2019.
2.1.3. Một số yếu tố thuận lợi và hạn chế tác động đến kiến thức và việc thực
thực hành kiểm soát huyết áp của NB:
2.1.3.1. Thuận lợi :
Có một số yếu tố được coi là phù hợp giúp hỗ trợ người bệnhTHA tìm hiểu kiến thức và thực hành kiểm soát huyết áp của mình như sau :
-Nhiều cán bộ y tế có trình độ chuyên môn tốt , hiểu biết sâu về bệnh THA. - Nhân viên y tế nhiệt tình , tích cực và tâm huyết trong công tác chăm sóc, giáo dục tư vấn chế đọ dinh dưỡng, sinh hoạt và luyện tập cho người bệnh.
- Phòng khám THA , đái tháo đường do khoa khám bệnh đảm nhiệm hàng ngày luôn có 1 bác sỹ và 1 điều dưỡng thường trực liên tục và đảm nhiệm công việc tại phòng khám
- Mỗi gười bệnh có 1 hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một số người bệnh tự theo dõi tại nhà . Mỗi lần đến khám bệnh các bác sỹ đều ghi đầy đủ các
nhận xét , các thông số và các chỉ định vào bệnh án và vào sổ theo dõi của người bệnh.
- Người bệnh đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra các xét nghiệm máu, nước tiểu , siêu âm , điện tim để đánh giá toàn trạng người bệnh.
- Hàng tháng người bệnh đến khám bệnh theo hện của bác sĩ một lần và lấy thuốc điều trị cho tháng tiếp theo.
- Phòng khám huyết áp , phòng xét nghiệm và phòng cấp phát thuốc được đặt gần nhau nên hạn chế được việc đi lại của người bệnh.
- Hiệu quả điều trị : đạt huyết áp mục tiêu và giảm được tỷ lệ người bệnh bị biến chứng phải tái nhập viện.
2.1.3.2. Hạn chế :
Có một số yếu tố được coi là gây cản trở việc người bệnhTHA tìm hiểu kiến thức và thực hành kiểm soát huyết áp của mình như sau :
Về phía bệnh viện và nhân viên y tế :
- Nguồn nhân lực còn thiếu, chưa có phòng riêng để tư vấn giáo dục sức khỏe .
-Công việc quá tải : bác sỹ trong phòng khám kiêm nhiệm cả công tác điều trị người bệnh nội trú , điều dưỡng viên vừa phải tiếp đón , hướng dẫn người bệnhđi làm xét nghiệm, ghi chép hồ sơ bệnh án,.... Vì thế cán bộ y tế chưa thể làm hoàn chỉnh được việc giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức về bệnh và chế độ điều trị cho tất cả những người bệnh đến khám hàng ngày, bằng chứng là trong nghiên cứu của chúng tôi có 50% người bệnhcảm thấy mình chỉ được hướng dẫn sơ sài khi đến khám ; 36,67% người bệnhcho rằng mình không được hướng dẫn khi đến khám và chỉ có 16,67% người bệnhnói rằng họ được các nhân viên y tế hướng dẫn kỹ về chế độ ăn uống sinh hoạt luyện tập và điều trị khi đến khám [biểu đồ 2.12].
- Thiếu tài liệu cung cấp thông tin về bệnh và hướng dẫn tuân thủ kiểm soát huyết áp cho người bệnh THA.
- Trang thiết bị y tế được đầu tư nhưng còn thiếu nhiều vì kinh phí còn hạn hẹp.
- Trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế còn hạn hẹp và chưa được đào tạo về công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
- Công tác kiểm tra giám sát chưa được thực hiện một cách thường xuyên.
Về phía người bệnh :
- Hạn chế tìm hiểu kiến thức về bệnh : trong nghiên cứu của chúng tôi khi khảo sát thì đa số người bệnh đều nói rằng họ chỉ biết uống thuốc theo đơn và làm những việc cơ bản mà bác sĩ nói như ăn nhạt đi hay chuyên sang ăn dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật, ... chứ họ cũng không thường xuyên tìm hiểu về bệnh. Hoặc nếu như có tìm hiểu về bệnh thì cũng chỉ là thỉnh thoảng nói chuyện với nghững người bệnh THA khác để chia sẻ kinh nghiệm điều trị cho nhau hoặc nghe đài , tivi.Cụ thể như sau : số người thường xuyên tìm hiểu về bệnh THA chỉ chiếm 13,33% ; số người thỉnh thoảng tìm hiểu về bệnh chiếm 50% và số người không bao giờ tìm hiểu về bệnh thì cũng lên tới 36,67% [biểu đồ 2.10]. Họ nói họ không có thời gian để tìm hiểu, không có phương tiện để tìm hiểu và cũng thấy rằng vioeejc mình tìm hiểu là không cần thiết vì những gì mình cần làm các bác sĩ đều đã nói hết rồi không cần phải tìm hiểu gì hêm nữa cả. Do vậy điều dưỡng viên cần phải giáo dục sức khỏe cho người bệnh đầy đủ các thông tin về bệnh và cũng phải thường xuyên động viên người bệnh tích cực tìm hiểu thông tin về bệnh mình đang mắc để có thể tuân thủ điều trị và kiểm soát huyết huyết áp một cách hiệu quả nhất.
- Khó tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt và luyện tập: trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các người bệnhđều nói rằng vì ăn uống sinh hoạt là thói quen hàng ngày, thói quen nhiều năm của họ rồi nên họ khó có thể thay đổi được (63,33%) ; cũng có những người bệnhnói rằng học không biết về những chế độ này để tuân thủ (13,33%) và họ cũng không đủ điều kiện để tuân thủ được (13,33) . số người cho rằng việc tuân thủ những chế độ ăn uống sinh hoạt này là không cần thiết chỉ chiếm mooth tỷ lệ nhỏ (10%). Do vậy mà điều dưỡng viên cần chú ý đến điều kiện kinh tế và thói quen của người bệnhđể từ đó đưa ra những lời khuyên cho phù hợp với từng người bệnhvà để các người bệnhđều có thể áp dụng được và giúp nâng cao hiệu quả diều trị bệnh cho mỗi người bệnh.
- Quên uống thuốc hoặc tự ý ngừng thuốc : trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vẫn có tình trạng một số người bệnhquên uống thuốc chiếm tỷ lệ 33,33% ; hoặc họ tự ý ngừng uống thuốc khi thấy chỉ số huyết áp của mình đã bình thường chiếm tỷ lệ 6,67%. Vì vậy điều dưỡng viên cần có một chiến lược để giúp cho
người bệnhhiểu được phác đồ điều trị của bác sỹ , tầm quan trọng của việc uống thuốc đều đặn hàng ngày và tác hại khó lường của việc tự ý bỏ thuốc trong bệnh lý THA mà người bệnh đang mắc. Đồng thời điều dưỡng viên cũng cần có các biện pháp hỗ trợ và nhắc nhở người bệnhuống thuốc và tránh tình trạng quên thuốc như : người bệnh tự hẹn giờ uống thuốc hoặc có thể nhờ đến sự hỗ trợ và nhắc nhở của các thành viên trong gia đình,...Điều này có thê giúp người bệnhcải thiện tình trạng quên uống thuốc, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, ngăn ngừa được các biến chứng và giảm bớt được gánh nặng bệnh tật cho bản thân người bệnh và gia đình của họ.
Chương3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