công hay không của công cuộc đổi mới phát huy, mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay tùy thuộc một phần cơ bản quan trọng vào việc đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng. Bởi lẽ, phương thức lãnh đạo là cách thức, biện pháp, bước đi để thực hiện nhiệm vụ, nội dung lãnh đạo, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho đường lối đi vào cuộc sống thông qua phong trào hành động cách mạng của đông đảo nhân dân lao động, dưới ngọn cờ của Đảng.
Tuy nhiên, cho đến nay việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng chưa tương sứng với yêu cầu đổi mới, mở rộng, phát huy dân chủ của nhân dân trên các phương diện như: Chưa đáp ứng được hiệu quả yêu cầu đổi mới trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và các đoàn thể. Trên một số lĩnh vực còn lúng túng cả về tổ chức và tổ chức hoạt động; có không ít vấn đề chưa cụ thể hóa, thể chế hóa được một số quan niệm, phương hướng chỉ đạo xây dựng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đề ra, vẫn còn tình trạng bao biện lẫn tình trạng buông lỏng, thậm trí còn lúng túng ở một số phương diện. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng
vẫn là một khâu yếu, chưa khắc phục kịp thời và có hiệu quả. Đảng nhấn mạnh: “Việc đổi mới phương thức lãnh đạo còn chậm và lúng túng. Chậm nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể về phơng thức Đảng lãnh đạo Nhà nước; chậm xây dựng các cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị” nhất là, “một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ chương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành…sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa tốt…tình trạng nói nhiều làm ít, làm không đến nơi đến chốn hoặc không làm còn diễn ra ở nhiều nơi…Công tác kiểm tra, thanh tra còn thiếu hiệu lực.”13
Trước đòi hỏi cấp bách của đất nước và thực trạng nền dân chủ hiện nay phải tranh thủ cơ hội vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn, Đảng ta phải tiếp tục đổi mới sâu sắc, hoàn thiện hơn nữa phương thức lãnh đạo trên cơ sở những quan điểm sau:
13 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng X, NxbCTQG, H, 2006, tr272-273, tr65-66. 66.
Một là, đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của
đảng phải xuất phát từ đường lối chính trị thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện. Hai là, đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và cơ chế vận hành của cả hệ thống chính trị. Đây là một nội dung, một bộ phận trọng yếu của công tác xây dựng Đảng; là sự biểu hiện và tập trung sinh động năng lực lãnh đạo chính trị, văn hóa chính trị của Đảng. Xác định đúng, phân tích rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức quần chúnh trong hệ thống chính trị, đặc biệt là đối với nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Ba là, đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng
phải phù hợp với trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trình độ dân chủ của Đảng, trình độ dân chủ của toàn xã hội và hệ thống tổ chức của Đảng, đặt vững trên nền tảng tập trung dân chủ. Đổi mới, đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, bí thư cấp ủy phải thật là người tiêu biểu về phẩm chất, về trí tuệ và phong cách công tác; đồng thời cụ thể hóa thể chế quan điểm, chủ trương đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng thành điều lệ, quy chế, quy trình công tác. Nâng cao trình độ mọi mặt, trước hết là trình độ chính trị và trình độ học vấn của cán bộ, đảng viên. phát huy dân chủ trong Đảng một cách mạnh mẽ làm tiền đề động lực phát huy dân chủ trong xã hội một cách đúng hướng, toàn diện nhằm góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách chủ động và có hiệu quả.
Bốn là, phải lấy hiệu quả của việc tổ chức thực hiện đường lối
chính trị, sự trưởng thành toàn diện của Đảng, hệ thống chính trị, trình độ phát triển của dân chủ xã hội, mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân làm thước đo quyết định sự thành công hay không của công cuộc đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng. Đây là sự kiểm chứng nghiêm khắc nhất vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Các cấp ủy, tổ chức Đảng từ trung ương tới chi bộ, mỗi đảng viên phải lấy đó làm tiêu trí soát xét mình, từ đó chủ đông kịp thời đều chỉnh phương pháp, hình thức công tác cho phù hợp trong việc thực hiện đường lối lãnh đạo chính trị.
