Công tác triển khai thực hiện phong trào thi đua “xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh,

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học thực trạng đời sống người có công (Trang 136 - 143)

2. Các hoạt động chăm sóc người có công ở tỉnh Hà Tây và các kết quả đạt được.

2.3 Công tác triển khai thực hiện phong trào thi đua “xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh,

“xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công”.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã tham mưu với UBND tỉnh xây dựng tiêu chuẩn xã, phường làm tốt công tác thương binh- liệt sỹ và người có công (thực hiện theo công văn số 525/TBLS-NCC ngày 25/2/1998 của Cục chính sách thương binh-liệt sỹ và người có công về việc công nhận xã, phường làm tốt công tác thương binh- liệt sỹ và người có công).

Hiện nay, toàn tỉnh Hà Tây đã có 256/260 xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công (chiếm 98,46% tổng số xã, phường trong toàn tỉnh). Tiêu biểu là huyện ứng Hoà, Mỹ Đức là có 100% xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận là đơn vị làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.

Phong trào thi đau xây dựng xã, phường giỏi về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã đạt

được nhiều kết quả to lớn: Về cơ bản các xã, phường làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công không còn hộ chính sách đói , tỷ lệ hộ giàu có thu nhập bình quân đầu người từ 400.000đ trở lên đạt 9,8%, số hộ trung bình khá có thu nhập bình quân 200.000- 300.000đ/ tháng chiếm 4,1%. Những xã, phường được UBND tỉnh công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công là những đơn vị và gia đình chính sách có mức sống cao hơn mức sống trung bình của người dân địa phương.

Trong những năm qua, toàn tỉnh đã phát động nhiều phong trào trong nhân dân như phong trào xây dựng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào phụng dưỡng bà mẹ Việt nam anh hùng, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa… Đây chính là cơ sở vững chắc để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các đối tượng chính sách. Như vậy, phong trào xây dựng xã, phường làm tôt về công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công đã đạt được nhiều hiệu quả. Nó làm tăng khối đại đoàn kết dân tộc và làm giảm bớt nỗi đau của gia đình có người hy sinh và bản thân người có công có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

* Một số kết quả đạt được từ phong trào thi đua xây dựng xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công.

Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng đã trở thành phong trào rộng lớn. Cho đến nay thì 142/142 mẹ đều có nhà ở khang trang, sạch đẹp.

Phong trào đón thương binh, bệnh binh nặng về gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng ngày càng được thực hiện tốt hơn. Hầu hết các thương bệnh binh nặng đều được bố trí làm việc phù hợp và đã nâng cao được đời sống. Được sự giúp đỡ của Nhà nước và nhân dân các đồng chí thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ đã tự lực, tự cường khẳng định mình trong cuộc sống, luôn giữ vững tinh thần cách mạng, gương mẫu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất. Có nhiều tấm gương điển hình về thương bệnh binh làm kinh tế giỏi đã được tuyên dương như:

Bác Đỗ Xuân Ưng ở xã Lại Yên- Hoài Đức, là thương binh hạng 2/3 với tỷ lệ mất sức lao động 75%, kinh tế gia đình rất nghèo nàn, nhưng bác dã mạnh dạn vay vốn và nuôi

ong quy mô lớn lấy mật cho thu nhập rất cao. Vì vậy kinh tế gia đình bác đã được nâng cao và trở thành hộ gia đình giàu có trong xã.

Bác Nguyễn Đình Thư ở xã Yên Sở- Hoài Đức, là thương binh hạng1/4 kinh tế gia đình nghèo, bác dã vay vốn và học hỏi hinh nghiệm sản xuất mạnh dạn thực hiện phát triển kinh tế theo quy mô VAC. Bác đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động và đã trở thành hộ giàu có trong xã.

Phonh trào các cháu thiếu niên, nhi đồng thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương bệnh binh nặng, động viên, giúp đỡ con thương binh, bệnh binh vươn lên vượt khó trong học tập. Năm 2003-2004, không có trường hợp nào bỏ học là con thương binh, bệnh binh, con liệt sỹ; 100% con thưong bệnh binh đều được lên lớp và tốt nghiệp. Đây chính là động lực phấn đấu của các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ.

