Những vướng mắc tồn đọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách, cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học thực trạng đời sống người có công (Trang 81 - 87)

b. Các hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây và kết quả đạt

3.8. Những vướng mắc tồn đọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách, cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây.

thực hiện chính sách, cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây.

* Nhận xét công tác chỉ đạo cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây.

Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, UBND, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã có sự phối hợp các cấp, các ngành, các đoàn thể, nhân dân trong công tác cứu trợ xã hội. Vì vậy, trong những năm qua hoạt động công tác cứu trợ xã hội dã mang lại những kết quả đáng kể.

* Những vướng măc tồn tại.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công tác cứu trợ xã hội ở Hà Tây còn một số mặt tồn tại sau:

- Công tác xét duyệt hỗ trợ còn xảy ra những tiêu cực… - Trong quá trình hoạt động cứu trợ xã hội còn thiếu sự liên kết chặt chẽ, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Vì vậy hoạt động cứu trợ xã hội chưa cao.

- Trong công tác xoá đói giảm nghèo mới chỉ thực hiện việc hỗ trợ là chính nên kết quả công tác xoá đói giảm nghèo thiếu tính bền vững, chưa đưa ra biện pháp hữu hiệu để đối tượng tự vươn lên khẳng định mình thoát khỏi cảnh đói kém, nghèo nàn.

-Nguồn ngân sách để cấp cho các đối tượng cần cứu trợ xã hội còn rất hạn hẹp.

-Đội ngũ cán bộ làm công tác cứu trợ xã hội còn non yếu về chuyên môn nghiệp vụ.

* Phương hướng và một số biện pháp giải quyết. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của bộ Lao động Thương binh và Xã hội ,…các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân tỉnh Hà Tâytiếp tục thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, phấn đấu vượt chỉ tiêu trong cứu trợ xã hội bằng cách:

Xét duyệt thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội.

Thực hiện chi trả trợ cấp đúng thời gian, đối tượng, đủ số lượng.

Thực hiện tốt nghị quyết số 10 ngày 13/4/2004 của tỉnh uỷ về việc tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu xoá đòi

giảm nghèo và thực hiện chính sách xã hội đến năm 2005 và những năm tiếp theo.

Để góp phần thực hiện vượt các chỉ tiêu đề ra, cá nhân em xin đưa ra một số giải pháp sau:

Việc xét duyệt đối tượng hưởng trợ cấp xã hội phải đúng đối tượng từ cấp cơ sở.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong xã hội và gia đình về chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi người dân, tạo thành phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ người nghèo, khuyến khích người nghèo quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

Xây dựng quỹ xoá đói giảm nghèo ở các cấp để có thể hỗ trợ người nghèo vay vốn để sản xuất.

Cấp xã, phường có vị trí, vai trò quan trọng, cần tích cực tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm.

Huy động tổng hợp các nguồn lực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo vượt mục tiêu đề ra.

Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác cứu trợ xã hội.

Phần II

thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao đời sống người có công ở tỉnh hà tây

Hà Tây là một mảnh đất có truyền thống anh hùng cách mạng, kế thừa truyền thống đó lớp lớp thanh niên Hà Tây đã đi theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại ra đi chiến đấu với lý tưởng cao đẹp “ Không có gì quí hơn độc lập tự do”, “ Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chụi làm nô lệ”, với tinh thần “ Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Con người Hà Tây là thế, khi đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi thanh xuân, hạnh phúc của riêng mình để bảo vệ nền độc lập tự do cho tổ quốc. Ngày nay, chúng ta đang được sông trong nền hoà binh, được hưởng trọn vẹn nền độc lập tự do hạnh phúc thì chúng ta không thể quên rằng để có được nền độc lập tự do ấy dã phải trả xương máu, bằng sự hy sinh quên mình của hàng triệu người con ưu tú đất Việt anh hùng.

Chiến tranh đã qua, có biết bao anh hùng đã anh dũng hy sinh và cũng có biết bao người đã để lại một phần thân thể của mình, còn rất nhiều rất nhiều người nữa đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc để cho chúng ta có ngày hôm nay. Giờ đây các

cô, các chú lại tiếp tục tham gia sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng là một nhiệm vụ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà nước ta đã có một hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng và hệ thống chính sách đó luôn được sửa đổi bổ sung nhằm từng bước cải thiện đời sống của người có công với cách mạng cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Đời sống hàng ngày hiện nay của thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng trên dịa bàn tỉnh Hà Tây còn đang gặp rất nhiều khó khăn bởi đa số họ tuổi đã cao, sức đã yếu hoặc bị thương không có khả năng lao động. Trong khi đó khoản trợ cấp của Nhà nước còn khiêm tốn.

Xuất phát từ thực trạng đời sống người có công hiện nay mà em đã chọn chuyên đề “Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nâng cao đời sống người có công ở tỉnh Hà Tây” với mong muốn phản ánh thực trạng đời

sống người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây và nêu ra một số biện pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công.

Do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề này của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được ý kiến của thầy, cô giáo,của mọi người. Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh, các chị trong phòng Chính sách thương binh liệt sỹ và người có công thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội . Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo- giảng viên Bùi Thị Chớm.

Em xin chân thành cảm ơn !

I.Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 1. Cơ sở lý luận.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học thực trạng đời sống người có công (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w