Dân chủ bao giờ cũng gắn với chế độ nhà nước, Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng là ông cụ chủ yếu để thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân. Cho nên, muốn nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện thì tất yếu phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của nhà nước. Đảng ta khảng định: “phải tăng cường vai trong lãnh đạo và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảngđối với nhà nước. Kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng gắn liền với kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị-xã hội”14. Thực chất việc đổi mới kiện toàn tổ chức và hạt động của nhà nước ta hiện nay là quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Một trong những quan điểm cơ bản của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là quyền lực Nhà nước thống nhất trên cơ sở phân công và phối hợp trên việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, và tư pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hoạt động lập pháp hiện nay đang đứng trước những yêu cầu to lớn về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như yêu cầu mới mẻ và phức tạp của việc điều chỉnh pháp luật đáp ứng yêu
cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rông dân chủ trong điều kiện hội nhập, hợp tác quốc tế. Muốn vậy, cần phải tổ chức tốt hơn nữa quy trình lập pháp. Quy trình đó vừa phải đảm bảo phản ánh được sự phát triển sống động của đời sống xã hội trong các lĩnh vực, lại vừa đảm bảo tính khoa học, tính chuyên môn pháp lý của các quy định, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu làm luật với việc ban hành các văn bản dưới luật và tổ chức thực thi pháp luật.
Vấn đề cải cách hành chính, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực đổi mới và cải cách nhưng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước còn bộc lộ không ít nhược điểm, còn nhiều mặt chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Tổ chức hành pháp chưa thông suốt, còn nhiều hạn chế trong việc sử lý những mối liên kết dọc và ngang, thậm trí có hiện tượng cục bộ, bản vị. Chế độ phân cấp trách nhiệm còn thiếu dành mạch làm trầm trọng thêm tác phong làm việc quan liêu và dựa dẫm. Thẩm quyền trách nhiệm cá nhân chưa được quy định chặt chẽ. Phong cách làm việc và
trách nhiệm trước dân của đội ngũ công chức, viên chức còn là vấn đề bức xúc. Vì vây, Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và đặt thành nhiệm vụ chiến lược cần được xem xét trên cơ sở khoa hoạc và thực tiễn nhằm xây dựng cho được một nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hóa. Một trong nội dung cơ bản của nguyên tắc phân công và phối hợp quyền lực nhà nước và cải cách hành chính là sự phân công, phân cấp giữa trung ương và địa phương, sự phối hợp giữa chính quyền với các bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị. Sự phân công phân cấp ấy phải dựa trên cơ sở khuyến khích, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các bộ phận hợp thành và các cấp chính quyền, kết hợp chặt ché quản lý hành chính lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Về lĩnh vực hoạt động tư pháp, đề cao pháp luật tăng cường pháp chế phải đi liền với mối quan tâm làm sao để dưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tôn trọng pháp luật trong cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân. Vì vậy, xây dựng pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải thực
sự là hai mặt của một hiệm vụ. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật phải đi liền với việc khuyến kích, tạo điều kiện cho các các hoạt động của các tổ chức và công dân nhằm sử dụng đầy đủ quyền và thực hiện tốt nghĩa vụ của họ, khuyến khích tính tích cực pháo lý của họ phải đi liền với việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, cải cách hành chính và hệ thống tư pháp. Đồng thời, đề cao pháp luật, pháp chế còn đặt ra nhiệm vụ phải bằng mọi cách nâng cao hiểu biết pháp luật, tổ chức tốt công tác tư vấn pháp luật cho mọi tổ chức công dân, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm và tội pham, kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Thực thi quyền lực và thi hành pháp luật là những hoạt động luôn cần đến sự kiểm tra, giám sát đầy đủ và hữu hiệu. Trong một nhà nước pháp quyền các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải thực sự được coi trọng và hoàn thiện ở mức cao nhất , đảm bảo quyền lực nhà nước luôn nằm trong quỹ đạo thực thi tốt nhất quyền dân chủ của công dân, phục vụ lợi ích chung của xã hội, của đất nước, pháp luật luôn được tôn
trọng, pháp chế và kỷ cương được giữ vững. Đối với các cơ quan Nhà nước, kiểm tra, giám sát là cách tốt nhất để các cơ quan đó thực hiện đúng chức trách và thẩm quyền của mình, đồng thời là điều kiện để phối hợp các hoạt động một cách có hiệu quả. Đến lượt mình, các hoạt động, các hình thức và cơ chế kiểm tra, giám sát phải có sự phân công phối hợp đầy đủ và hoàn thiện hơn. Đặc biệt, cần nhấn mạnh quyền giám sát tối cao của Quốc hội và quyền giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Các quyền đó phải được chế tài thực quyền.
Đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Đại hội X, Đảng ta nhấn mạnh: “Thực hiện tốt luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam, quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và các hội quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức; làm tốt công tác dân
vận theo phong cách trọng dân, gần dân và có trchs nhiệm với dân.”15; nhằm “thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và nhà nước, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và cơ quan nhà nước”16. Mặt trận tổ quốc Việt nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý trí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Mặt trận có vai trò to lớn trong xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, thực hiện quyền chủ của nhân dân. khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận tổ quốc phải được củng cố phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, phát huy dân chủ, nâng 15 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội X, NxbCTQG, H, 2006, tr124