Các mối tương quan

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 37)

2.10.2.1. Mối tương quan giữa tuổi với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết

hợp xương cẳng chân trong 72 giờ.

Ở bảng 2.8 xét mối tương quan giữa tuổi với tổng điểm đau cho thấy những người bệnh tuổi càng cao càng có tổng điểm đau trung bình cao hơn so với những người bệnh ởđộ tuổi thấp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Kết quả nghiên cứu của tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Aubrun F và cộng sự năm (2005), thì mức độ đau sau phẫu thuật bị ảnh hưởng bởi tuổi: người già và trẻ nhỏ thường chịu đau kém hơn người trung niên [44]. Nghiên cứu của Al- Omari Q.D (2009), cũng cho kết quả tương tự [16].

2.10.2.2. Mối tương quan giữa giới với tổng điểm đau trung bình sau phẫu thuật kết

hợp xương cẳng chân trong 72 giờ.

Ở bảng 2.9 xét mối tương quan giữa giới với tổng điểm đau cho thấy những người bệnh nam có tổng điểm đau thấp hơn so với những người bệnh nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Nghiên cứu này có kế quả tương đồng với nghiên của Aubrun F và cộng sự

năm (2005), báo cáo rằng phụ nữ cảm thấy đau nhiều hơn nam giới sau khi phẫu thuật vì phụ nữ có ngưỡng đau thấp hơn và ít khả năng chịu đau đớn [44].

2.10.2.3. Mối tương quan giữa nguyên nhân gãy xương với tổng điểm đau trung

bình sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân trong 72 giờ.

Tại bảng 2.11 xét mối tương quan giữa nguyên nhân gãy xương với tổng điểm

tổng điểm đau cao hơn so với những người bệnh gãy xương cẳng chân do nguyên nhân khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Trong 22 người bệnh có tới 12 người bệnh bị gãy xương cẳng chân do tai nạn giao thông, đa phần người bệnh bị tổn thương rất nặng . Cơn đau nhiều ít tùy thuộc mức độ sang chấn của mô trong cuộc mổ. Những ca gãy nát xương, đụng dập tổ chức nhiều, gãy cũ thường sẽđau nhiều vì cần phải sửa chữa phức tạp, sang chấn nhiều hơn do đó tổng điểm đau trung bình cao hơn với người bệnh bị gãy xương do nguyên nhân khác.

2.10.2.4. Mối tương quan giữa phương pháp phẫu thuật với tổng điểm đau trung

bình sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân trong 72 giờ.

Theo kết quả nghiên cứu tại bảng 2.10 cho thấyngười bệnh phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân bằng nẹp vít có tổng điểm đau trong 72h cao cao hơn người bệnh kết hợp xương bằng đinh nội tủy.( 25,65 ±2,70 và 21,00 ±1,58; 23,10 ±2,31 và 19,50 ±1,71; 21,10 ±2,97 và 17,50 ± 0,71). Tôi thấy rằng có được kết quả như vậy là vì phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít có vết mổ lớn hơn, can thiệp vào màng xương và cắt lọc tổ chức nhiều tại vị trí gãy xương hơn so với phương pháp kết hợp xương bằng đinh nội tủy do đó người bệnh đau nhiều hơn.

Cũng trong nghiên cứu của Ip H.Y và cộng sự (2009), thì yếu tố về tuổi, lo lắng sau phẫu thuật và loại phẫu thuật là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến đau sau phẫu thuật [29]. Trong đó loại phẫu thuật là yếu tố mạnh nhất tác động đến đau sau phẫu thuật, bởi vì loại phẫu thuật khác nhau sẽ làm tổn thương mô và thần kinh

ở các vùng khác nhau làm cho mức độ đau sau phẫu thuật sẽ khác nhaubằng đinh nội tủy, hệ số tương quan này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chương 3 KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu 22 người bệnh về thực trạng đau sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân tại khoa Chấn thương chỉnh hình – Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian 26/03/2021 đến 07/05/2021, được rút ra một số kết luận sau:

1. Mức độ đau của người bệnh trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình tổng điểm đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân đau nhiều nhất vào 24 giờđầu, đau giảm dần vào ngày thứ 2 và đau ít hơn ở ngày thứ 3 lần lượt là (24,95; 22,55; 20,82).

