thảo được phân loại như sau: Loại 2L: 4 Cây/thùng, Loại L: 6 cây/thùng, loại M: 8 cây/thùng.
Để có thể thu hoạch đúng thời điểm thích hợp thì công tác giám sát tình trạng cây rau luôn được theo dõi ghi chép đầy đủ. Nếu như còn trồng vụ tiếp theo thì lúc thu hoạch cần chú ý cẩn thận không dẫm lên bạt nilông vì sẽ làm cho đất bị cứng lại hoặc rách gây ảnh hưởng đến lần canh tác thứ hai.
4.2.7. Bảo quản sau thu hoạch
Rau khi thu hoạch, đóng hộp xong được vận chuyển bằng xe tải, xe kéo đến kho tập kết. Tại kho tập kết các thùng rau được xếp vào khay, mỗi khay xếp 40 thùng. Khi xếp song các khay rau được chuyển vào kho lạnh để giữ độ tươi của rau. Sau đó các loại rau sẽ được xe tải chuyên dụng vận chuyển đến nơi tiêu thụ, trên mối chiếc xe tải đều có hệ thống làm lạnh, điều hòa nhiệt độ thích hợp cho các thùng rau trong xuất quá trình vận chuyển.
4.2.8. Dọn dẹp ruộng sau khi thu hoạch
Nếu làm vụ thứ 2 thì dọn dẹp lá trên luống để tiến hành trồng vụ tiếp theo ngay sau khi thu hoạch xong.
Khi thu hoạch xong vụ thứ 2 thì tiến hành tháo gỡ hết bạt phủ maruchi ra, phơi khô rồi thu gọn lại và đưa về kho tập kết. Maruchi thu về kho được đem đi tái chế lại và sử dụng cho mùa vụ năm sau. Người nông dân phải trả tiền cho quá trình đem maruchi đi xử lí tái chế.
Sau khi các loại bạt phủ được gỡ ra hết, công việc tiếp theo là tiến hành cày xới đất lại và bổ sung thêm phân hữu cơ cho đất. Để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo, máy kéo sẽ được sử dụng để bón phân hữu cơ cho đất. Cứ 10 hecta thì bón 2 tấn phân hữu cơ.
Để tránh đất bị bạc màu, các loại phân hữu cơ từ nguồn gốc từ lúa mạch, cây bột mì sẽ được sử dụng để bón cho đất. Tùy vào tình trạng của đất canh tác mà các loại máy cày máy ủi được sử dụng để làm đất. Trước khi mùa đông tới, mọi công việc dọn dẹp, phục hồi đất sẽ được hoàn tất.
Hình 4.8. Thu bạt phủ khi kết thúc mùa vụ
4.3. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cải thảo và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực tập tại trang trại
4.3.1. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cải thảo tại trang trại
* Thuận lợi
Điều kiện thời tiết ở làng Kawakami từ tháng 4 đến tháng 11 rất thuận lợi cho việc phát triển của cây Cải thảo.
Sản xuất nông nghiệp ở làng Kawakami luôn được nhận sự hỗ trợ về kỹ thuật từ công ty nông nghiệp Nhật Bản JA. Từ công tác phân tích đất, lựa chọn cây trồng phù hợp, bón phân phù hợp với từng loại cây.
Việc sản xuất nông nghiệp ở đây điều được áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Những nghiên cứu về nông nghiệp điều được thực hiện ngay tại làng, từ việc lai tạo, trồng thực nghiệm các loại giống mới.
Trang trại nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, thủy lợi
Có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp với người nông dân được. Các trung tâm chuyên nghiên cứu, không ngừng lai taọ và đưa ra các giống cây mới phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương để không ngừng tăng năng suất cho những người nông dân. Các giống mới đều
được đưa đến trồng thử trước tại các đồng ruộng của người nông dân, nếu thực sự phù hợp thì năm sau người nông dân mới lựa chọn trồng loại giống mới này. Khâu phân phối sản phẩm của người nông dân điều được kiểm soát, kiểm định chất lượng trước khi bán ra thị trường. Hiệp hội nông nghiệp sẽ có trách nhiệm phân phối, điều chỉnh số lượng, thống nhất giá cả các sản phẩm của người dân khi bán ra thị trường. Hiệp hội cũng có trách nhiệm lập kế hoạch, lên phương án sản xuất cho năm tiếp theo và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai cho người nông dân.
* Khó khăn
Đất sản xuất nông nghiệp tại trang trại vẫn còn nhiều đá với kích thước lớn. Các thửa ruộng không tập trung khó khăn trong chăm sóc và thu hoạch. Người lao động sản xuất trong nông nghiệp với hơn 60% là những người từ độ tuổi 63 trở lên tham gia sản xuất nông nghiệp.
Do thời tiết rất lạnh về mùa đông, thời gian đóng băng kéo dài tận từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau do vậy mà một năm người dân làng chỉ sản sản xuất nông nghiệp từ giữa tháng 4 đến tháng 11 sau khi có tuyết xuống là mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ bị dừng lại.
Mùa hè ngắn nhưng mưa nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau gây thối rau, ngập úng làm rau còi cọc chậm phát triển, sâu bệnh nhiều rửa trôi đất dữ bạt, xói mòn hệ thống giao thông trên ruộng gây trở ngại cho việc đi lại.
4.3.2. Bài học kinh nghiệm
Trong suốt 5 tháng thực tập, học hỏi và cũng trực tiếp tham gia thực hiện quy trình theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Cải thảo tại trang trại Toyohoro Endo làng Kawakami – Nagano – Nhật Bản. Tôi rút ra được