cao trách nhiệm của công dân của hội viên, đoàn viên, giữ vững kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ trực tiếp vừa thực hiện quyền dân chủ thông qua đại diện các cơ quan Nhà nước, các đại biểu nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Đảng và Nhà nước xây dựng và hoàn thiện quy chế để Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội.
Với tinh thần đó, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần phát huy đầy đủ vai trò đại diện của nhân dân trong tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân đối với việc thực thi trách nhiệm và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; cùng chăm lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân; giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; tham gia công tác hòa giải…Cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam theo hướng: khắc phục tình trạng hành chính hóa, hình thức, quan liêu, xa dân; thực hiện tốt luật Mặt trtận tổ quốc Việt Nam; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, gắn liền với các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, từng địa phương và địa bàn dân cư.
Như vậy, đổi mới nôi dung, phương thức hoạt động của các thành tố trông hệ thống chính trị chính là từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
2.3 Đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị- biểu hiện trực triếp của đổi mới cơ chế bảo đảm và thực thi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới hệ thống chính trị không chỉ dừng lại ở đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của từng thành tố mà còn đòi hỏi phải đổi mới trong việc giải quyết mối quan hệ qua lại giữa các thành tố đó. Thực chất là đổi mới hoàn thiện cơ chế hoạt đông của hệ thống chính trị, nhưng cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hoạt động thống nhất theo cơ chế: Đảng lãnh đạo; Nhà nước quản lý; Nhân dân lao động làm chủ. Do đó, đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị là biểu hiện trực tiếp của đổi mới cơ chế bảo đảm cho dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy hoàn thiện và mở rộng.
Trên cơ sở cơ chế vận hành chung đó, trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị cần làm rõ chức năng, nhiệm vụ của
từng bộ phận hoạt động trong cơ chế đó chống chồng chéo, lấn sân, làm thăy hoặc bỏ trống làm cho hệ thống chính trị cũng như nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hoạt động nhịp nhàng ăn khớp, hệ thống trong sạch vững mạnh, dân chủ ngày càng dược xây dựng hoàn thiện và mở rộng. Trong đó, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý là cơ bản nhất. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, nhưng là bộ phận lãnh đạo quy định bản chất của hệ thống chính trị và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng không bao biện, làm thay chức năng của nhà nước. Nhà nước là bộ phận thực hiện cụ thể hóa đừng lối của Đảng, nhưng không lấn sân lãnh đạo của Đảng. Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là mối quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng sự lãnh đạo, trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, các tổ chức chính trị- xã hội thực hiện chức năng tổ chức , tập hợp lực lượng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa mở rộng và phát huy dân chủ với lãnh đạo tập trung dân chủ có lãnh đạo, định
hướng, có cơ chế đảm bảo cho dân chủ được thực hiện trên thực tế.
Giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là mối quan hệ quản lý và chịu sự quản lý. Nhà nước quản lý các tổ chức chính trị xã hội bằng hệ thống Hiến pháp, Pháp luật, Pháp lệnh trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng. Các tổ chức chính trị xã hội hoạt động theo sự quản lý của nhà nước, theo hiến pháp, pháp luật, thực hiện chức năng là công cụ trực tiếp đảm bảo quyền dân chủ đại diện cho nhân dân; nhằm phát huy quyền làm chủ của các thành viên trong từng tổ chức tham gia hoạt đọng xã hội vì mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước. Thực chất đây là giải quyết mối quan hệ giữa dân chủ với kỷ cương, kỷ luật, dân chủ được đảm bảo bằng hệ thống pháp lý, dân chủ trong pháp luật. Hệ thống pháp luật là cơ sở bảo đảm cho dân chủ được hiện thực hóa trong đời sống xã hội.
Mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị với nhân dân phải được giải quyết hài hòa bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Đảng Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân đều là những thiết chế cùng với cơ chế để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Do vậy, đó là mối quan hệ giữa nhân dân- người chủ với các thiết chế, công cụ bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Cho nên, Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúnh phải thực sự được dân yêu, dân tin và nhân dân làm nền tảng của các thiết chế ấy. Theo đó, đổi mới cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị thực chất là tăng cường cho cơ chế bảo đảm cho dân chủ ngày càng được mở rộng, hoàn thiện và phát huy.
Việc xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có vai trò rất quan trọng để thực hiện dân chủ trên thực tế được nhiều hơn và góp phần xây dựng lòng tin giữa quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày một tăng cường và hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ hơn.