Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần thanh hóa năm 2018 (Trang 29)

3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

3.3.1. Đặc điểm chung

Bảng 3. 1. Đặc điểm chung về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân của người bệnh

STT Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm tuổi 18 - 34 tuổi 19 31,7 35 – 54 tuổi 23 38,3 ≥ 55 tuổi 18 30,0 Trung bình 44,9 ± 14,4 2 Giới tính Nam 35 58,3 Nữ 25 41,7 3 Trình độ học vấn Mù chữ 10 16,7 Tiểu học 7 11,7 Trung học cơ sở 24 40,0 Trung học phổ thông 16 26,6 Đại học, cao đẳng 3 5,0 4 Nghề nghiệp

Công nhân, cán bộ viên chức 10 16,7

Hưu trí 5 8,3

Học sinh, sinh viên 1 1,7

Nông dân 26 43,3 Lao động tự do 18 30,0 5 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 20 33,3 Đã kết hôn 31 51,7 Ly dị, ly thân, góa 9 15,0

Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấy:

- Nhóm tuổi: Người bệnh có độ tuổi 35 - 54 chiếm tỷ lệ cao nhất 38,3%; tiếp đến là độ tuổi 18 - 34 chiếm 31,7%; tuổi trung bình là 44,9 ± 14,4.

- Giới tính: người bệnh nam (58,3%) chiếm tỷ lệ cao hơn người bệnh nữ ( 41,7%). Tỷ lệ nam / nữ ≈ 1,4/1.

- Trình độ học vấn: Người bệnh có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất 40,0%; tiếp đến là trung học phổ thông 26,6%; thấp nhất là đại học, cao đẳng 5,0%.

- Nghề nghiệp: Người bệnh là nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất 43,3%; tiếp đến là lao động tự do 30,0%; thấp nhất là học sinh, sinh viên 1,7%.

- Tình trạng hôn nhân: Người bệnh đã kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất 51,7%; ly dị, ly thân, góa chiếm tỷ lệ thấp nhất 15,0%.

3.3.2. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú

3.3.2.1.Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú

Bảng 3. 2. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú

STT Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ %

1 Đôi khi quên uống thuốc 14 23,3

2 Có ngày không uống thuốc trong 2 tuần qua 4 6,7

3 Ngừng thuốc hoặc giảm liều mà không báo trước cho

bác sỹ vì cảm thấy mệt hơn khi uống thuốc 9 15,0

4 Quên mang thuốc khi đi xa 7 11,7

5 Ngày hôm qua uống hết thuốc 57 95,0

6 Ngừng uống thuốc khi cảm thấy khỏe hơn 9 15,0 7 Cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc 6 10,0

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy:

- 23,3% người bệnh đôi khi quên uống thuốc. Như vậy có một tỷ lệ khá cao người bệnh quên uống thuốc, việc này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị, giảm tác dụng của thuốc và làm cho cơn động kinh dễ tái phát hơn. Do vậy nhân viên y tế cần có biện pháp nhắc nhở, giám sát để giảm thấp tỷ lệ người bệnh quên uống thuốc.

- 6,7% người bệnh có ngày không uống thuốc trong 2 tuần qua.

- 15,0% người bệnh ngừng thuốc hoặc giảm liều mà không báo trước cho bác sỹ vì cảm thấy mệt hơn khi uống thuốc. Việc người bệnh tự ý ngừng thuốc hay giảm liều hết sức nguy hiểm vì việc này có thể tạo điều kiện cho cơn động kinh dễ tái phát, do đó cần giáo dục, nâng cao nhận thức của người bệnh về việc tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sỹ.

- 11,7 % người bệnh quên mang thuốc khi đi xa. - 95,0% người bệnh ngày hôm qua uống hết thuốc.

- 15,0% người bệnh ngừng uống thuốc khi cảm thấy khỏe hơn.

- 10,0% người bệnh cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc. Như vậy còn một số người bệnh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng thuốc thường xuyên, liên tục, điều này có thể cho thấy nhân viên y tế đặc biệt là điều dưỡng cần có các biện pháp nâng cao kiến thức, thái độ của người bệnh đối với việc uống thuốc thường xuyên.

Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Jianming Liu [16], Hasiso [15], Nguyễn Kim Hà [3], Hà Thị Huyền [5], Hoàng Hải Yến [12] nguyên nhân chủ yếu của việc không tuân thủ sử dụng thuốc là do quên.

3.3.2.2. Tỷ lệ người bệnh khó nhớ tất cả các loại thuốc đang uống

Biểu đồ 3. 1. Tỷ lệ người bệnh khó nhớ tất cả các loại thuốc đang uống

Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy có:

- 65% người bệnh không bao giờ thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân này có thể là do người bệnh được hướng dẫn, tư vấn cách sử dụng thuốc cụ thể, dễ hiểu (tư vấn trực tiếp, viết hướng dẫn cách uống lên từng loại thuốc, hướng dẫn vào sổ điều trị).

- 13,3% người bệnh hầu như không bao giờ thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống. - 11,7% người bệnh đôi khi thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống.

- 6,7% người bệnh luôn luôn thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống.

