II. CƠ SỞ THỰC TIÊN
6. Công tác chăm sóc sonde niệu đạo bàng quang cho NB
Đặt sonde niệu đạo - bàng quang để TD tình trạng chảy máu, TD nước tiểu để đánh giá lượng nước xuất nhập. Giải thích lý do, thời gian đặt sonde. Cần TD sát số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu. Vệ sinh bộ phận sinh dục tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
Tuy nhiên, NB chưa hiểu được lý do và thời gian đặt sonde niệu đạo - bàng quang nên đôi khi NB thấy tự ti, e ngại, khó chịu. Việc chăm sóc sonde đôi khi chưa đảm bảo vô khuẩn, NB không biết giữ gìn vệ sinh cá nhân dẫn đến bị nhiễm khuẩn ngược dòng. Việc theo dõi số lượng, màu sắc,tính chất nước tiểu thường giao phó cho người nhà NB.
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT MỞ THẬN LẤY SỎI TẠI KHOA
NGOẠI TIẾT NIỆU - BVĐK TỈNH VĨNH PHÚC
Trước thực trạng việc chăm sóc của ĐD còn một số tồn tại trên, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tại khoa nói chung và công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mở thận lấy sỏi nói riêng, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
1. Tăng cường sự hiểu biết cho NB và người nhà NB:
+ Người ĐD cần quan tâm gần gũi NB hơn nữa đồng thời luôn học tập nâng cao nghiệp vụ để tư vấn giải thích cho NB tốt hơn.
+ Việc tăng cường hiểu biết nội quy khoa phòng để NB tuân thủ theo quy định, hạn chế tình trạng NB không hiểu hoặc hiểu sai hướng dẫn của người ĐD. Giúp NB hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Đồng thời, giúp NB hiểu được vai trò, vị trí của CBYT.
+ Việc tăng cường hiểu biết cho NB có nhiều cách, nhưng đơn giải nhất là sử dụng các bảng hiệu hướng dẫn, đặt trong các khoa, phòng hoặc những vị trí NB dễ dàng nhìn thấy.
+ Khuyến khích lấy ý kiến phản hồi của NB thông qua hòm thư góp ý hoặc đường dây nóng.
2. Tăng cường lòng yêu nghề cho người ĐD:
Các giải pháp để người ĐD yên tâm công tác, gắn bó với nghề nghiệp như: + Tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân viên y tế nhận thức một cách sâu sắc về ý nghĩa cao quý của nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, từ đó nâng cao trách nhiệm và tình yêu thương chia sẻ với các đối tượng NB.
+ Chǎm lo tốt đời sống cán bộ, nhân viên y tế về tinh thần và vật chất, bảo đảm nhà ở tập thể cho một bộ phận CBYT trẻ, mới vào nghề để họ yên tâm tận tình phục vụ NB.
+ Xây dựng môi trường bệnh viện lành mạnh, an toàn cho thầy thuốc và NB. + Có chính sách tăng lương, thưởng, cải thiện chế độ phụ cấp, bồi dưỡng, chính sách đặc thù nghề nghiệp phải tiếp xúc với bệnh tật dễ bị lây truyền, bị bệnh nghề nghiệp; có chế độ khuyến khích, thu hút đối với nguồn nhân lực cao…
+ Tạo điều kiện cho cán bộ được học tập, có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
+ Làm tốt công tác thi đua - khen thưởng, kịp thời động viên những tấm gương tận tụy phục vụ NB; đồng thời xử lý nghiêm những biểu hiện thiếu trách nhiệm và gây phiền hà cho NB, ảnh hưởng đến uy tín của ngành.
3. Chế độ ưu đãi đối với ngành ĐD cần được quan tâm hơn nữa:
+ Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, thực hiện công việc theo nhóm để các cán bộ hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm.
+ Tăng cường các cuộc họp, giao ban kiểm điểm những hành vi sai trái, biểu dương những tấm gương tiêu biểu, tận tâm với nghề nghiệp.
+ Tăng cường thêm nguồn nhân lực y tế để giảm bớt thời gian, khối lượng công việc, nghị lực công việc cho người ĐD.
4. Chăm sóc tinh thần:
+ Phòng bệnh cần đảm bảo sạch sẽ, yên tĩnh.
+ Người ĐD cần động viên NB, quan tâm đến nỗi đau cả về mặt thể chất và tinh thần.
+ Cung cấp những kiến thức về bệnh, chế độ điều trị và chăm sóc. Giải thích lý do, mục đích trước khi làm bất cứ thủ thuật nào để NB yên tâm, hợp tác.
+ Khuyến khích người nhà luôn ở bên động viên NB.
5. Chăm sóc DHST:
+ Bệnh viện cần trang bị đầy đủ monitor cho các khoa, đồng thời hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và bảo quản máy.
+ Người ĐD cần nâng cao ý thức trách nhiệm khi theo dõi DHST, ghi chép vào hồ sơ bệnh án đầy đủ và khoa học.
+ Điều dưỡng trưởng khoa thường xuyên kiểm tra giám sát việc ghi chép bệnh án. Phê bình và kỷ luật những trường hợp làm không nghiêm túc.
6. Chăm sóc vết mổ:
+ Người ĐD cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc vô khuẩn khi chăm sóc vết mổ cho NB.
+ Mỗi NB cần có bộ dụng cụ thay băng riêng.
+ Phòng thay băng cần được trang bị đầy đủ máy móc, dụng dụ. Đủ ánh sáng và thuận tiện cho việc tiệt khuẩn.
