Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc xịt, hít của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện phổi hải dương năm 2019 (Trang 25 - 29)

1.2.1. Tình hình dịch tễ học thế giới

Tại Mỹ (1994) có khoảng 16,365 triệu ngƣời mắc COPD trong đó có 50% số ngƣời bệnh bị bỏ sót không đƣợc chẩn đoán. Tỷ lệ mắc bệnh ƣớc tính vào khoảng 4 – 5% dân số, có xấp xỉ 96.000 ngƣời chết trong năm vì bệnh. COPD đƣợc ƣớc tính với tỷ lệ mắc là 6,2% ở 11 nƣớc thuộc Hiệp hội bệnh Hô hấp châu Á Thái Bình Dƣơng [16].

Ratnesworee Prajapati và cộng sự (2015) đã thực hiện một nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá mức độ tuân thủ của ngƣời bệnh COPD và xác định các yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị. Nghiên cứu đƣợc tiến hành ở một bệnh viện tại Nepal, những ngƣời bệnh đã dùng thuốc COPD trong ít nhất 3 tháng đƣợc mời tham gia nghiên cứu. Tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh đƣợc đánh giá thông qua bộ câu hỏi Morisky bản 4 tiêu chí (MMAS-4). Các thông tin của ngƣời bệnh đƣợc thu thập để phân tích mối liên quan đến tuân thủ điều trị. Kết quả: trong 100 ngƣời bệnh đƣợc đánh giá, tỷ lệ ngƣời bệnh tuân thủ điều trị là 83% [21].

Tamas Agh và cộng sự (2011) đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang nhằm đánh giá mức độ tuân thủ điều trị và xác định các yếu tố liên quan tới tuân thủ điều

trị của ngƣời bệnh COPD. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại một phòng khám ngoại trú ở Hungary. Đối tƣợng nghiên cứu là ngƣời bệnh trên 40 tuổi, đã đƣợc chẩn đoán COPD ít nhất 1 năm và đã đƣợc điều trị bằng thuốc. Bộ câu hỏi gồm 2 phần, phần để đánh giá tuân thủ điều trị sử dụng bộ câu hỏi Morisky MMAS, phần để đánh giá chất lƣợng cuộc sống sử dụng bộ câu hỏi EQ-5D (EuroQol 5-dimension questionnaire). Kết quả, trong số 170 ngƣời bệnh đƣợc đánh giá, tỷ lệ ngƣời bệnh có mức tuân thủ tối ƣu là 58,2%. “Quên thuốc” và “Cảm thấy mệt hơn khi dùng thuốc” là hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới ngƣời bệnh không tuân thủ [19].

Hillary J. Gross và cộng sự (2011) đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh COPD ở 5 nƣớc thuộc châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha). Tuân thủ điều trị của ngƣời bệnh đƣợc đánh giá sử dụng bộ câu hỏi Morisky MMAS bản 4 tiêu chí. Các thông tin của ngƣời bệnh đƣợc thu thập để phân tích bao gồm: giới tính, tình trạng việc làm và thu nhập, tình trạng uống rƣợu, hút thuốc và thể dục, mức độ bệnh COPD, bệnh mắc kèm và chi phí chi trả cho thuốc. Kết quả: trong số 1.263 ngƣời bệnh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ ngƣời bệnh không tuân thủ là 42,7%. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ngƣời bệnh không tuân thủ là “ngừng thuốc khi cảm thấy khoẻ hơn” (25%). “Ngừng thuốc khi cảm thấy mệt hơn” là nguyên nhân ít gặp nhất (18%)[18].

1.2.2. Tình hình dịch tễ học ở Việt Nam

Năm 2016, Nguyễn Hoài Thu nghiên cứu trên 211 ngƣời bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, kết quả cho thấy tỷ lệ ngƣời bệnh tuân thủ tái khám đạt yêu cầu: 84,4%. Tỷ lệ xếp loại mức độ tuân thủ theo Morisky: 37,9% ngƣời bệnh tuân thủ tốt, 41,2% ngƣời bệnh tuân thủ ở mức trung bình và 20,9% ngƣời bệnh tuân thủ kém [12].

