Biện pháp 2 Gợi động cơ, kích thích nhu cầu học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học chủ đề phân số số học 6 (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2. Biện pháp 2 Gợi động cơ, kích thích nhu cầu học tập của học sinh

2.2.2.1. Cơ sở khoa học

Gợi động cơ, kích thích niềm say mê, hứng thú học tập - là vấn đề mà rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục hướng đến. Để gợi động cơ học tập thì có nhiều biện pháp cũng như đề xuất được đưa ra như sử dụng kiến thức, từ kinh nghiệm thực tế hoặc từ kiến thức toán học sẵn có quy lạ về quen, cụ thể hóa, khái quát hóa… Khi tiến hành gợi động cơ học tập GV cần tạo cho HS một

tâm lí thoải mái, sẵn sàng, hào hứng thông qua các hoạt động trải nghiệm nhẹ nhàng, gần gũi, yêu cầu nội dung vừa sức phù hợp với lứa tuổi HS. Thêm nữa, về mặt kiến thức nên đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó tạo cho HS một tâm thế sẵn sàng, tránh gây áp lực. Để làm được những điều này đòi hỏi GV phải am hiểu sâu về các mạch kiến thức, đồng thời nắm bắt đúng khả năng tiếp thu cũng như tâm sinh lí của HS. Với HS lớp 6 các tình huống gợi động cơ đòi hỏi phải đơn giản, vui nhộn hứng thú.

2.2.2.2. Cách thức thực hiện

Kiến thức “phân số” HS đã được tiếp cận ở chương trình Tiểu học, nên khi học tới chủ đề này có thể sử dụng một số biện pháp gợi động cơ, tạo hứng thú trong học tập như:

+ Sử dụng nội bộ kiến thức toán học: Tổng quát hóa quy tắc dựa trên nền tảng có sẵn của kiến thức tiểu học.

+ Quy lạ về quen, xét tính tương tự: Sử dụng ngôn ngữ toán học, biến đổi, tìm ra sự tương đồng, hay tính tương tự của kiến thức mới từ các kiến thức đã biết, từ đó có cái nhìn tổng quát, khái quát hơn.

+ Xuất phát từ kĩ năng, kiến thức thực tế: Tiến hành một số hoạt động trải nghiệm nhỏ trong đầu tiết học, thúc đẩy sự tò mò, khơi gợi niềm say mê hứng thú của HS. Tạo tâm thế sẵn sàng cho một tiết học mới.

Ví dụ 2.5. Mở rộng phân số (Sử dụng nội bộ kiến thức toán học).

Tình huống 1: Lấy 3 ví dụ về phân số. Hãy chỉ ra tử số, mẫu số của phân số đó. Ở câu hỏi này, GV đã gợi lại cho HS kiến thức cũ, nhằm gây được sự tò mò, liệu kiến thức phân số tiểu học còn đúng với kiến thức lớp 6 nữa không?

HS: 30

7 tử số là 30; mẫu số là 7

GV đặt câu hỏi: Nếu thêm dấu âm vào tử số ở các ví dụ trên thì có còn được gọi là phân số nữa không? Bằng câu hỏi gợi mở này đã kích thích cho HS tính tò mò, hình thành nên kĩ năng dự đoán trên nền tảng kiến thức có sẵn của HS.

Tình huống 2: Viết phép chia 2:3 sau dưới dạng phân số. Chỉ ra tử số và mẫu số của phân số đó.

HS: 2 : 3 2 3

= . Tử số là 2; mẫu số là 3.

? Vậy phép chia −2 : 3 có viết được dưới dạng phân số không?

Ở ví dụ này xuất phát dựa trên xét tính tương tự từ đó dần hình thành nên kĩ năng dự đoán của HS.

Ví dụ 2.6. Hai phân số bằng nhau. (Gợi động cơ xuất phát từ thực tế).

1 2 2 4 4 8 1 3 2 6 4 12 1 2 4 2 = 4 = 8 1 2 4 3 = 6 = 12

GV cho HS quan sát hình ảnh, có nhận xét gì về phần tô đậm ở các hình? HS: các phần tô đậm miếng bìa ở mỗi hình là bằng nhau.

GV: Yêu cầu HS viết phân số biểu diễn phần hình tô đậm.

HS biểu diễn được phân số thông qua hoạt động trải nghiệm. Đồng thời giúp HS thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tế, từ đó HS hứng thú hơn với môn học.

GV: Trên hình vẽ dễ thấy phần tô đậm bằng nhau. Vậy các phân số biểu diễn liệu có bằng nhau hay không?

HS: đưa ra dự đoán của mình dựa trên hoạt động trải nghiệm. Hoạt động này đã góp phần hình thành nên kĩ năng dự đoán, tư duy logic của HS.

Dự đoán: “Các phân số ở mỗi hình là bằng nhau”.

Ví dụ 2.7. Phép cộng phân số (Sử dụng nội bộ kiến thức toán học, quy

lạ về quen).

Tình huống 1: Phát biểu quy tắc cộng, trừ hai phân số cùng mẫu đã học ở Tiểu học. Cho ví dụ minh họa.

HS: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng tử với tử và giữ nguyên mẫu. Liệu quy tắc đó có còn đúng với phân số mở rộng?

HS suy nghĩ và đưa ra dự đoán.

Phát triển khả năng suy luận của HS, khái quát hóa vấn đề đồng thời khơi dậy sự tò mò.

Cộng trừ hai phân số cùng mẫu có quy tắc tính rồi, thế còn khác mẫu thì sao?

HS đưa ra phương án giải quyết trên các kiến thức có sẵn hay gọi là đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến tổng quát.

Tình huống 2:

GV: Ghi chữ “Phép cộng” ra giữa bảng.

HS: 10 HS tự lấy ví dụ về phép tính cộng đã được học: Có thể là Cộng hai số nguyên (cùng dấu, khác dấu), cộng hai phân số…

Ở hoạt động khởi động này tạo không khí thoải mái, giúp HS cảm thấy hứng thú hơn với môn học đồng thời khái quát lại kiến thức. Tạo một tâm thế sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.

Ví dụ 2.8. Số nghịch đảo. Phép chia phân số (xây dựng động cơ dựa

trên nội bộ toán học, quy lạ về quen).

Tình huống 1: Sử dụng kiến thức tiểu học HS hãy lấy ví dụ phân số, và lấy phân số “đảo ngược” tương ứng.

HS: 3

7 có phân số đảo ngược là 7 3 1

2 0 có phân số đảo ngược là 2 0 1

GV: Đối với lớp 6 thì thay tên “phân số đảo ngược” thành “phân số nghịch đảo”. Vậy phân số nghịch đảo là gì? Dùng trong trường hợp nào chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay.

Ở hoạt động này đã gợi động cơ bằng cách quy lạ về quen hay xét tính tương đồng về bản chất, đồng thời rèn luyện ngôn ngữ toán học cho HS.

Tình huống 2: Chia hai phân số.

HS phát biểu quy tắc chia hai phân số đã học ở lớp 4. Lấy ví dụ minh họa. HS phát biểu và lấy ví dụ.

Ta thay từ “phân số đảo ngược” trong quy tắc đã học thành “phân số nghịch đảo” ta sẽ có quy tắc chia hai phân số.

Hoạt động này dựa trên kiến thức sẵn có học sinh tìm sự tương đồng, so sánh và khái quát lại quy tắc dựa trên nền tảng kiến thức lớp dưới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học chủ đề phân số số học 6 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)