Các ưu điểm và tồn tại:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3.2. Các ưu điểm và tồn tại:

- Phòng khám THA- Tiểu đường do khoa nội và khoa khám bệnh đảm nhiệm. Hàng ngày phòng khám có 1 bác sỹ và 3 điều dưỡng làm việc tại phòng khám

- Mỗi người bệnh có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ để BN tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định vào bệnh án và sổ của người bệnh

- BN đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng người bệnh.

- Hàng tháng người bệnh đến khám bệnh theo hẹn của bác sỹ một lần để lấy thuốc điều trị cho tháng tiếp theo

- Phòng khám huyết áp, phòng xét nghiệm, phòng cấp phát thuốc đặt gần nhau han chế việc đi lại của người bệnh

- Hiệu quả điều trị: Đạt huyết áp mục tiêu và giảm tỷ lệ người bệnh bị biến chứng phải tái nhập viện.

2.3.2.2.Nhược điểm:

Mặc dù số lượng người bệnh THA đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng tăng ( bệnh viện tiếp nhận trên 600người bệnh làm bệnh án và điều trị ) nhưng công tác khám bệnh, quản lý, tư vấn và theo dõi người bệnh còn gặp nhiều bất cập:

- Về cơ sở vật chất đang được nâng cấp cải tạo nhưng chưa đáp ứng yêu cầu do người bệnh đến khám và điều trị ngày một đông.

- Trang thiết bị y tế được đầu tư nhưng còn thiếu nhiều vì kinh phí hạn hẹp

* Thực trạngcông tác tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng/ cán bộ y tế

- Nhân lực còn thiếu và kiêm nhiệm nhiều việc ( Bác sỹ kiêm nhiệm cả công tác khám bệnh và điều trị người bệnh nằm điều trị nội trú, Điều dưỡng vừa tiếp đón, hướng dẫn người bệnh đi làm xét nghiệm, ghi chép), vì thế CBYT chưa thường xuyên giáo dục sức khỏe, cung cấp thông tin về bệnh và chế độ điều trị THA để nâng cao nhận thức của người bệnh trong quá trình điều trị.

+ Số lượng người bệnh thường xuyên đông do vậy cường độ làm việc của Điều dưỡng rất căng thẳng

+ Thủ tục hành chính nhiều, vì vậy CBYT không có nhiều thời gian thực hiện đầy đủ nhiệm vụ về công tác tư vấn chế độ dinh dưỡng, luyện tập cho người bệnh.

+ Người bệnh chưa được tư vấn đầy đủ về những nguy cơ cũng như biến chứng của bệnh trong thời gian tái khám và điều trị.

- Số lượng thuốc kê cho người bệnh nhiều, số lần uống thuốc trong ngày nhiều

* Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị THA của người bệnh ngoại trú

Trong quá trình điều trị có nhiều yếu tố dẫn đến người bệnh không tuân thủ sử dụng thuốc như:

- Bệnh THA có triệu chứng không đặc hiệu nên một số người bệnh chủ quan không tuân thủ điều trị THA theo hướng dẫn của CBYT

- Người bệnh không tái khám, tái khám không đúng lịch + Do bận công việc

+ Do tác dụng phụ của thuốc

+ Do chi phí thuốc và các xét nghiệm kèm theo trong mỗi lần khám khá đắt. -Người bệnh không kiểm soát được huyết áp thường xuyên do không có máy đo huyết áp tại nhà

- Người bệnh quên uống thuốc do công việc gia đình bận bịu gặp nhiều ở người bệnh nữ, do trí nhớ suy giảm thường gặp ở những người bệnh> 60 tuổi.

- Người bệnh bỏ điều trị hoặc điều trị không theo chỉ dẫn của thầy thuốc do bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày dẫn đến kết quả không cao và không kiểm soát được bệnh.

- Những người bệnh > 60 tuổi thường có nhiều bệnh mãn tính đi kèm, người bệnh phải uống quá nhiều thuốc trong một ngày.

- NB mặc dù biết mình bị THA nhưng vẫn không điều chỉnh chế độ ăn uống còn uống rượu/ bia, hút thuốc hoặc tự ý bỏ thuốc vì NB cho rằng HA đã hạ rồi thì không cần phải uống thuốc nữa.

+ Khi điều trị một thời gian NB thấy con số “ huyết áp” ổn định bình thường nên chủ quan nghĩ là bệnh đã khỏi đã tự ý bỏ điều trị

- Người bệnh thường mất cả buổi sáng, thậm chí cả ngày để chờ khám, làm xét nghiệm, chờ lấy kết quả cũng như nhận thuốc.

Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới tuân thủ điều trị của người bệnh THA. Chính vì thế mặc dù bệnh viện đã có phòng khám điều trị ngoại trú đối với người bệnh THA nhưng vẫn có những người bệnh bị biến chứng do THA phải tái nhập viện điều trị nội trú làm tăng gánh nặng chi phí bệnh tật, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội. Do vậy để người bệnh THA điều trị có hiệu quả thì đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ điều trị THA đúng theo sự hướng dẫn của CBYT, đó là yếu tố ghóp phần thành công trong điều trị THA nên cần phải được quan tâm.

3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và trực trạngtuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của người bệnh ngoại trú tại bệnh viện A Thái Nguyên, do vậy chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện a tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)