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến đau của người bệnh trong 72 giờ đầu sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân.

- Người bệnh trong độ tuổi cao đau hơn người trẻ. - Người bệnh nữđau nhiều hơn nam.

- Người bệnh phẫu thuật bằng phương pháp nẹp vít đau hơn người bệnh phẫu thuật bằng phương pháp đinh nội tủy.

- Người bệnh gãy xương do tai nạn giao thông đau hơn người bệnh gãy xương do các nguyên nhân khác (tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt).

Chương 4

KHUYẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Sau khi nghiên cứu đề tài này tôi thấy: Người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân cảm nhận đau nhiều nhất vào 24 giờđầu, giảm dần vào ngày thứ 2 và đau ít hơn vào ngày thứ 3.

Một số yếu tố: tuổi, giới tính, nguyên nhân gãy xương, phương pháp phẫu thuật có liên quan chặt chẽ tới mức độ đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân, điều này ảnh hưởng đến kết quảđiều trị và chăm sóc người bệnh. Từ kết luận trên, với mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:

1. Trong 72 giờđầu sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân, điều dưỡng cần phải có kiến thức, kỹ năng và thái độđúng đối với tình trạng đau của người bệnh.

2. Áp dụng thang đánh giá mức độ đau (BPI) để quản lý đau sau phẫu thuật (bao gồm đánh giá và theo dõi mức độ đau) vì ưu điểm của thang đánh giá là đánh giá tại bốn thời điểm, thời điểm “đau nhiều nhất”, “đau ít nhất”, “đau trung bình” và “đau hiện tại” nên sẽ làm giảm thiểu sai số do dùng thuốc giảm đau.

3. Điều dưỡng khoa phòng cần quan tâm hơn nữa trong công tác giải thích ,

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2012), Thông tư 13/2012/TT-BYT Thông tư hướng dẫn công tác gây

mê- hồi sức, Hà Nội.

2. Phạm Gia Cường (2001), Đau, NXB Y học, Hà Nội, tr. 42-45.

3. Nguyễn Thị Dân và Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), Đánh giá đau sau phẫu

thuật cắt túi mật nội soi tại bệnh viện Việt Đức, Hội nghị khoa học điều dưỡng

bệnh viện Việt Đức lần thứ VI, Bệnh viện Việt Đức.

4. Mai Anh Dũng (2019), Thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp

xương chi dưới tại khoa Chấn thương Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm

2019, Luận văn thạc sĩđiều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 5. Phạm Thị Minh Đức (2006). Sinh lý đau, NXB Y học, Hà Nội, tr. 21-22.

6. Đỗ Xuân Hợp (1976), Giải phẫu thực dụng Ngoại khoa chi trên và chi dưới, Nhà xuất bản Y học, tr. 267 – 238.

7. Bùi Văn Khanh (2017), Tình trạng đau ở người bệnh sau phẫu thuật mở bướu

giáp đơn thuần tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện A Thái Nguyên năm 2017,

Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

8. Trịnh Văn Minh (2003), Giải phẫu người, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 370-382.

9. Phạm Thị Quyên (2018), Rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở người

bệnh sau phẫu thuật chỉnh hình xương chi dưới tại bệnh viện Việt tiệp Hải

Phòng năm 2018, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng

Nam Định.

10. Nguyễn Quang Quyền (2001), Bản dịch ATLAS giải phẫu người, tr.475–480. 11 . Đào Tiến Thịnh (2017). Đánh giá đau và các yếu tố ảnh hưởng đến đau của

người bệnh sau phẫu thuật mở ổ bụng tại khoa Ngoại tiêu hóa gan-mật bệnh

viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017, Luận văn thạc sĩđiều dưỡng, Trường

Đại học Điều dưỡng Nam Định.

12. Trần Việt Tiến (2016), Điều dưỡng ngoại khoa, Trường đại học Điều dưỡng Nam Định.

13. Nguyễn Hữu Tú (2010), Dự phòng và chống đau sau mổ, Sinh hoạt khoa học

Tài liệu tiếng Anh

14. Alison A. Smith, et al (2018), Initiation of the Early Mobility Protocol in Surgical and Trauma ICU Patients Department of Surgery.

