Thực hành của người bệnhvề tuân thủ kiểm soát bệnhTH A:

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng kiến thức và thực hành kiểm soát huyết áp củangườibệnhtăng huyết áp điều trịngoại trú tại khoa khám bệnh , bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 45 - 46)

2019.

2.2.3. Thực hành của người bệnhvề tuân thủ kiểm soát bệnhTH A:

2.2.3.1. Thực hành về kiểm tra HA thường xuyên :

Kết quảbiểu đồ 3.17 cho thấy số người bệnhthực hiện kiểm tra HAthường xuyên chiếm tỷ lệ cao (83,33%), trong đó tự kiểm tra tại nhà là cao nhất (80%), chỉ có 13,33% số người bệnhđến Bệnh viện để kiểm tra HA của mình. Điều này chứng tỏ NB rất quan tâm đến HA của mình, mặt khác do phần lớn người bệnhđều có điều kiện kinh tế nên có thể mua máy đo HA để tự đo.

2.2.3.2. Thực hành vềdùng thuốc điều trị THA :

Trong nghiên cứu của chúng tôi số người bệnhdùng thuốc điều trị THA thườngxuyên tại nhà chiếm tỷ lệ cao (90%), trong đó tỷ lệ người bệnhdùng thuốc THA hằng ngày là 90%, số người bệnhchỉ dùng thuốc khi HA cao hoặc có triệu chứng của THA chỉ chiếm 10% [bảng 2.10]. Như vậy phần lớn người bệnhđều nhận thức được vai trò của việc dùng thuốc thường xuyên trong điều trị cũng như phòng các biến chứng nặng nề của THA. Chỉ một số ít người bệnh(10%) cho rằng chỉ cần dùng thuốc khi đo thấy HA tăng, họ cho rằng việc dùng thuốc khi HA bình thường là không cầnthiết, một số nghĩ rằng nếu dùng thuốc thường xuyên sẽ gây hiện tượng quên thuốc, một số lại sợ các tác dụng phụ của thuốc ( buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nhịp tim nhanh, ho nhiều…) nên không dám dùng thuốc thường xuyên. 10% người bệnhkhông dùng thuốc để điều tri bệnh phần lớn là do kinh tế không cho phép, một số người bệnhcho rằng không cần dùng thuốc hạ áp, chỉ cần thay đổi lối sống là huyết áp có thể trở về bình thường, một số khác lại không nhớ để uống thuốc, số còn lại thì không tin tưởng vào đơn thuốc của bác sĩ kê cho… Những người bệnhkhông điều trị HA hay điều trị không thường xuyên đều có nguycơ cao mắc các biến chứng nặng nề doTHA gây ra, đây không chỉ là gánh nặng về tinh thần mà còn là gánh nặng về vật chất của chính bệnh nhân, của gia đình bệnh nhân, và của toàn xã hội. Do đó công tác tư vấn và giáo dục cho người bệnhlà rất quan trọng đối với mỗi cán bộ y tế.

2.2.3.3. Khám định kỳ và tuân thủ thuốc điều trị :

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các người bệnhđều tuân thủ uống thuốc theo đúng đơn thuốc của bác sĩ kê (96,67%) và tuân thủ tái khám và khám sức khỏe định kỳ theo đúng hạn (93,33%) [bảng 2.11]. Điều này chứng tỏ các người bệnhđã ý thức được việc tuân thủ điều trị là việc quan trọng để kiểm soát bệnh tật , hạn chế biến chứng và bảo vệ sức khỏe của chính mình.

2.2.3.4. Tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập :

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các người bệnhvẫn chưa tuân thủ được chế độ ăn uốngphù hợp với người bị THA, cụ thể như : tỷ lệ người bệnhăn mặn vẫn chiếm 70% ; ăn mỡ/phủ tạng động vật chiếm 53,33% ; sử dụng đồ uống có chất kích thích chiếm 60% . Tuy nhiên với chế độ sinh hoạt và luyện tập thì các người bệnhlại có thể chấp hành được phần nào , cụ thể như :tỷ lệ người bệnhthường xuyên hoạt động thể lực chiếm 83,33% ; tỷ lệ người bệnhkhông hút thuốc lá chiếm 80%,...Điều này có thể giải thích là do ăn uống sinh hoạt là thói quen nhiều năm của mỗi người nên không dễ dàng gì mà họ có thể thay đổi được, vì vậy điều dưỡng viên ngoài cung cấp kiến thức về bệnh còn động viên và thuyết phục người bệnh tuân thủ theo đúng chế độ điều trị bệnh của mình.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng kiến thức và thực hành kiểm soát huyết áp củangườibệnhtăng huyết áp điều trịngoại trú tại khoa khám bệnh , bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2019 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)