- 3,3% người bệnh thường xuyên thấy khó nhớ các loại thuốc đang uống chiếm tỷ lệ thấp nhất.

3.3.2.3. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc

Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc

Nhận xét: Theo thang đo MMAS, kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy:

- Có 48,3% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc cao chiếm tỷ lệ cao nhất. - 30,0% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc trung bình.

- 21,7% người bệnh tuân thủ sử dụng thuốc thấp chiếm tỷ lệ ít nhất.

Tỷ lệ tuân thủ sử dụng thuốc cao, có cao hơn các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả Guo Y 26,1% [14]; Hasiso 32,0% [15]; Hoàng Hải Yến 36,5% [12]. Điều này có thể lý giải là do công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh động kinh đã được quan tâm hơn trước nên nhận thức của người bệnh, gia đình và cộng đồng về bệnh có thể tốt hơn, vì vậy việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh được cải thiện hơn so với trước.

3.3.2.4. Tỷ lệ người bệnh đi tái khám, lấy thuốc đúng theo lịch hẹn

Bảng 3. 3. Tỷ lệ người bệnh đi tái khám, lấy thuốc đúng theo lịch hẹn

Tái khám, lấy thuốc đúng lịch hẹn Tần số (n) Tỷ lệ %

Đúng lịch hẹn 43 71,7

Không đúng lịch hẹn 17 28,3

Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy có:

- 71,7% người bệnh tái khám, lấy thuốc đúng lịch hẹn chiếm tỷ lệ cao nhất. - 28,3% người bệnh tái khám, lấy thuốc không đúng hẹn.Tỷ lệ người bệnh tái khám không đúng hẹn có thể do người bệnh quên uống thuốc, có ngày không uống thuốc trong 2 tuần qua, ngừng thuốc hoặc giảm liều nên khi chưa hết thuốc người bệnh chưa đi tại khám. Mặt khác do thời gian chờ khám lâu, thủ tục đôi khi còn chưa linh hoạt làm người bệnh ngại mỗi khi đi tái khám.

3.3.3. Thực trạng tư vấn, giáo dục sức khỏe về việc sử dụng thuốc cho người bệnh động kinh điều trị ngoại trú động kinh điều trị ngoại trú

3.3.3.1. Tỷ lệ người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc

Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc

Nhận xét: Biểu đồ 3.3 cho thấy có 93,3% người bệnh được tư hướng dẫn sử dụng thuốc; vẫn còn 6,7% người bệnh không được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc.

3.3.3.2. Các phương pháp tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc người bệnh nhận được

Nhận xét: Biểu đồ 3.4 cho thấy có 73,3% người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sỹ chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp đến là điều dưỡng 68,3%; người phát thuốc 60,0%; 1,7% người bệnh nhận được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc từ nguồn khác chiếm tỷ lệ thấp nhất. Một người bệnh có thể nhận được nhiều phương pháp tư vấn, hướng dẫn của nhiều nhân viên y tế khác nhau.

3.3.3.3. Nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bệnh

Bảng 3. 4. Nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bệnh

Nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc Tần số(n) Tỷ lệ(%)

Có 60 100,0

Không 0 0,0

Tổng số 60 100,0

Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy 100% người bệnh có nhu cầu được tư vấn, hướng sử dụng thuốc. Như vậy công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh cần được triển khai liên tục và có hệ thống để đáp ứng nhu cầu của người bệnh.

3.4. Các ưu, nhược điểm

3.4.1. Ưu điểm

3.4.1.1. Về phía Bệnh viện và Khoa khám bệnh

- Trong những năm qua Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa đã Thực hiện tốt quyết định số 2151/QĐ - BYT ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Các khoa, phòng trong Bệnh viện luôn thực hiện tốt câu khẩu hiệu “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo”.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại Bệnh viện hiện đại vì vậy đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người bệnh đến khám và điều trị.

- Bệnh viện đã thành lập “Tổ chăm sóc khách hàng” từ ngày 15/4/2016, trực thuộc Khoa Khám Bệnh, Tổ chăm sóc khách hàng thường xuyên gọi điện thăm hỏi tình hình sức khoẻ và nhắc lịch tái khám cho người bệnh.

- Bác sỹ Khoa Khám bệnh đều có trình độ chuyên môn cao.

- Đa số nhân viên trong Khoa có tuổi đời trẻ nên có tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Khoa dược khi cấp thuốc cho người bệnh đã ghi hướng dẫn cụ thể cách uống, thời gian uống như trong đơn lên từng loại thuốc giúp cho người bệnh dễ nhớ hơn.

- Trong quá trình uống thuốc có vấn đề gì bất thường, người bệnh có thể gọi điện đến số điện thoại cố định của khoa (trong giờ hành chính) được nhân viên y tế tư vấn nhiệt tình.

- Quy trình khám rõ ràng, hợp lý và được thực hiện tương đối đầy đủ.

3.4.1.2. Về phía người bệnh và gia đình người bệnh

- 100% người bệnh động kinh điều trị ngoại trú đều có bảo hiểm y tế .

