Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học chủ đề phân số số học 6 (Trang 56)

6. Kết cấu đề tài

2.3. Kết luận chương 2

Chương 2 đã đưa ra một số kiến thức về phân số và bài toán liên quan đến phân số. Một số định hướng tổ chức dạy học nhằm phát triển NLTH trong môn Toán, từ đó đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng, phát triển NLTH của HS thông qua nội dung chủ đề “Phân số” - Số học toán 6 đó là:

- Gợi động cơ, kích thích nhu cầu học tập. - Biên soạn, tài liệu phiếu hướng dẫn học tập. - Hướng dẫn HS tự học ở trên lớp.

- Hướng dẫn HS tự học ở nhà.

- Phát triển NLTH của HS thông qua hoạt động trải nghiệm.

Như vậy, bên cạnh nội dung về mặt lí thuyết, chương 2 có đề xuất một số biện pháp, ví dụ cụ thể nhằm phát triển NLTH cho HS thông qua chủ đề phân số - số học 6.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm bước đầu kiểm chứng tính xác thực của các giả thuyết, tính khả thi của các phương pháp định hướng phát triển NLTH của HS thông qua nội dung chủ đề “phân số”.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Để hoàn thành mục đích của thực nghiệm sư phạm cần thực hiện một số nhiệm vụ:

- Biên soạn nội dung phiếu học tập, giáo án thực nghiệm. - Tổ chức dạy học tiến hành thực nghiệm.

- Tìm hiểu, phân tích kết quả thực nghiệm.

3.3. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất trong luận văn tại lớp thực nghiệm thông qua giáo án bài “Phép cộng phân số” – SGK toán 6 tập 2.

Để thực nghiệm dạy bài học “Phép cộng phân số” theo hướng phát triển NLTH đã đề xuất, chúng tôi tiến hành theo một số bước sau:

Thời điểm HĐ của GV HĐ của HS

Trước giờ học - Chuẩn bị kế hoạch bài dạy và giao nhiệm vụ cho HS.

- Chuẩn bị trước bài ở nhà theo kế hoạch. Trong giờ học - Tạo tình huống đặt vấn

đề. Vào bài học. - Tổ chức, quan sát, theo dõi HS tự học. - Giải đáp vấn đề khi cần thiết. - Nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung. Chốt kiến thức.

- Nghe giảng, tiếp thu bài.

- Trình bày sản phẩm ban đầu trước lớp. - Nêu câu hỏi.

- Sửa chữa, hoàn thiện bài.

Sau giờ học - Hướng dẫn HS ôn tập, giao nhiệm vụ cho HS. - Kiểm tra, đánh giá nhiệm vụ của HS.

- Tự ôn tập. - Tự làm bài tập. - Thực hiện làm bài kiểm tra.

3.4. Cách tiến hành thực nghiệm

- Trao đổi với GV bộ môn Toán, trao đổi với GV chủ nhiệm để nắm bắt được tình hình học tập của HS.

- Trao đổi với HS để tìm hiểu về mức độ nắm bắt kiến thức cũng như các kĩ năng của HS đối với bộ môn Toán.

- Tiến hành dự giờ các tiết Toán.

- Tăng cường quan sát, kiểm tra, tổng kết rút ra kinh nghiệm giảng dạy.

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1. Đánh giá định tính

Trong quá trình thực nghiệm với sự giúp đỡ của GV chủ nhiệm trong việc quan sát theo dõi sự chuyển biến của HS, các nhận xét của GV được tập hợp lại với một số ý chính sau:

- HS đã chủ động, tự tin tham gia vào các hoạt động đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm, bài tập có liên hệ thực tế, tích cực hợp tác, chia sẻ, trao đổi với bạn bè, thầy cô.

- GV dễ dàng phát hiện những vấn đề HS cần giúp đỡ cũng như những sai lầm HS mắc phải để có hướng điều chỉnh kịp thời.

- Việc ghi chép, sử dụng SGK dần được cải thiện. Chủ động tìm hiểu nội dung SGK, biết chuẩn bị các kiến thức cho tiết học. Phần lớn HS đã nắm được kiến thức cơ bản ngay trên lớp.