Tại Việt Nam, trong tổng số ngƣời tử vong, tỷ trọng do bệnh không lây nhiễm tăng từ 56% năm 1990 lên 72% năm 2010, trong đó, bệnh đƣờng hô hấp mạn tính chiếm 6%. COPD gây gánh nặng lớn cho y tế Việt Nam, ngƣời bệnh COPD thƣờng chiếm 25% số giƣờng bệnh tại khoa Hô hấp [14]. COPD có tên trong danh sách các bệnh không lây nhiễm gây gánh nặng bệnh tật, tử vong cao cần đƣợc hệ thống y tế ƣu tiên giải quyết trong kế hoạch 5 năm tới (2016-2020) [3]

1.2.3. Tình hình Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tỉnh Hải Dƣơng

Theo điều tra dịch tễ học toàn tỉnh có khoảng 26 nghìn ngƣời mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính( COPD), trong đó diện đƣợc quản lý khoảng 15 nghìn ngƣời. Trong số ngƣời bệnh đƣợc quản lý có gần 10 nghìn ngƣời mắc bệnh ở thể nhẹ, số còn lại đã chuyển sang giai đoạn bệnh nặng. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao. Đây là tình trạng bệnh lý ở phổi biểu hiện bởi giới hạn thông khí ở phổi, gây tắc nghẽn lƣu thông khí, gia tăng lƣợng khí cặn trong phổi, làm ngƣời bệnh khó thở. Bệnh bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản không hồi phục.

Bệnh viện Phổi Hải Dƣơng là bệnh viện chuyên khoa hạng I, quy mô 325 giƣờng bệnh (thực kê 381 giƣờng) với 16 khoa/phòng chức năng và 334 cán bộ nhân viên, trong đó có 54 ngƣời có trình độ chuyên môn là bác sỹ và dƣợc sỹ từ đại học trở lên, có 193 điều dƣỡng, kỹ thuật viên. Hàng năm bệnh viện khám và điều trị cho khoảng 27.547 lƣợt ngƣời bệnh điều trị nội và ngoại trú. Đơn vị quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CMU) tuyến tỉnh đƣợc thành lập năm 2012 đặt tại Bệnh viện Phổi Hải Dƣơng. Nằm trong dự án Quốc gia về phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản.

Tại Bệnh viện Phổi, Bệnh viện đa khoa tỉnh những năm gần đây, số lƣợng ngƣời bệnh COPD và hen phế quản có chiều hƣớng tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2018, toàn tỉnh đang quản lý 6.436 ngƣời bệnh COPD. Hàng năm Bệnh viện đã hỗ trợ cho các bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế tuyến huyện khám sàng lọc, phát hiện ngƣời bệnh COPD và chuyển tiếp ngƣời bệnh đến các đơn vị CMU tuyến tỉnh để đƣợc quản lý. Trong những năm qua, bệnh viện mở các lớp đào tạo cho gần 500 lƣợt học viên về chẩn đoán, điều trị COPD; đọc, đo chức năng hô hấp... và mở rộng hoạt động truyền thông về COPD trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Trong quá trình thực hiện, việc quản lý ngƣời bệnh COPD cũng gặp phải một số khó khăn do khách quan, nhƣ:

- Tuyến dƣới chẩn đoán sai hoặc chậm, hạn chế chuyển ngƣời bệnh giai đoạn 3,4 và những trƣờng hợp khó chẩn đoán lên CMU tuyến tỉnh dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn, làm tăng chi phí điều trị cũng nhƣ tăng khả năng tử vong của ngƣời bệnh.

cực dựa vào cộng đồng không đƣợc Trung tâm Y tế tuyến huyện chuyển tuyến BHYT để điều trị tại CMU tuyến tỉnh.

- Quy định về trần BHYT thấp so với thực tế điều trị nội và ngoại trú COPD (trung bình 1 bệnh án 11-12 triệu đồng, trong khi trần bệnh án là 9,1 triệu đồng) [8]

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH SỬ DỤNG THUỐC XỊT, HÍTCỦA NGƢỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Để có số liệu khách quan về thực trạng kiến thức và thực hành sử dụng thuốc dạng xịt, hít, chúng tôi tiến hành khảo sát 65 ngƣời bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều trị tại Bệnh viện Phổi Hải Dƣơng, đồng ý tham gia khảo sát, trong khoảng thời gian từ 25 tháng 4 đến 28 tháng 5 năm 2019. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc xịt, hít của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện phổi hải dương năm 2019 (Trang 25 - 29)