2019.
2.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
2.2.1.1. Về giới :
Trong nghiên cứu của chúng tôi nữ giới gặp 14 trường hợp chiếm 46,67%;
33.33% 66.67% Có không 6.67% 93.33% Có không
trong khi nam giới gặp 16 trường hợp chiếm 53,34% [bảng 2.1]. Như vậy tỷ lệ mắc ệnh THA gặp nam nhiều hơn nữ. Kết quả này không giống như trong các nghiên cứu khác: tỷ lệ mắc THA ở nam giới trong nghiên cứu của Võ Thị Kim Tương là 79.7% [14] và trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hằng là 54,5% [5]. Sự không tương xứng này có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu này nhỏ hơn so với cỡ mẫu trong các nghiên cứu trước.
2.2.1.2. Về tuổi :
Bệnh THA hay gặp ở người lớn tuổi, thường gặp ở độ tuổi trung niên trở lên, tuổicàng cao thì tần suất mắc bệnh càng nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi người bệnhcao tuổi nhất là 88 tuổi, người bệnhít tuổi nhất là 32 tuổi, trong đó các đối tượng tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi từ 50 đến trên 60 tuổi [bảng 2.1] Kết quả này cũng tương tự như trong cácnghiên cứu khác: nghiên cứu của Võ Thị Kim Tương có người bệnhcao tuổi nhất là 90 tuổi, thấp nhất là 46 tuổi, trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi từ 55 đến trên 65 tuổi [14]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hằng có người bệnhcao tuổi nhất là 83 tuổi, thấp nhất là 29 tuổi, trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi từ 45 đến trên 60 tuổi[5].
2.2.1.3. Về khu vực sống, điều kiện kinh tế và trình độ học vấn :
Khu vực sống, điều kiện kinh tế và trình độ học vấn ảnh hưởng rất nhiều đếnkiểm soát, điều trị và theo dõi bệnh THA. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệngười bệnhsống khu vực thành thị chiếm tới 76,67%, khu vực nông thôn chỉ chiếm 23,33% [biểu đồ2.2]. Bên cạnh đó số người bệnhcó trình độ học vấn mức THPT chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 36,67%, các đối tượng có trình độ học vấn mức trung cấp/cao đẳng/đại học cũng tương đối cao chiếm 13,33%; trình độ học vấn thấp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là tiểu học/dưới tiểu họcthì chiếm 16,67% [bảng 2.2]. Điều này có thể giải thích cho việc các đối tượng với trình độ học vấn cao, có khả năng nhận thức được bệnh cũng như các nguy cơ biến chứng của bệnh, cùng với kinh tế mức khá sẽ quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, nhận thức được bệnh tật tốt hơn nên đến khám bệnh nhiều hơn. Hơn nữa người bệnhsống ở khu vực thành thị ởgần các bệnh viện hơn, tiện cho việc đi khám hơn so với những người bệnhsống ở nông thôn ở xa bệnh viện, không đủ phương tiện và điều kiện để đi khám bệnh.
2.2.1.4. Về hoàn cảnh phát hiện bệnh và thời gian bị bệnh :
Trong nhiên cứu của chúng tôi đa số các người bệnhđều đã có các triệu chứng của bệnh THA như hoa mắt chóng mặt, có cơn bốc hỏa,...thì mới đi khám và phát hiện ra mình bị THA chiếm 60% ;chỉ có một số ít người bệnh(10%) là đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm thì biết mình bị THA; còn lại có 16,67% số người bệnhtình cờ phát hiện ra mình bị THA khi đi khám bệnh khác hoặc cũng có thể họ không nhớ ra họ biết mình bị THA trong hoàn cảnh nào chiếm 13,33% [biểu đồ 2.4] . Còn về thời gian bị bệnh thì đa số các người bệnhtrong nghiên cứu của chúng tôi đều đã bị bệnh khoảng 1 đến 5 năm chiếm 40% và 5 đến 10 năm chiếm 30% ; còn lại số người bệnhbị bệnh dưới 1 năm hoặc đã bị tren 10 năm chỉ chiếm tỷ lệ lần lượt là 13,33% và 16,67% [biểu đồ 2.3]. Vì vậy mà điều dưỡng viên cần tư vấn cho các người bệnhbiết về các yếu tố nguy cơ của bệnh THA như béo phì, hút thuốc lá, ăn mặn,...phải đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh THA và điều trị kịp thời, cũng như khi đã bị bệnh rồi thì cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị để bệnh tình ổn định và không tiến triển nặng lên.
2.2.1.5. Về các bệnh lý kèm theo :
THA là bệnh mạn tính, phần lớn không tìm được nguyên nhân, bệnh tiến triển thầm lặng không có triệu chứng nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm để lại nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đa số những người bị THA thường măc các bệnh kèm theo như đái tháo đường , suy tim,..., cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi số người bệnhTHA mắc kèm theo rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,66% ; sau đó lần lượt đến đến suy tim/bệnh van tim/rung nhĩ chiếm 33,33% ; đái tháo đường chiếm 33,33% ; suy thận chiếm 13,33% và mắc kèm bệnh khác cũng là 13,33% [bảng 2.4].