- HS bước đầu biết sắp xếp, xây dựng kế hoạch học tập, dành phần lớn thời gian cho việc tự học để nâng cao kĩ năng giải toán.

3.5.2. Đánh giá định lượng

Để đánh giá chính xác hơn tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, tôi đã tiến hành kiểm tra với thời gian 45 phút ở cả 2 lớp thực nghiệm (6C) và đối chứng (6A).

Đối với bài kiểm tra nhằm đánh giá việc thông hiểu kiến thức đã học, kĩ năng giải toán của HS. Quy tắc chấm bài và đánh giá xếp loại như sau:

- Chỉ chấm điểm đến nội dung trình bày đúng.

- HS yếu điểm dưới 5. TB từ 5- 6. Khá 6-7. Giỏi 9-10. - HS đạt yêu cầu là tất cả các HS có điểm từ 5 trở lên. Kết quả bài kiểm tra như sau:

Lớp Sĩ số

Giỏi Khá TB Yếu Đạt yêu

cầu

SL % SL % SL % SL % SL %

6A 41 6 14,63 20 48,78 12 29,27 3 7,0 38 93 6C 41 3 7,32 16 39,02 17 41,46 5 12,0 36 88

Bảng so sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm

3.6. Kết luận chương 3

Qua quá trình thực nghiệm, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: - Sử dụng các biện pháp đã đề xuất trong dạy học nhận thấy HS tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động. Chia sẻ, trao đổi diễn ra thường xuyên hơn, đặc biệt trong các hoạt động trải nghiệm. Điều đó đã thúc đẩy phát triển NLTH của HS trong việc lĩnh hội tri thức.

- Trước tiết thực nghiệm HS tìm tòi, chuẩn bị chu đáo nội dung tiết học. - Trong tiết thực nghiệm HS tự mình tìm tòi, phát hiện, khám phá kiến thức mới cũng như chủ động tích cực hơn trong việc giải quyết vấn đề, mạnh dạn, tự tin trao đổi, chia sẻ với thầy cô, bạn bè hơn.

- Sau tiết thực nghiệm HS chăm chỉ, chủ động thực hiện bài tập, rèn luyện kĩ năng giải toán.

- Song trong quá trình thực nghiệm vẫn gặp phải một số vấn đề như thời gian phân bố chưa đủ, cũng như chưa hợp lí đối với các hoạt động. GV phải dành nhiều thời gian, công sức cũng như tâm huyết cho mỗi tiết dạy.

- Vấn đề phát triển NLTH cho HS là cả một quá trình nên đòi hỏi GV phải kiên trì, HS phải tích cực cố gắng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đóng góp làm rõ một số vấn đề về lý luận tự học, hoạt động tự học toán.

Luận văn đã nêu được một số hình thức tự học, biểu hiện của NLTH từ đó đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm bồi dưỡng, thúc đẩy phát triển NLTH cho HS THCS:

+ Xác định mục tiêu tự học.

+ Gợi động cơ, kích thích nhu cầu học. + Xây dựng phiếu học tập.

+ Hướng dẫn HS tự học ở lớp. + Hướng dẫn HS tự học ở nhà.

+ Phát triển NLTH qua hoạt động trải nghiệm.

Luận văn đã thể hiện và vận dụng một số biện pháp nhằm phát triển NLTH cho HS THCS và bước đầu đã có kết quả mang tính tích cực. Các GV THCS có thể dùng luận văn làm tài liệu tham khảo trong quá trình dạy học.

2. Khuyến nghị

Trên cơ sở thu được của đề tài nghiên cứu, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Cán bộ quản lí, GV cần có những giải pháp tăng cường các tiết dạy sử dụng phương pháp tích cực đẩy mạnh việc đổi mới PPDH toán trong trường phổ thông theo hướng “lấy người học làm trung tâm”.

- Cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh cần có những nhận thức về vai trò của tự học trong quá trình dạy và học nói chung, trong môn Toán nói riêng.

