Vai trò điều dưỡng trong đánh giá và quản lý đau

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 25 - 28)

Vai trò điều dưỡng trong đánh giá và quản lý đau là rất quan trọng, điều dưỡng cần phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đối với tình trạng đau của người bệnh, đánh giá và quản lý đau . Điều này phải dựa trên những bằng chứng tốt nhất

để ngăn ngừa người bệnh phải chịu đựng đau. Chương trình đào tạo điều dưỡng nên kết hợp trang bị cho điều dưỡng tương lai kiến thức, kỹ năng, thái độ để đánh giá

đau và quản lý đau [41].

Đánh giá kinh nghiệm đau của người bệnh là một phần quan trọng để cung cấp quản lý đau hiệu quả. Một quá trình có hệ thống gồm đánh giá đau, đo lường, đánh giá lại, tăng cường khả năng của đội ngũ chăm sóc đểđạt được: tăng sự thoải mái, cải thiện chức năng sinh lý, tâm lý và thể chất, tăng sự hài lòng với quản lý đau.

Điều dưỡng cần nhận thức các yếu tố có thểảnh hưởng đến kinh nghiệm tổng thể và biểu hiện đau của người bệnh trong quá trình đánh giá [41].

Chương 2

LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân trong 72 giờđầu (3 ngày

đầu) điều trị tại Khoa chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam

Định năm 2021.

2.1.1. Tiêu chun chn mu.

+ Người bệnh ≥ 18 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Người bệnh sau phẫu thuật kết hợpxương cẳng chân điều trị tại khoa. + Có khả năng giao tiếp, đọc và hiểu tiếng Việt, sẵn sàng tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chun loi tr.

+ Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. + Người bệnh mắc bệnh rối loạn tâm thần.

+ Sau phẫu thuật bất tỉnh, hôn mê hoặc mê sảng. + Người bệnh đa chấn thương.

+ Người bệnh gãy xương do bệnh lý.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

Thi gian nghiên cu:

- Từ 26/03/2021 đến 06/06/2021.

- Thời gian thu thập số liệu: Từ 26/03/2021 đến 07/05/2021.

Địa đim nghiên cu:

Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

2.3. Thiết kế nghiên cứu.

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang.

2.4. Cỡ mẫu.

Chọn toàn bộ người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân đang điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ

26/03/2021 đến 07/05/2021.

2.5. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện được lựa chọn áp dụng trong quá trình chọn mẫu. Trong mỗi ngày, những người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu sẽ được lựa chọn, việc thu thập thông tin sẽđược tiến hành tại khoa.

2.6. Phương pháp thu thập số liệu.

Trước ngày lấy số liệu phát phiếu điều tra thử trên 10 người bệnh để đánh giá

độ tin cậy của bộ công cụ.

Ở lần đầu tiên, người nghiên cứu tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu. Sau đó, người nghiên cứu thông báo cho người bệnh về mục đích, phương pháp và quy trình nghiên cứu.

Quy trình thu thập số liệu về đau của người bệnh sẽđược tiến hành tại 3 thời

điểm trong vòng 24 giờđầu, ngày thứ 2 và ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Người nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập số liệu trước khi người bệnh được điều trị đau trong mỗi ngày.

Khi lựa chọn được người bệnh đủ tiêu chuẩn, người nghiên cứu gặp mặt và thông báo, giải thích cho người bệnh về mục đích, phương pháp cũng như thủ tục tiến hành. Sau khi người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu cho người bệnh kí vào phiếu đồng thuận.

- Thu thập số liệu trong 24 giờ đầu.

Được tính từ khi người bệnh phẫu thuật xong được chuyển về khoa và đã hết tác dụng của thuốc vô cảm trong quá trình phẫu thuật.

Các thông tin cần thu thập từ HSBA, nhóm nghiên cứu lấy thông tin từ HSBA và điền vào bộ câu hỏi.

Người bệnh sẽđược phát một bộ câu hỏi, được hướng dẫn để hoàn thành được bộ câu hỏi đó người nghiên cứu có mặt bên cạnh người bệnh để trả lời những thắc mắc về bộ câu hỏi.

- Ngày thứ 2 sau phẫu thuật: sử dụng bộ câu hỏi đánh giá mức độ đau của người bệnh đểđánh giá.

- Ngày thứ 3 sau phẫu thuật: sử dụng bộ câu hỏi đánh giá mức độ đau của người bệnh đểđánh giá.

- Sau khi hoàn thành bộ câu hỏi, người nghiên cứu kiểm tra lại các thông tin người bệnh tự điền trong bộ câu hỏi và các thông tin thu thập được từ HSBA để

tránh bỏ sót câu trả lời.

- Dữ liệu sẽđược mã hóa và phân tích trên phần mềm SPSS 24.0 để chuẩn bị cho việc phân tích và xử lý số liệu.

2.7. Các biến số nghiên cứu.

Nhóm biến số về nhân khẩu học.

Các biến số

nghiên cứu Định nghĩa Loại biến Cách thức đo lường

Tuổi Từ khi sinh đến thời điểm hiện tại (tính bằng năm).

Biến liên tục

Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin từ HSBA và điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Giới tính Sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới. Biến nhị giá Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin từ HSBA và điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn.

Đau

Đau sau phẫu thuật đã được xác định như là một kết quả

của thủ thuật rạch da, thao tác trên mô, tạo vết thương trong quá trình phẫu thuật và tình trạng đau sẽ dần dần giảm theo sự hồi phục của vết thương. Biến định lượng Người bệnh tự điền vào bộ câu hỏi thiết kế sẵn

(Phụ lục 5.1,5.2,5.3)

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 25 - 28)