-Bộ khung sườn xe
Bộ khung sườn đóng vai trò như là “xương sống” của xe. Nó là bộ phận kết nối toàn bộ các phần khác của xe thành một thể thống nhất.
Cũng vì công dụng quan trọng của mình nên khung xe thường được làm từ những vật liệu cứng cáp nhưng vẫn đảm bảo độ nhẹ cho xe như: carbon, titanium, hợp kim nhôm…
Tùy vào túi tiền bạn có thể lựa chọn những vật liệu khung xe thích hợp, mỗi loại vật liệu sẽ cho những trải nghiệm khi đạp xe khác nhau.
-Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực được xem như trung tâm vận hành của toàn bộ xe, giúp xe có thể chuyển động nhịp nhàng và trơn tru. Các bộ phận cơ bản của 1 hệ thống truyền lực bao gồm: Bàn đạp, Đùi Trục giữa, Đĩa xe, Xích xe, Líp.
Trong hệ thống truyền lực thì líp là bộ phận quan trọng nhất. Khi đạp xe, lực tác động vào bàn đạp truyền đến đĩa xe làm dây xích chuyển động và truyền động đến líp. Khi líp nhận được truyền động sẽ làm cho bánh sau của xe quay theo.
Cấu tạo của líp xe đạp gồm có: Vành và cốt. Vì cấu tạo chuyên biệt của vành và cốt, nên líp xe trở thành khớp quay chỉ xoay theo một chiều. Đây là cấu tạo đặc biệt, giúp bánh xe bánh xe chỉ chuyển động theo chiều thuận và người đạp không cần đạp liên tục mà xe vẫn có thể chuyển động theo quán tính.
Ở một số xe đạp địa hình, xe thường có trang bị thêm bộ đề trước, sau có tác dụng giúp điều chỉnh đĩa và líp kết hợp. Khi đó, hệ thống truyền lực sẽ được điều chỉnh thích hợp để có thể di chuyển dễ dàng ở những địa hình khác nhau.
- Bánh xe
Bánh xe hay còn gọi là hệ thống chuyển động của xe. Khi đạp xe, hệ thống truyền lực và bánh xe phối hợp nhịp nhàng giúp xe tiến lên phía trước. Cấu tạo của bánh xe đạp gồm các bộ phận chính:
Trục: Là nơi để bánh xe chuyển động lên thông qua bộ phận ổ bi. Ổ bi sẽ làm giảm lực
ma sát giữa moay- ơ và trục bánh xe.
Moay- ơ: Nằm bên ngoài ổ bi, được nối với vành xe bằng các nan hoa.
Nan hoa gồm các thanh nhỏ được bố trí đan vào nhau giúp căng đều vành xe. Khi đó, vành xe sẽ ổn định và không bị méo mó khi chuyển động.
Vành bánh xe: Làm bằng hợp kim nhôm hoặc carbon để làm giúp xe cứng cáp nhưng vẫn đảm bảo độ nhẹ cho xe. Đường kính của vành tùy thuộc và từng loại xe khác nhau, thông thường là 650mm.
Xăm, lốp: Thường được chế tạo từ cao su tổng hợp, bề mặt lốp thường có nhiều gai và hoa văn không bằng phẳng giúp bánh xe tăng độ bám và tránh trơn trượt trong khi di chuyển.
+ Hệ thống lái
Hệ thống lái giúp người đạp có thể điều khiển xe chạy theo ý muốn của mình. Hệ thống lái gồm có: Tay lái (ghi đông) và cổ phuốc.
Mọi chuyển động của xe đều phụ thuộc vào hướng di chuyển của bánh trước. Khi người lái điều khiển xe thông qua việc tác động vào tay lái, lực sẽ được truyền đến cổ phuốc và càng trước bánh xe. Càng trước sẽ điều khiển bánh trước đi theo hướng mong muốn.