- Có định hướng bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, năng lực để phù hợp trong việc giảng dạy theo tinh thần chương trình phổ thông mới hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình GDPT (chương trình tổng thể)

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu hội thảo “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh”.

3. Nguyễn Bá Kim, 2002, Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

4. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1997),

Quá trình dạy - tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội

7. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Học và dạy cách học, Nxb ĐHSP Hà Nội. 8. Nguyễn Cảnh Toàn (2009), Tự học thế nào cho tốt, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh

9. Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

10. Từ điển giáo dục học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa

11. Trần Thị Thanh Thủy (2015), Phát triển năng lực tự học cho học

sinh lớp 12 thông qua dạy học chủ đề số phức, Luận văn thạc sĩ sư phạm

Toán, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

12. Bob Taylor (1995), “Self-Directed Learning: Revisiting an Idea Most Appropriate for Middle School Students”, ERIC(ED395287), pp, 1-8.

13. D Schneckenberg and J Wildt (2006), “The Challenge of a competence in academic staff development”, NN. Y., CELT.

14. Iain Mac Labhrainn, CM Legg, Dirk Schneckenberg and Johannes Wildt (2006), The challenge of eCompetence in academic staff development, CELT, NUI.

15. Philip C Candy (1991), Self-Direction for Lifelong Learning. A Comprehensive Guide to Theory and Practice, ERIC.

16. T Lobanova and Yu Shunin (2008), “Competence-based education: A common European strategy”, Computer Modelling and New Technologies. 12(2), pp. 45-46.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIẾU HỌC TẬP §8

A. Hệ thống câu hỏi

- Nhắc lại quy tắc cộng hai phân số đã học ở lớp 4. Thực hiện hoàn thành phiếu học tập sau:

- Đọc trước nội dung §8. Phép cộng phân số. Trả lời các câu hỏi sau ra vở soạn toán.

1. Quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu. Đọc và giải thích được ví dụ SGK/ 25.

2. Nêu các bước cộng hai phân số khác mẫu. Đọc giải thích ví dụ/SGK/25.

Phụ lục 2: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM

§8. PHÉP CỘNG PHÂN SỐ I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Thực hiện cộng phân số.

- Giải một số bài toán thực tiến có liên quan. 2. Về năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học, tính toán, so sánh, tổng hợp, năng lực ngôn ngữ, hợp tác, chia sẻ.

Năng lực chuyên biệt: HS nói được bằng ngôn ngữ toán học, năng lực tính toán.

2.Về phẩm chất

Chăm học, cẩn thận, chính xác, nghiêm túc, tích cực và sáng tạo.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. GV: SGK, Kế hoạch bài dạy, phiếu bài tập

2. HS: SGK, ôn tập kiến thức cũ, hoàn thiện phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ Nhiệm vụ học tập/ Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS. Tạo tình huống liên quan kiến thức bài học.

b. Nội dung: Câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện

GV: Viết chữ “Phép cộng” ra giữa bảng.

GV đặt câu hỏi: “Các em hãy lấy ví dụ về phép cộng”. HS: Suy nghĩ, lấy ví dụ.

Đặt vấn đề: Liệu kiến thức cộng phân số ở Tiểu học còn có đúng với phân số có tử và mẫu là số nguyên nữa không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Cộng hai phân số cùng mẫu.

a. Mục tiêu: Thực hiện cộng hai phân số cùng mẫu. b. Nôi dung: Mục 1/SGK/25.

c. Sản phẩm: Bài làm của HS. d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ /SGK/25

Thực hiện nhiệm vụ HS tìm hiểu ví dụ

Tự nêu bước giải, đưa ra nhận xét quy tắc cộng hai phân số

Báo cáo kết quả

HS chia sẻ cách thực hiện cộng hai phân số

Kết luận, nhận định HS nhận xét

GV nhận xét. Chốt kiến thức HS thực hiện ?1:

1.Cộng hai phân số cùng mẫu

Muốn cộng hai phân số cùng mẫu, ta cộng tử với tử và giữ nguyên mẫu Quy tắc: a b a b m m m + + = ?1: 3 5 3 5 8 ) 1 8 8 8 8 a + + = = = 1 4 1 ( 4) 3 ) 7 7 7 7 b − + − − + = = ( ) 1 2 6 14 1 2 1 ) 18 21 3 3 3 3 c − − + − − + = + = =

Hoạt động 2.2. Cộng hai phân số không cùng mẫu

a. Mục tiêu: Thực hiện cộng hai phân số không cùng mẫu. b. Nội dung: Mục 2 /SGK/25.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Chuyển giao nhiệm vụ

?Vậy cộng phân số không cùng mẫu thì sao?

