Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội VIII, NxbCTQG, H, 1996, tr71.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị đi đôi với mở rộng từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 32)

xã hội nhân dân lao động mới được làm chủ mọi mặt đời sống xã hội. Do đó, nguyên tắc này vừa đảm bảo cho xây dựng hệ thống chính trị giữ được bản chất xã hội chủ nghĩa vừa đảm bảo cho nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên thực tế.

Nguyên tắc thứ hai: Đổi mới hệ thống chính trị phải bảo đảm cho chức năng, nhiệm vụ của nó được thực hiện một cách triệt để và ngày càng tốt hơn nhằm làm cho quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được mở rộng. Vì hai mặt dân chủ và chuyên chính luôn gắn kết với nhau trong bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ phải đi đôi với chuyên chính, dân chủ với đại đa số nhân dân lao động và chuyên chính với bọn phản động. Có như vậy, hệ thống chính trị mới phát huy được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và dân chủ mới được phát huy.

Nguyên tắc thứ ba: Đổi mới hệ thống chính trị phải giữ vững bản chất nhất nguyên của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đây là nguyên tắc bảo đảm tốt nhất cho sự ổn định đời sống chính trị-xã hội, tạo tiền đề cho xã hội phát triển; xã hội có

phát triển nhanh và bền vững, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa thì dân chủ xã hội chủ nghĩa mới được giữ vững và từng bước hoàn thiện. Bởi vì, chỉ có dưới sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản, hệ thống chính trị ở nước ta mới vững mạnh về chính trị, mới giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước. Đồng thời quyền làm chủ của nhân dân chỉ được thực hiện và phát huy cao độ, có hiệu quả tích cực khi có định hướng chính trị đúng đắn; mới khắc phục được những nhận thức và hành vi sai trái về dân chủ như: dân chủ tư sản, dân chủ cực đoan vô chính phủ, coi thường kỷ cương phép nước hoặc thờ ơ với chính trị…trong xã hội.

Đây là nguyên tắc cơ bản, chủ yếu, xuyên suốt trong quá trình đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, đồng thời là những nguyên tắc chỉ đạo cho quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

2.2 Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị gắn liền với quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, đổi mới kinh tế, trong những năm qua, việc đổi mới hệ thống chính trị đã đạt được những thành tựu quan trọng, tác động trực triếp đến việc phát huy dân chủ trong mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu thực hiện thắn lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện và phát huy dân chủ sẽ nêu cao được tính chủ động, sáng tạo, nhiệt tình cách mạng của quần chúng nhân dân, tập trung được quyền lực, ý trí, sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Do vậy, phải tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và từng thành tố trong đó nói riêng, nhằm “tiếp tục phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”11. Nhưng để phát huy dân chủ đúng hướng và đạt kết quả tốt thì trong quá trình đó phải được lãnh đạo tốt, có bước đi vững chắc phù hợp với tình hình chính trị-xã hội và từng bước phát triển của đất nước.

Sự phát triển của dân chủ bao giờ cũng chịu sự chi phối của phương thức sản xuất, chế độ xã hội, trạng thái kinh tế -xã

Một phần của tài liệu THU HOẠCH đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị đi đôi với mở rộng từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w