2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.2. Đối với người bệnh THA
- Khuyến khích người bệnh tham gia vào câu lạc bộ THA tại cộng đồng, tổ chức buổi nói chuyện vớinội dung bao gồm: Hãy phòng bệnh THA, tầm quan trọng việc tuân thủ, hậu quả của việc không tuân thủ , chia sẻ về chế độ ăn bệnh lý, chế độ luyện tập, tác dụng phụ thuốc.
- Tư vấn cho người bệnh cố gắng mua bảo hiểm y tế, để có thể lấy thuốc do BHYT cấp hàng tháng. Giảm gánh nặng về kinh tế trong quá trình điều trị lâu dài.
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng sổ theo dõi huyết áp hoặc hướng dẫn người bệnh sử dụng chế độ hẹn giờ uống thuốc, hoặc uống thuốc vào một thời điểm nhất định, giúp trở thành thói quen của người bệnh.
+ Đặt đồng hồ báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh quên uống thuốc.
- Ghi lại các tác dụng phụ thuốc huyết áp và thông báo cho bác sỹ khi khám định kỳ.
- Tôn trọng và thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của cán bộ y tế.Không được tự ý giảm liều hoặc bỏ thuốc
- Tự theo dõi huyết áp hàng ngày bằng máy đo huyết áp điện tử tại nhà hoặc ra trạm y tế phường, xã gần nhà.
KẾT LUẬN
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến ở nước ta và hiện ở mức cao. Mặc dù có rất nhiều lợi ích do điều trị mang lại nhưng trên thực tế việc tuân thủ chế độ điều trị là một thách thức rất lớn không những với bản thân người bệnh mà với cả hệ thống y tế.
Nhận thức của người dân về bệnh THA còn chưa cao. Tỷ lệ bỏ trị hoặc chưa tuân thủ chế độ điều trị còn cao, chiếm tỷ lệ 16 - 79%, tỷ lệ chưa tuân thủ điều trị chiếm 44,8 %.
Việc quản lý người bệnh THA điều trị ngoại trú gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng quá tải bệnh viện, nhân viên y tế không đáp ứng đủ, người bệnh cho rằng điều trị thuốc là không cần thiết chỉ cần thực hiện chế độ ăn và luyện tập, sự xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc hạ huyết áp, sự phiền toái khi ngày nào cũng phải uống thuốc và đôi khi người bệnh lãng quên.
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não, gây đột quỵ não chiếm 56,4% ở nam và 66,1% ở nữ và là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim tại cộng đồng chiếm 10,2%.
- Một số đề xuất nhằm nâng cao việctuân thủ sử dụng thuốc điều trị THA của người bệnh ngoại trú:
+Khuyến khích người bệnh tham gia vào câu lạc bộ THA, tổ chức buổi nói chuyện vớinội dung bao gồm: Hãy phòng bệnh THA, tầm quan trọng việc tuân thủ, hậu quả của việc không tuân thủ
+ Hướng dẫn người bệnh sử dụng sổ theo dõi huyết áp.
+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để bổ xung và cập nhật kiến thức về phòng và kiểm soát huyết áp cho nhân viên y tế trong bệnh viện.
+ Nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng tăng cường hơn nữa việc truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh, giúp cho người bệnh tuân thủ điều trị, góp phần cải thiện kết quả điều trị hạn chế các biến chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Minh An (2011). Nội khoa cơ sở tập1. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Đào Duy An (2005), “ Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng
huyết áp: Thách thức và vai trò của truyền thông - giáo dục sức khỏe”,, Thời sự Tim Mạch học số 91, Tr 14 -15.
3. Tô Văn Hải và cộng sự (2002), "Điều tra tăng huyết áp ở cộng đồng Hà Nội", Kỷ yếu nghiên cứu khoa học, Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ IX,tr. 105-111.
4. Vương Thị Hồng Hải (2007). “ Nghiên cứu kết quả điều trị ngoại trú tăng huyết áp bằng Enalapril và Nifedipine tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên’’, Luận văn thạc sỹ khoa học y dược, Trường Đại học y dược Thái Nguyên.
5. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2013), " Khảo sát mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc và kiểm soát huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú ", Viện Trưng Vương.
6. Dương Hồng Thái và cộng sự (2007), “ Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Tạp chí tim mạch số 47, tr663.
7. Đồng Văn Thành (2012)" Tổng kết 10 năm triển khai mô hình quản lý và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Bạch Mai và 22 bệnh viện khác", Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
8. Ngô Quý Châu (2012).Bệnh học nội khoa .Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 9. Nguyễn Ngọc Lanh(2012).Sinh lý bệnh học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 10. Phạm Gia Khải và cộng sự (2003), "Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy
cơ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam", Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học, Đại hội Tim mạch miền trung mở rộng lần II: 30-31.
11.Phạm Gia Khải và cộng sự (2000), "Đặc điểm dịch tể học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội", Kỷ yếu nghiên cứu khoa học, Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ VIII: 258-282.
12. Phạm Gia Khải (2003),Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn& CS "Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002"; Tạp chí Tim Mạch Học Việt Nam; số 33, Tr 9-15
13. Nguyễn Mạnh Phan (2007), “ Hiệu quả điều trị: Nhìn từ góc độ lợi ích - Chi phí”, Thời sự tim mạch học số 112, Tr40
14.Ngô Huy Hoàng (2013),Điều dưỡng nội khoa - tài liệu dùng cho đào tạo
dưỡng sau đại học, Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định.
15. Viên Văn Đoan và cộng sự (2007), "Nghiên cứu quản lý, theo dõi, điều trị có kiểm soát ngoại trú bệnh Tăng huyết áp tại Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện khác", Hội nghị báo cáo kết quả quản lý và điều trị có kiểm soát bệnh Tăng huyết áptại Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện khác lần thứ nhất, Hà Nội, tr.25 16.Phạm Tử Dương, (2007), Bệnh Tăng Huyết Áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 17. Quách Tuấn Vinh, (2006), Tăng Huyết Áp kẻ giết người chuyên nghiệp, Nhà
xuất bản Y học Hà Nội.
18. Nguyễn Lân Việt (2008). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp ở người lớn. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
19. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (2006), “ Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị , dự phòng tăng huyết áp ở người lớn’’
20. Huỳnh Văn Minh (2008), Giáo trình sau đại học, Tim mạch học, Nhà xuất bản đại học Huế 2008, trang 11-34
21. Nguyễn Lân Việt " Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng".
22. Liên ủy ban quốc gia về phòng ngừa, phát hiện ,đánh gía và điều trị cao huyết áp 9 2007), JNC7, pp 1-7
23. Whitworth JA và cộng sự (2003), Khuyến cáo cập nhập điều trị tăng huyết áp năm 2003 của tổ chức y tế thế giới và hội tăng huyết áp quốc tế ( dịch giả Đào Duy An).
24. Y khoa. Net nguồn internet
25. JNC 7 (2003), Phòng ngừa phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết áp, tr97,129
26. Internet (2010)“ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp”. Ban hành kèm theo Quyết định số 3192,QĐ-BYT ngày 31/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Tiếng Anh
27.Yu-Pei Lin, Ying-Hsiang Huang, Yi-Ching Yang(2007),"Adherence to Antihypertensive Medications among the Elderly: A Community-based Survey in Tainan City, Southern Taiwan", Medication Adherence of Elderly Hypertensives in Taiwan 2-3, tr. 176
28. Mathers CD, Loncar D (2006). “Projections of global mortality and burden of disease from 2002 to 2030”. PloS Med 2006;3:e442