Thực trạngtuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áptại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3. Thực trạngtuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áptại Thái Nguyên

Thái Nguyên là trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc của cả nước, trong những năm gần đây đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đồng thời tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch ngày càng gia tăng, đặc biệt là THA.

Năm 2007, Tác giả Dương Hồng Thái và cộng sự đã nghiên cứu và khảo sát trên 378 người tại Tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỉ lệ người bệnh THA chiếm tới 33,3% (126 người ), trong đó tỷ lệ người bệnh được điều trị thường xuyên chỉ chiếm 16%, và có tới 75,4% người bệnh THA không hiểu biết về bệnh và không điều trị. Việc không tuân thủ điều trị bằng thuốc, có thể vì lý do cá nhân, hay quên, các bệnh đi kèm, yếu tố nhận thức và thông tin liên lạc cũng ảnh hưởng đến việc tuân thủ dùng thuốc[6].

Nghiên cứu của Vương Thị Hồng Hải năm 2007 ở người bệnh THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên có 45% NB nhận thức được điều trị THA cần lâu dài. Tuân thủ dùng thuốc tốt là 73,4%, chưa tốt là 23,7%. Tuân thủ tốt chế độ ăn kiêng, thay đổi lối sống là 63,3%[4]

2.3.1.Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện A Thái Nguyên.

Bệnh viện A Thái Nguyên là bệnh viện đa khoa hạng 1 của tỉnh với 850 giường bệnh, thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc thuộc phía Tây của thành phố. Bệnh viện đã thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình như: Khám và điều trị nội trú các bệnh thuộc chuyên khoa hệ Nội, hệ Ngoại, sản, nhi. ..Thực hiện QĐ số 3192/QĐ BYT ngày 31/8/2010 “ về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA” trong các cơ sở khám chữa bệnh. Năm 2011, bệnh viện A Thái Nguyên được sở Y tế giao nhiệm vụ khám bệnh, quản lý, theo dõi và điều trị có kiểm soát đối với người bệnh THA trong thành phố và một số huyện Đại Từ, Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm gần đây tỷ lệ người bệnh THA đến khám và điều trị tại bệnh viện A ngày càng gia tăng. Người bệnh THA phát hiện sẽ được điều trị, theo dõi và hướng dẫn chăm sóc đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế quy định.

*Quy trình quản lý và điều trị được thực hiện như sau: - Khám chẩn đoán xác định bệnh và làm hồ sơ bệnh án - Phổ biến quy định của bệnh viện đối với người bệnh:

+ Hàng ngày người bệnh đo HA và ghi số đo HA vào sổ theo dõi tại nhà + Hàng tháng người bệnh đến khám đúng hẹn theo hướng dẫn của CBYT + Hàng tháng khi đến lĩnh thuốc phải trả vỏ thuốc cũ

+ Ba tháng người bệnh nhịn ăn 1 lần làm xét nghiệm

Qua quan sát thực tế và báo cáo tổng kết cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA so với các bệnh nội khoa là 21,87% - 24%. Tăng huyết áp gặp ở tất cả các ngành nghề trong xã hội, nhưng đa số người bệnh là cán bộ hưu trí và nội trợ vì vậy đối tượng người bệnh đến khám và điều trị thường gặp > 50 tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Thời gian mắc bệnh của những người bệnh trên chủ yếu từ 1 - 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, một số ít người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 5 năm, tỷ lệ rất nhỏ chiếm khoảng 2% là những người bệnh mắc bệnh từ 1 năm trở xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 29)