15. Al-Omari Q. D., W and R. Omar (2009). Factors associated with postoperative Sensitivity of amalgam restorations, J Ir Dent Assoc, 55(2), p. 87-91.

16. Brennan F, Cousins M (2007). Pain management: a fundamental human right,

Anesth Analg, 105(1), p. 205-21.

17. Chang F.L and Sheen M. J (2010). Efficacy of mirtazapine in preventing intrathecalmorphine‐induced nausea and vomiting after orthopaedic surgery,

Anaesthesia, 65(12), p. 1206-1211.

18. Cleeland C.S (2009). The Brief Pain Inventory User Guide, The University of Texas, p. 1-8.

19. Dicle A, Karayurt O, Dirimese E (2009).Validation of the Turkish version of the Brief Pain Inventory in surgery patients. Pain Management Nursing, 10(2), p.107-113.

20. Esoga P. I and K. L Seid (2012). Best practices in orthopaedic inpatient care,

Orthopaedic Nursing, 31(4), p. 236-240.

21. Ip H.Y, Abrishami A, Peng P.W et al (2009). Predictors of postoperative pain and analgesic consumption: a qualitative systematic review, Anesthesiology, 111(3), p. 657-677.

22. Kalkman C. J et al (2003). Preoperative prediction of severe postoperative pain,

Pain, 105(3), p. 415-23.

23. Katz S.B Melzack R, Mc Mahon et al (2013). Pain Measurement in Adult

Patients, Wall & Melzack's Textbook of pain, p. 301-314.

24. Lemone P and Burke K (2008). Nursing care of clients with musculoskeletal

trauma, Vol. 4, New Jersey, Alexander.

25. Macintyre P. E and Walker S. M (2010). The scientific evidence for acute pain treatmen, Curr Opin Anaesthesiol, 23(5), p. 623.

26. Majedi .H et al (2017). Validation of the Persian Version of the Brief Pain Inventory (BPI-P) in Chronic Pain Patients, J Pain Symptom Manage, 54(1), p. 132-138.

27. Mayda A.S, Yilmaz M, Bolu F et al (2014). “Mortality Rates of Traumatic Traffic Accident Patients at the University Hospital”, Traffic&Transportation, 26(3), p. 219-225.

28. Medical Rulers / Visual Analog Scale (VAS) Rulers (2019). Access date13-01- 2019, web http://www.custompromotionalrulers.com/visual-analog-scale-vas-

rulers/vas-pain-scale-rulers-0-100mm-w/slider/.

29. Mitchinson A, Kim H, Geisser M et al (2008). Social connectedness and patient recovery after major operation. J Am CollSurg, 206, 292–300.

30. Mularski R.A, White Chu F, Overbay et al (2006). Measuring pain as the 5th vital sign does not improve quality of pain management. Journal of General

Internal Medicine, 21(6), 607-612.

31. Nguyen Hoang Long (2010). Factors related to postoperative symptoms among

patients undergoing abdominal surgery, Master’s thesis, Faculty of Nursing,

Graduate Affairs, Burapha University, Thailand.

32. Nguyen Thi Thuy Trang (2015). Factors predicting postoperative fatigue mong patients with closed fracture of leg undergoing internal fixation surgery in

Khanh Hoa general hospital, Viet Nam,Master’s thesis, BuraphaUniversity,

Thailand.

33. Pan, Ren-Hao, et al. (2014), "Epidemiology of orthopedic fractures and other injuries among inpatients admitted due to traffic accidents: a 10-year nationwide survey in Taiwan", The Scientific World Journal. 2014.

34. Pavlin D. J. et al (2002). Pain as a factor complicating recovery and discharge after ambulatory surgery, Anesth Anal, 95(3), p. 27-34.

35.Phan Thi An Dung, Tanatwanit Y and Deenan A (2016). Factors Related to Sleep Disturbance among Patients with Lower-limb Fracture undergoing Orthopedic Surgery in Vietnam, Thai Pharmaceutical and Health Science

Journal, 11(1), p. 18-26.

36. Salvi N Aubrun F, Coriat P et al (2005). Sex-and age-related differences in

morphine requirements for postoperative pain relief, The Journal of the

American Society of Anesthesiologists, 35(3), p.156-160.

37. Thomas, Vimla and Sridhar, L (2013), "Epidemiologic profile of Road traffic accident cases admitted in a tertiary care hospital–A retrospective study in Hyderabad, Andhra Pradesh", Int J med pharm sci. 3(06), pp. 30-6.