2.4 Công tác đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Hà Tây.

Được sự quan tâm của cấp Uỷ, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đối với công tác đền ơn dáp nghĩa, ngành Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây

triển khai và thực hiện toàn diện công tác này một cách có hiệu quả theo pháp lệnh ưu đãi người có công và Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ. Công tác đền ơn đáp nghĩa thực hiện tốt thể hiện tình cảm, trách nhiệm của toàn dân . Đồng thời, giáo dục thế hệ trẻ thấm nhuần và tiếp thu những giá trị văn hoá truyền thống văn hoá của dân tộc. Công tác đền ơn đáp nghĩa không chỉ thể hiện ở việc thực hiện chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước mà còn thể hiện ở những việc làm cụ thể trong từng địa bàn, thôn xóm…với nhiều hình thứcphonh phú như:

Phong trào phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng cũng được đông đảo các dơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia. Hà Tây hiện nay có 142 bà mẹ việt Nam anh hùng còn sống thì 100% các mẹ đều được cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời, với mức 150.000-250.000đ/tháng. Cấp uỷ,chính quyền cũnh thường xuyên thăm hỏi, động viên các mẹ giúp các mẹ vơi đi nỗi buồn.

Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng được tỉnh quan tâm. Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 501 nhà tình nghĩa, giá trị mỗi nhà là 20 triệu

đồng, tặng 1.532 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 229.850.000 đồng.

Phong trào xoá nhà tranh tre, nứa lá cho các hộ chính sách. Đến nay, Hà Tây đã ngói hoá cho 627 hộ chính sách. Nguồn kinh phí huy động chủ yếu là ở cộng đồng, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương và quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh.

Nghành đã tham mưu với cấp Uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở tổ chức đoàn đại diện lãnh đạo đi thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với tổng kinh phí hàng tỷ đồng.

Công tác mộ liệt sỹ luôn được ngành Lao động Thương binh và Xã hội quan tâm . Đến nay, toàn tỉnh đã đã đầu tư nâng cấp 92 nghĩa trang liệt sỹ với hơn 8.000 mộ liệt sỹ với tổng trị giá trên 5 tỷ đồng. Trong đó 1,8 tỷ đồng do nhân dân đóng góp và các nguồn quỹ khác. Hiện nay, Hà Tây vẫn đang tiếp tục thực hiện việc đi tìm mộ liệt sỹ và đưa hài cốt của họ về nơi họ đã ra đi chiến đấu. Nhân dân Hà Tây với đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” luôn luôn nhớ đến công lao to lớn của các anh hùnh liệt sỹ đã

hy sinh vì nền độc lập dân tộc của tổ quốc bằng các hoạt động như kỷ niệm ngày 27/7 và đã đóng góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để xây dựng và tu bổ mộ cũng như nghĩa trang liệt sỹ.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người có công cũng được tỉnh rất quan tâm.

Trong những năm qua, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tây đã phối hợp với sở y tế khám chữa bệnh định kỳ cho người có công, điều dưỡng cho hơn 4.000 lượt đối tượng là thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, mua thẻ bảo hiểm y tế cho 100% đối tượng là người có công, góp phần nâng cao sức khoẻ cho đối tượng chính sách.

Công tác “ Đền ơn đáp nghĩa” ở tỉnh Hà Tây còn được thể hiện ở nhiều hình thức phong phú như thực hiện 5 chương trình chăm sóc thương binh, liệt sỹ, người có công…

Từ trước tới nay, Hà Tây luôn quan tâm đến phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp Uỷ, chính quyền các cấp. Phong trào này thực sự trở thành hành động xã hội sâu sắc và đạt được những kết quả

hết sức quan trọng không chỉ bù đắp những cống hiến, hy sinh vì nền độc lập dân tộc của tổ quốc của các thế hệ con em Hà Tây, làm vơi đi nỗi đau thương mất mát, giải quyết bớt khó khăn cho các gia đình chính sách, mà còn mang ý nghĩa chính trị- xã hội sâu sắc, củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, kịp thời động viên các tầng lớp nhân dân, các gia đình chính sách, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang phấn khởi góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời thể hiện đạo lý tốt đẹp của con người Hà Tây- đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học thực trạng đời sống người có công (Trang 136 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w