Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 36 - 37)

2.10.1.1. Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Giới tính của đối tượng tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.1 cho thấy nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới, nam giới chiếm tỷ lệ 54,5% , nữ giới chiếm 45,5%. Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Lemon P và cộng sự (2008) với tỷ lệ nam giới là 55,5 % và nữ giới là 44,5 % [24]. Nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016), tỷ lệ nam giới là 57,8 %, nữ giới là 42,2% [35]. Và nghiên cứu của Phạm Thị Quyên (2018), tỷ lệ nam giới là 51,3% và nữ giới là 48,7%. [8].

2.10.1.2. Tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Tuổi của người bệnh tham gia nghiên cứu được trình bày ở bảng 2.2. cho thấy

đa số người bệnh nằm ở hai nhóm tuổi: 41- 60 (36,4%). Nhóm tuổi 21-40 tuổi chiếm 31,8%, nhóm >60 tuổi chiếm tỷ lệ ít (13,6%). Tuổi trung bình của nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu là 41,77 ± 19,04.

Kết quả nghiên cứu tương đồng với một số nghiên cứu trong nước:

Bùi Văn Khanh (2017) [7], nghiên cứu trên 112 người bệnh tại bệnh viện A Thái Nguyên tỷ lệ người bệnh thuộc nhóm tuổi 41- 60 tuổi (61,6%), nhóm tuổi trên 60 (19,6%), độ tuổi trung bình 51,79 ± 11,64. Phạm Thị Quyên (2018), tuổi trung bình là 43,7 ±16,3 [8]. Trong nghiên cứu của Mayda và cộng sự (2014) tuổi trung bình của người bệnh phẫu thuật chỉnh hình xương là 33,6 [27].

2.10.1.3. Nguyên nhân gãy xương của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Theo kết quả phân tích trong nghiên cứu tại biểu đồ 2 về nguyên nhân gãy xương cho thấy, nguyên nhân người bệnh phẫu thuật chỉnh hình xương cẳng chân do tai nạn giao thông là chủ yếu với tỷ lệ 54,5%, tai nạn sinh hoạt chiếm tỷ lệ 31,8% và tai nạn lao động với tỷ lệ thấp nhất 13,6%. Trong nghiên cứu của tôi không loại trừ bất kể nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương cẳng chân do đó kết quả thu được có phần khác với một số nghiên cứu khác, trong nghiên cứu của Phan Thị An Dung (2016) và Nguyễn Thị Thùy Trang (2015) thì 100% số người bệnh tham gia nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến gãy xương chi dưới là do tai nạn giao thông [35],[32].

2.10.1.4. Phương pháp phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu.

Kết hợp xương là: kỹ thuật cốđịnh đầu xương gãy sau khi được nắn chỉnh về

tư thế giải phẫu bằng các thiết bị cấy ghép hiện đại. Đây là phương pháp phẫu thuật mổ mở hoặc nội soi, nhằm mục đích cố định vững chắc ổ gãy xương, giúp người bệnh tập vận động phục hồi chức năng sớm thúc đẩy xương nhanh liền và người bệnh trở lại lao động sớm [14]. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định có 2 phương pháp phẫu thuật hiện nay đó là: kết hợp xương bằng nẹp vít, đóng đinh nội tủy. Theo kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3, có tới 91% người bệnh phẫu thuật bằng phương pháp nẹp vít; 9% người bệnh phẫu thuật bằng phương pháp đinh nội tủy.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 36 - 37)