+ Bệnh viện, khoa thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình, mở các cuộc thi tay nghề, các lớp tập huấn về kỹ năng.
7. Chăm sóc ống dẫn lưu:
+ Bệnh viện cần trang bị đủ dụng cụ, các loại ống dẫn lưu, túi đựng dịch. + Người ĐD phải theo dõi chặt chẽ tình trạng dịch qua dẫn lưu, không được giao phó hoàn toàn cho người nhà theo dõi.
+ Hệ thống dẫn lưu phải đảm bảo kín, một chiều, và thấp hơn vị trí dẫn lưu 60cm.
+ Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn khi thay băng chân ống dẫn lưu.
8. Chăm sóc vận động:
+ Người ĐD cần biết rõ chế độ vận động đối với từng trường hợp: NB mở bể thận vận động muộn hơn để đề phòng chảy máu tại thận.
+ Cần trực tiếp hỗ trợ NB vận động khi đủ điều kiện. Động viên NB vận động để tránh biến chứng, có thể khuyến khích sự giúp đỡ của người nhà NB nhưng không được giao phó hoàn toàn.
9. Chăm sóc dinh dưỡng:
+ Khi nuôi dưỡng NB bằng đường tĩnh mạch, ĐD cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của NB. Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khi truyền dịch tĩnh mạch, đảm bảo tốc độ truyền.
+ Khi NB đã tự ăn uống được, cần động viên NB ăn hết khẩu phần, hướng dẫn người nhà NB chế độ ăn hợp lý. Uống đủ nước để tránh tái phát.
+ BV cần có trách nhiệm cân đối khẩu phần ăn hợp lý cho từ trường hợp NB. + Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện kỹ năng tiêm truyền.
10. Chăm sóc sonde niệu đạo - bàng quang:
+ Bệnh viện cần trang bị đầy đủ dụng cụ, các loại sonde, túi đựng nước tiểu. + Người ĐD cần theo dõi chặt chẽ tình trạng nước tiểu, không được giao phó hoàn toàn cho người nhà NB.
+ Việc chăm sóc sonde đảm bảo vô khuẩn, đúng quy trình.
+ Hưỡng dẫn NB giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh bộ phận sinh dục để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình. Mở các cuộc thi, các lớp tập huấn để nâng cao chuyên môn cho người ĐD.
KẾT LUẬN 1. Thực trạng:
- Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí gây tử vong.
- Việc chăm sóc NB trong và sau phẫu thuật cơ bản đã làm tốt.
- Bên cạnh đó một số vấn đề chăm sóc vẫn còn bị cắt xén, chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật như: kỹ thuật lấy DHST, chăm sóc vết mổ, dẫn lưu, sonde niệu đạo bàng quang.
- Kỹ năng tư vấn sức khỏe cho NB và gia đình NB còn hạn chế: nhiều NB vẫn chưa được tư vấn, hướng dẫn rõ về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, vận động phù hợp với tình trạng bệnh; cách phòng tránh bệnh tái phát.
- Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc còn thiếu.
- Việc tăng cường thêm kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người ĐD là biện pháp quan trọng và cần phải được thực hiện một cách thường xuyên.
2. Các giải pháp:
- Tăng cường sự hiểu biết cho người bệnh và người nhà người bệnh. - Tăng cường lòng yêu nghề cho người điều dưỡng.
- Chế độ ưu đãi đối với ngành ĐD cần được quan tâm hơn nữa. - Chăm sóc tốt về tinh thần cho người bệnh.
- Theo dõi và chăm sóc dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh. - Chăm sóc vết mổ cho người bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Chăm sóc ống dẫn lưu cho NB đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, kín, một chiều. - Chăm sóc vận động cho NB để mau hồi phục và tránh biến chứng.
- Chăm sóc và tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. - Chăm sóc sonde niệu đạo - bàng quang cho người bệnh.
TÀI LIỆU THẢO KHẢO
1. Bộ Y tế (2008), Điều dưỡng ngoại khoa 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr 11-14. 2. Bộ Y tế (2009), Điều dưỡng ngoại khoa 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr 61-69. 3. Bộ Y tế (2000), Hướng dẫn thực hành điều trị 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 222-224.
4. Bộ Y tế (2008), Ngoại bệnh lý 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 195-209.
5. Đặng Hanh Đệ (2006), Triệu chứng học ngoại khoa, Nhà xuất bả Y học, Hà Nội, tr 215- 219.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2005), Giáo trình Điều trình Điều dưỡng ngoại khoa, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 155-161.
7. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (2015), Điều dưỡng ngoại khoa, Bộ môn Điều dưỡng Ngoại, tr 106-115.
8. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (2013), Điều dưỡng ngoại khoa cơ bản, Bộ môn Điều dưỡng Ngoại, tr 10-20.
9. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (2013), Điều dưỡng ngoại khoa thận - tiết niệu, Bộ môn Điều dưỡng Ngoại, tr 5-15.
10. Trường Đại học Y Dược Thái Bình (2013), Ngoại bệnh học và điều trị, Bộ môn Ngoại, tr 120-124.
11. Trường Đại học Y Hà Nội (2000), Ngoại khoa cơ sở, Bộ môn Ngoại, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 52-56.
PHỤ LỤC:
Một số hình ảnh thực tế về công tác chăm sóc người bệnh tại khoa Ngoại Tiết niệu - BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc:
Hình 9: Khoa Ngoại Tiết niệu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 11: Giúp đỡ và hướng dẫn NB tập vận động tại giường
Hình 13: Đo Huyết áp cho NB