- Hệ thống phanh (thắng)
Hệ thống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại theo ý muốn. Qua đó, người đạp có thể làm chủ được tốc độ của xe và đảm bảo được an toàn trong quá trình lái.
Dựa vào đặc điểm cấu tạo có thể chia phanh xe đạp làm 2 loại khác nhau là phanh đĩa và phanh niềng. Nhưng cơ bản, 1 bộ phanh đều gồm các bộ phận chính là: Tay phanh, dây phanh và cụm má phanh.
Phanh niềng: còn được gọi là phanh cơ thường được kích hoạt bởi một đòn bẩy gắn ở vị trí tay lái. Hoạt động của phanh dựa trên cơ chế ma sát tác dụng lên vành bánh xe khi quay làm giảm tốc độ của bánh xe.
Loại phanh này có ưu điểm là đơn giản, gọn nhẹ và giá thành rẻ. Tuy nhiên, lực ma sát khi phanh tác động vào vành xe làm cho vành xe dễ bị mòn và bánh xe yếu đi.
Phanh đĩa: Bao gồm một đĩa kim loại hoặc “rotor” được gắn vào trung tâm bánh xe và được kích hoạt bằng máy bằng dây phanh hoặc bằng thủy lực.
Đĩa phanh có thể xoay với bánh xe cố định trên cục. Dây phanh sẽ được gắn vào khung hoặc đĩa cùng với tấm lót, cơ chế phanh là gây ép các trục quay của bánh xe để phanh.
Phanh đĩa có thể được Phanh dĩa dễ thay thế, không gây bào vành xe và thích hợp với đa số các loại xe. Tuy nhiên nhược điểm của nó là tích tụ nhiệt cao có thể làm sôi nước
trong thủy lực dẫn đến tình trạng phanh không ăn hoặc hỏng phanh. - Yên xe
Yên xe giúp người sử dụng có một tư thế thoải mái nhất khi đạp xe. Yên xe đạp thường gồm các bộ phận:
+ Vỏ yên xe: Thường được làm bằng chất liệu tổng hợp như da để đảm bảo độ êm cho người dùng khi đạp xe.
+ Phần yên cứng: Là bộ phận cấu tạo nên hình dáng của yên xe, thường có phần mũi được thiết kế gọn và bo tròn lại. Thiết kế này giúp người đạp ngồi được thoải mái nhưng vẫn hoạt động dễ dàng.
+ Khung dưới yên xe: Là phần kết nối giữa yên xe và các phần còn lại của xe. Hầu hết các loại yên xe đều có bộ phận này được cấu tạo từ 2 đường song song. Ngoài ra, ở một số loại xe, bộ phận này cũng có 1, 3 hoặc 4 đường.
+ Bộ phận siết chặt: Là chi tiết nối yên xe với bộ phận điều chỉnh độ cao của yên, giúp đảm bảo cho yên được giữ chắc chắn và cố định trên xe.
+ Bộ phận điều chỉnh độ cao: Một chiếc yên xe đạp có thể được cấu tạo từ một hoặc nhiều bộ phận này, giúp người dùng điều chỉnh độ cao yên xe để có tư thế thích hợp khi đạp xe. Ngoài ra, bộ phận điều chỉnh còn giúp hấp thụ hoặc làm yếu đi sự rung và sốc truyền lên bởi khung xe trong quá trình đạp xe, giúp người lái có cảm giác thoải mái. + Bộ Phận GPS
+ Bộ phận camera + Bộ phận đèn + Bộ phận chuông
Hình thức mẫu mã: Xe đạp được thiết kế theo kiểu dáng xe đạp đường phố thanh mảnh, nhẹ, trẻ trung, năng động, màu sắc tươi sáng.
Logo được dán ở phần thân xe đạp và bộ khóa tự động
Các xe được sắp xếp và được bảo vệ bởi hệ thống khóa tự động được điều khiển qua app. Phương thức đóng/mở khoá bằng cách sử dụng ứng dụng trên smartphone (điện thoại thông minh) để quét mã QR code được in trên khoá.