Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc xịt, hít của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện phổi hải dương năm 2019 (Trang 29 - 31)

2.1.1. Đặc điểm về độ tuổi và giới tính

Qua khảo sát ngƣời bệnh điều trị COPD tại Bệnh viện Phổi Hải Dƣơng tôi thấy, bệnh thƣờng gặp ở ngƣời bệnh từ 40 tuổi trở lên, đối với đợt cấp COPD hay gặp ở những ngƣời cao tuổi mắc bệnh nhiều năm, để tiện khảo sát chúng tôi phân ra thành 5 nhóm tuổi. Theo một số nghiên cứu và báo cáo dịch tễ về COPD của Việt Nam thì tỷ lệ ngƣời bệnh nam cao hơn ngƣời bệnh nữ, nhƣng theo số liệu của WHO thì tỷ lệ ngƣời bệnh nam và nữ là tƣơng đƣơng nhau do tình hình nghiện thuốc lá ở phụ nữ tại các nƣớc phát triển tăng cao.Tỷ lệ nam/nữ trong khảo sát của chúng tôi nhƣ sau:

Bảng2.1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi và giới tính

Đặc điểm Số ngƣời bệnh Tỷ lệ % Nhóm tuổi 40 - 50 1 1,5 51 - 59 6 9,2 60 - 69 19 29,2 70 - 79 22 33,9 ≥80 17 26,2 Tổng 65 100 Giới tính Nam 51 78,5 Nữ 18 22,5 Tổng 65 100

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu trong 65 ngƣời bệnh thì 100% ngƣời

bệnh mắc COPD đều ở độ tuổi trên 40 tuổi, trong đó độ tuổi từ 70 đến 79 chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9%), tiếp đến là độ tuổi từ 60 đến 69 chiếm 29,2%, từ 80 tuổi trở lên là 26,2%, tuổi từ 51 đến 59 chiếm tỉ lệ 9,2% và nhóm 40 đến 50 tuổi chiếm 1,5%.

Tỷ lệ ngƣời bệnh nam (78,5%) mắc bệnh COPD chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều hơn so với ngƣời bệnh nữ (22,5%).

2.1.2. Đặc điểm về trình độ học vấn

Trình độ học vấn có thể ảnh hƣởng đến kỹ thuật sử dụng các dạng thuốc hít. Tỷ lệ ngƣời bệnh theo trình độ học vấn:

Biểu đồ 2.1. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy, đối tƣợng ngƣời bệnh có học vấn trình

độ phổ thông chiếm 56,9%; trình độ tiểu học 26,2%; trình độ trung cấp 9,2%; trình độ đại học 4,7% và không biết chữ là 1,5%.

2.1.3. Đặc điểm về nơi ở của đối tượng nghiên cứu

Tỉnh Hải Dƣơng là vùng đồng bằng, ngƣời bệnh chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn, có một phần sống ở thành phố, thị trấn. Phân bố ngƣời bệnh theo nơi ở nhƣ sau:

Biểu đồ 2.2. Nơi ở của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:Kết quả khảo sát nơi ở cho thấy, ngƣời bệnh ở vùng nông thôn

75,3%; ở thành thị 21,7%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc xịt, hít của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện phổi hải dương năm 2019 (Trang 29 - 31)