II. CƠ SỞ THỰC TIÊN
2. Tại Việt Nam
Hiện nay vai trò, vị trí của người điều dưỡng chưa thực sự được coi trọng đúng mức; trong công tác chăm sóc người bệnh, người điều dưỡng thường làm việc một cách bị động, đôi khi vai trò của họ bị lu mờ; chế độ ưu đãi của xã hội đối với ngành ĐD còn hạn chế vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, năng suất lao động cũng như sự hăng say trong công việc. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh ngày càng phức tạp, số lượng NB ngày càng nhiều trong khi số lượng phòng bệnh, giường bệnh của các bệnh viện còn nhiều hạn chế. Mỗi cán bộ ĐD phải phụ trách quá nhiều NB dẫn đến việc thực hiện chăm sóc, làm các thủ thuật đôi khi bị cắt xén, chưa đảm bảo đúng quy trình.
Công tác điều dưỡng là một mặt công tác quan trọng trong bệnh viện, là sự kết hợp giữa điều trị với chăm sóc và nuôi dưỡng phục hồi sức khỏe cho NB. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, người ĐD phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng ứng xử đề gần gũi, an ủi, động viên giúp đỡ NB trong việc duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, xoa dịu đi nỗi đau về thể chất lẫn tinh thần để có thể chiến thắng bệnh tật bởi “Điều dưỡng là một khoa học, một nghệ thuật về chăm sóc người bệnh”.
THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT MỞ THẬN LẤY SỎI TẠI KHOA NGOẠI TIẾT NIỆU - BVĐK TỈNH VĨNH PHÚC 1. Công tác chăm sóc về tinh thần cho NB:
Sau mổ, NB rất lo lắng vì có vết mổ, đau vết mổ, có ống dẫn lưu, sonde niệu đạo - bàng quang... do đó NB rất cần được động viện, an ủi để bớt lo lắng, yên tâm điều trị; NB cần phải được giải thích, hướng dẫn rõ để phối hợp tốt với người ĐD khi thực hiện các thủ thuật chăm sóc.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều NB chưa được hướng dẫn, giải thích các nội quy của BV, chưa hiểu biết nhiều về bệnh cũng như phương pháp phẫu thuật, NB chưa hợp tác tốt với ĐD khi thực hiện các thủ thuật chăm sóc. Đôi khi NB hỏi nhiều hoặc hiểu sại hướng dẫn khiến cho người ĐD khó chịu, cáu gắt với NB.
Tùy theo tình trạng NB, giai đoạn bệnh mà người điều dưỡng phải theo dõi DHST trong ngày đầu 30 phút hay 60 phút/lần và thời gian theo dõi có thể kéo dài từ 12h đến 24h sau phẫu thuật. Tốt nhất theo dõi qua monitor. Những ngày tiếp theo nếu DHTS bình thường thì theo dõi 1 ngày 2 lần. Cho NB nằm nghỉ ngơi 15 phút trước khi lấy các chỉ số sinh tồn.
Tuy nhiên, trên thực tế ngày đầu sau phẫu thuật thì DHTS được theo dõi 3h - 4h/lần hoặc 1 ngày theo dõi 2 lần. Những ngày sau nếu DHTS ổn định thường theo dõi 1 ngày 1 lần và nhiều trường hợp không hướng dẫn giải thích cho NB nằm nghỉ ngơi trước khi lấy DHTS. Việc theo dõi qua Monitor thường chỉ áp dụng đối với những NB diễn biến nặng hoặc NB ngay sau phẫu thuật.