Nguồn sử dụng và quản lý quỹ cứu trợ xã hội thường xuyên của tỉnh Hà Tây.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học thực trạng đời sống người có công (Trang 56 - 58)

thường xuyên của tỉnh Hà Tây.

Hà Tây là một tỉnh có số lượng đối tượng cần cứu trợ thường xã hội thường xuyên đông. Vì vậy, việc huy động, sử dụng và quản lý quỹ cứu trợ xã hội thường xuyên là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Việc tạo nguồn quỹ được triển khai ở 3 cấp: cấp xã( phường ,thị trấn), cấp huyện (thị xã) và cấp tỉnh. Cấp xã là quan trọng nhất bởi đó là nơi gắn bó sinh sồng lâu dài của đối tượng, nắm được nhu cầu của đối tưọng. Cấp tỉnh, huyện thực hiện việc điều hoà, là nguồn hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Đồng thời, cũng cần phải huy động, vận động sự đóng góp của cá nhân, các tổ chức trong nước cũng như các tổ chức quốc tế( như các tổ chức phi chính phủ).

Trong thực tế cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi mà con người có thể gặp rủi ro như không may bị thiên tai, mất mùa hoặc những biến cố khác mà đời sống của họ bị đe doạ về lương thực, nhà ở, chữa bệnh, chôn cất… nếu không có sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng.

Đối tượng được giải quyết cứu trợ xã hội đột xuất của tỉnh Hà Tây.

Đối tượng được giải quyết cứu trợ xã hội đột xuất của tỉnh Hà Tây đựơc quy định tại điều 14 Nghị định 07/2000/NĐ- CP, ngày 09/03/2000 của chính phủ, Thông tư 18/2000/TT- BLĐTBXH bao gồm:

Về hộ gia đình: Có người chết do thiên tai, nhà bị đổ, xập, cháy, hỏng nặng, mất phương tiện sản xuất lâm vào cảnh thiếu đói, đựoc hỗ trợ ít nhất là 5.000 đồng và nhiều nhất là 2.000.000 đồng.

Về người: Người bị thương nặng do thiên tai, tham gia cứu tài sản, đựơc trợ cấp từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Đối với hộ gia đình, nhà bị xập đổ, trôi hỗ trợ 1triệu đồng/hộ.

Ngừơi lang thang đựơc tập trung chờ phân loaị về địa phương hoặc đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội được hưỏng trợ cấp hàng ngày mức 5.000 đồng/ ngưòi/ ngày trong thời gian khỏang 15 ngày.

3.3 Công tác xoá đói giảm nghèo trên dịa bàn tỉnh Hà

Tây.

Hiện nay, đời sống của đại bộ phận nhân dân đã đựơc nâng cao, nhờ họ có vốn, kiến thức, có đầu óc năng động, sáng tạo, tiếp thu được khoa học kĩ thuật tiên tiến trong nền kinh tế thị trường theo định hưóng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Song bên cạnh đó còn một số bộ phận dân cư khác do không thích ứng ứng đựoc hoặc do nhiều nguyên nhân khác như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, ốm đau….đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống dẫn đến đói kém, nghèo nàn.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học thực trạng đời sống người có công (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w