Biện pháp 6 Phát triển NLTH của HS thông qua hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học chủ đề phân số số học 6 (Trang 55 - 56)

6. Kết cấu đề tài

2.2.6. Biện pháp 6 Phát triển NLTH của HS thông qua hoạt động trải nghiệm

trải nghiệm

2.2.6.1. Cơ sở khoa học

Để phát triển NLTH của HS ngoài các hoạt động mang tính truyền thống chúng ta cần tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HS có hứng thú hơn với môn học, đưa toán học gắn liền với thực tế. Điều này cũng tạo động cơ, niềm say mê thúc đẩy quá trình tự học của HS. Chính vì thế, theo chương trình giáo dục phổ thông mới xây dựng môn học mới “hoạt động trải nghiệm” trải dài ở các cấp học, từ lớp 1 đến lớp 12 đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lí cũng như nhà giáo dục. Đối với môn Toán thông qua hoạt động trải nghiệm HS có cơ hội phát huy tính tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội và thực hiện kĩ năng giải toán. Với hoạt động trải nghiệm thì không gian cũng như thời gian được mở rộng và linh hoạt hơn, không chỉ thực hiện ở tiết học, mà có thể thực hiện ngoài giờ học, thậm chí thực hiện ngoài trường học thông qua các hoạt động như trò chơi, tham quan… Chính vì thế, để tiến hành được hoạt động trải nghiệm với mục đích phát triển NLTH cho HS đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, tìm hiểu nhiều nội dung kiến thức khác nhau.

2.2.6.2. Cách thực hiện

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm GV cần sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp tương ứng với mục đích nội dung kiến thức, tránh sa đà vào các hoạt động vui chơi quên lãng đi kiến thức mà người dậy hướng đến. Tổ chức hoạt động trải nghiệm thì có rất nhiều cách song đối với môn Toán nhìn chung còn ít và thực tế khó thực hiện với quy mô lớn. Với nội dung kiến thức “Phân số” tôi có đưa ra một số hoạt động trải nghiệm dưới dạng trò chơi, câu lạc bộ… nhằm thúc đẩy NLTH của HS.

Ví dụ 2.20. Mở rộng phân số

GV Chuẩn bị nhiều tấm bìa trên đó có ghi các số 3; 2; -5; 0; 1,5 và bìa gạch thẳng (gạch phân số). Yêu cầu HS thực hiện hoạt động ghép các tấm bìa sao cho tạo thành các phân số.

Ở lớp 4 HS đã được tiếp cận định nghĩa phân số với tử và mẫu số là các số tự nhiên. Tiếp tục đào sâu mở rộng khái niệm phân số với tử, mẫu là những số nguyên âm. Hoạt động trên đã kích thích sự tìm tòi của HS trong việc lĩnh hội tri thức đồng thời sẽ giúp HS khắc sâu kiến thức thông qua hình ảnh.

Ví dụ 2.21. Học về phân số nghịch đảo. GV tiến hành cho HS hoạt

động chơi trò chơi – “cặp đôi” có nội dung như sau:

Lần lượt 1 bạn lấy ví dụ về phân số, tự mời bạn khác chỉ ra phân số nghịch đảo tương ứng, và ngược lại.

Tiếp tục những cặp đôi tiếp theo, nếu bạn nào không tìm được phân số nghịch đảo tương ứng hoặc không lấy đúng ví dụ phân số thì người còn lại dành chiến thắng.

Ví dụ 2.22. Áp dụng kiến thức tỉ lệ - tỉ lệ xích vẽ bản đồ từ nhà đến trường.

Để thực hiện hoạt động này GV chia lớp làm 4 nhóm: nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4.

Với mục đích tăng cường sự đoàn kết, gắn bó, chia sẻ các thành viên trong tổ cũng như trong lớp, các bạn hãy làm việc nhóm vẽ sơ đồ mô tả con đường đến trường của các bạn trong tổ mình.

Các nhóm trao đổi, xác định nhiệm vụ cần thực hiện, xác định được độ dài từ nhà đến trường của mỗi thành viên trong tổ, xây dựng tỉ lệ xích phù hợp, mỗi nhóm thực hiện vẽ 1 bản đồ trên giấy A3 thể hiện quang cảnh chỉ dẫn quãng đường đến trường của tất cả các thành viên trong tổ. Thời gian thực hiện là 1 tuần. Đại diện từng nhóm lên trình bày sơ đồ, các nhóm khác cho nhận xét đóng góp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học chủ đề phân số số học 6 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)