38. Thomas Hadjistavropoulosa, Amy J. D. Hamptona, Michelle M. Gagnonb (2018). Contextual influences in decoding pain expressions: effects of patient

age, informational priming, and observer characteristics, PAIN, access date

23/11/2018,webhttps://journals.lww.com/pain/Fulltext/2018/11000/Contextual_ influences_in_decoding_pain.23.aspx.

39. Thomas and Lavanya S (2013). Epidemiologic Profile Of Road Traffic Accident (RTA) Cases Admitted in A Tertiary Care Hospital-A Retrospective Study in Hyderabad, Andhra Pradesh, International Journal of Medical and

Pharmaceutical Sciences, 3(6), p. 30-36.

40.The University of Texas (2016). The Brief Pain Inventory/ BPI Features. [online] Availableat: https://www.mdanderson.org/research/departments-labs- institutes/departments-divisions/symptom-research/symptom-assessment- tools/brief-pain-inventory.html [Accessed 11 November 2016].

41.Tran Van Oanh (2010). An exploratory action research study of a nurse’s opinion and knowledge about pain management for a conscious, adult trauma

patient in the Emergency Department of Viet Duc University Hospital, Doctoral

dissertation, Saxion University of Applied Sciences.

42. Watt W.J, Stevens B, Garfinkel P et al (2001). Relationship between nurses' Pain knowledge and pain management outcomes for their postoperative cardiac patients, J Adv Nurs, 36(4), p. 535-545.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : CÁC THÔNG TIN VỀ NGƯỜI BỆNH

Mã số: ………... Ngày phỏng vấn: ……… Khoa/viện: ... 1. Họ và Tên: ………...….. 2. Tuổi: <20 tuổi 21-40 tuổi 41-60 tuổi >60 tuổi 3. Giới: Nam Nữ 4. Địa chỉ: 5. Dân tộc: Kinh Khác (ghi rõ:………...

6. Trình độ học vấn: Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Trung cấp/ Cao đẳng Đại học trở lên

7. Nguyên nhân gãy xương:

Tai nạn giao thông Tai nạn sinh hoạt Tai nạn lao động

8. Phương pháp phẫu thuật:

Phụ lục 2 : BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU PHẪU THUẬT

Phụ lục 2.1: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU PHẪU THUẬT (Trong 24 giờ đầu)

Khoa/viện: ... 1. Khoanh tròn con số diễn tảđúng mức độ đau đớn dữ dội nhất trong vòng 24 giờ đầu qua.

2. Khoanh tròn con số diễn tả đúng mức độ đau đớn thấp nhất trong vòng 24 giờ đầu qua.

3. Khoanh tròn con số diễn tảđúng mức độtrung bình của sựđau đớn nói chung.

4. Khoanh tròn con số diễn tảđúng mức độđau đớn hiện nay.

Mã số: ………... Ngày phỏng vấn: ………

Phụ lục 2.2: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU PHẪU THUẬT (Trong 48 giờ)

Khoa/viện: ... 1. Khoanh tròn con số diễn tảđúng mức độ đau đớn dữ dội nhất trong vòng 48 giờ đầu qua.

2. Khoanh tròn con số diễn tả đúng mức độ đau đớn thấp nhất trong vòng 48 giờ đầu qua.

3. Khoanh tròn con số diễn tảđúng mức độtrung bình của sựđau đớn nói chung.

4. Khoanh tròn con số diễn tảđúng mức độđau đớn hiện nay.

Mã số: ………... Ngày phỏng vấn: ………

Phụ lục 2.3: BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU PHẪU THUẬT (Trong 72 giờ)

Khoa/viện: ... 1. Khoanh tròn con số diễn tảđúng mức độ đau đớn dữ dội nhất trong vòng 72 giờ

qua.

2. Khoanh tròn con số diễn tả đúng mức độ đau đớn thấp nhất trong vòng 72 giờ

qua.

3. Khoanh tròn con số diễn tảđúng mức độtrung bình của sựđau đớn nói chung.

4. Khoanh tròn con số diễn tảđúng mức độđau đớn hiện nay.

Mã số: ………... Ngày phỏng vấn: ………

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng đau của người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương cẳng chân tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 37)