Thực hiện nhiệm vụ

HS liên hệ kiến thức cộng phân số lớp 4 và suy nghĩ câu trả lời

Báo cáo thảo luận

HS chia sẻ phương pháp Kết quả, nhận định HS nhận xét câu trả lời GV nhận xét chốt các bước kiến thức HS thực hiện ?3: Phiếu bài tập

Yêu cầu lớp chia làm 2 nhóm: nhóm 1 làm ý a, nhóm 2 làm ý b. Sau đó yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày bài. Lớp nhận xét. GV chốt kiến thức

Bài 1: Tính tổng sau:

Bước 1: Rút gọn từng phân số nếu có thể

Bước 2: Quy đồng mẫu số

Bước 3: Thực hiện cộng tử với tử giữ nguyên mẫu Bước 4: Rút gọn nếu có thể ?3: 2 4 10 4 6 2 ) 3 15 15 15 15 5 a − − − − + = + = = 11 9 11 9 22 27 5 1 ) 15 10 15 10 30 30 30 6 b − − − − + = + = + = = − 1 1 21 20 ) 3 7 7 7 7 c − + = + = − Nhóm 1: 2 5 1 5 6 ) 2 6 3 3 3 3 a − − − − − + = + = = −

2 5 ) 6 3 2 ) 1 3 a b − − + − + Nhóm 2: 2 2 3 1 ) 1 3 3 3 3 b − − + = + = 3.Hoạt động luyện tập:

GV phát phiếu cho HS thực hiện Bài 1: Điền số thích hợp vào bảng sau

a 1 2 1 4 − 7 2 5 12 − 5 25 − 7 42 3 b 5 2 5 4 5 3 − 3 8 4 5 2 15 − 1 2 − a + b 4. Hoạt động vận dụng Bài 2: Thực hiện phép tính 3 5 ) 7 7 a − + − 1 2 b) 2 3+ 10 c) 3 15 − + d) 5 8 15 24 − + Bài 3: Tìm x 1 5 ) 2 2 a x− = ) 1 2 2 3 b x− = ) 5 7 2 3 c x − = +

Bài 4: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể nước. Nếu chảy một mình, vòi thứ nhất phải mất 6 giờ, vòi thứ hai phải mất 8 giờ thì đầy. Hỏi nếu cùng chảy thì mỗi giờ cả hai vòi chảy được bao nhiêu phần bể?

Dặn dò về nhà:

- Ôn tập, hệ thống lại kiến thức bài học theo sơ đồ tư duy. - Thực hiện làm phiếu bài tập.

Phụ lục 3: ĐỀ KIỂM TRA

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề bài

Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm - 6 câu). Chọn một đáp án em cho là đúng nhất. Câu 1: Cách viết nào không phải phân số.

A. 1 7 − B. 21 7 C. 1 2,5 D. 0 8 Câu 2: Cách viết nào sau đây cho ta phân số tối giản.

A.1 2 B. 2 6 − C. 5 10 − D. 11 121 −

Câu 3: Kết quả của phép tính 1 1 2 2 − + A.0 B. 1 4 − C.1 4 D. 1 2 −

Câu 4: Phân số nào bằng 3. A.1 3 B. 6 2 C. 3 1 − D. 1 3 −

Câu 5: Phân số nào bằng 10 15 A.2 3 B. 2 3 − C.1 5 D. 15 10 Câu 6: Kết quả của phép tính 1 2

3 5 − + A. 1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Một số biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh THCS trong dạy học chủ đề phân số số học 6 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)