- Qua thực tế những lần không uống thuốc đầy đủ, người bệnh lên cơn co giật nhiều, phải nhập viện điều trị nên người bệnh và gia đình người bệnh đã ý thức được việc tuân thủ sử dụng thuốc hơn.

3.4.2. Nhược điểm

- Số lượng người bệnh đông, nhân lực lại thiếu.

- Thời gian tư vấn của cán bộ y tế cho người bệnh chưa nhiều. - Thời gian chờ khám và nhận thuốc còn lâu.

- Điều dưỡng chưa được tập huấn nhiều về bệnh động kinh và các phương pháp giáo dục sức khoẻ (GDSK) cho người bệnh.

- Nội dung tư vấn, GDSK cho người bệnh còn sơ sài, còn mang tính hình thức, chưa sâu sát cụ thể đến từng trường hợp người bệnh.

- Hầu hết chỉ mới tập trung vào hình thức tư vấn trực tiếp, các hình thức khác chưa được quan tâm, đặc biệt là chưa tạo được môi trường cho người bệnh chia sẽ kinh nghiệm với nhau.

- Trình độ hiểu biết của mỗi người bệnh khác nhau nên điều dưỡng chưa xây dựng được cách tư vấn, GDSK phù hợp với từng người bệnh.

- Người bệnh phải uống nhiều loại thuốc và số lượng cũng nhiều nên khó nhớ. - Một số người bệnh còn thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc tuân thủ sử dụng thuốc.

3.5. Nguyên nhân của hạn chế

3.5.1. Về phía bệnh viện

- Số lượng người bệnh đến khám, chữa bệnh ngày càng tăng trong khi đó đội ngũ nhân viên y tế còn thiếu về số lượng, do đó thời gian tư vấn của cán bộ y tế cho người bệnh chưa nhiều: Khoa có 23 nhân viên nhưng hiện tại 03 nhân viên tổ tư vấn

chăm sóc khách hàng vẫn phải làm kiêm nhiệm công việc trong khoa, 03 điều dưỡng đang nghỉ thai sản, bác sĩ Khoa khám bệnh hay phải đi công tác, đi chỉ đạo tuyến.

- Thời gian cho khám, nhận thuốc còn lâu, người bệnh còn phải đi lại nhiều.

Hình 3. 4. Người bệnh chờ khám lấy thuốc ngoại trú

- Do kỹ năng tư vấn, GDSK của một số điều dưỡng còn hạn chế nên khi tư vấn, GDSK cho người bệnh chưa hiệu quả.

- Do hạn chế về nhân lực, trang thiết bị (chưa có phòng truyền thông GDSK để tư vấn mà phải tư vấn trực tiếp rất nhanh trong quá trình người bệnh đến khám tại phòng khám, không có buổi tư vấn cụ thể) nên hiệu quả tư vấn, GDSK cho người bệnh chưa cao.

- Người bệnh phải uống nhiều loại thuốc và số lượng cũng nhiều nên khó nhớ: Do người bệnh động kinh có những rối loạn về tâm thần đi kèm nên phải uống phối hợp thêm thuốc khác. Trong khi đó để đảm bảo trần đơn thuốc, do một số loại thuốc có giá thành cao, người bệnh phải chuyển sang dùng thuốc khác cùng biệt dược nhưng số lượng thuốc người bệnh phải uống nhiều hơn. VD: Encorate chono 500mg x 60 viên (2 viên/ngày: trưa 1 viên, tối 1 viên) = 141.000đ. Nếu thay sang Encorate 200 mg x150 viên (5 viên/ ngày: trưa 2 viên, tối 3 viên) = 75.000đ.

- Tổ tư vấn chăm sóc khách hàng do vẫn phải làm công việc kiêm nhiệm của Khoa khám bệnh nên cũng chưa có nhiều thời gian để gọi điện thăm hỏi, nhắc nhở tất cả người bệnh đi lấy thuốc đều được.

- Do độ tuổi, trình độ học vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về bệnh.

3.5.2. Về phía người bệnh

- Người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn.

+ Người bệnh và gia đình sợ các tác dụng phụ của thuốc như: Ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, ngủ nhiều, làm người chậm chạp….

+ Người bệnh biết bệnh tình của mình nhưng không tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện.

- Do người bệnh không đủ điều kiện kinh tế:

+ Nhiều người bệnh nhà ở xa, kinh tế khó khăn. Quá trình mắc bệnh kéo dài, vừa phải chi phí cho cuộc sống, thuốc men điều trị nên người bệnh luôn có tâm lý lo lắng. Mặc dù người bệnh đã được hỗ trợ 1 phần chi phí khám chữa bệnh do nguồn quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

+ Nhiều người bệnh khi đi tái khám phải có từ 1 đến 3 người nhà đi cùng, phải thuê xe đi lại tốn kém.

- Do chưa bố trí được thời gian đi tái khám: Bệnh viện chỉ cấp thuốc ngoại trú từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 trong tuần, do còn phải đi làm nên nhiều khi người bệnh, gia đình người bệnh chưa bố trí được công việc để đi khám lấy thuốc định kỳ.

- Do sự thiếu hỗ trợ của người nhà người bệnh trong việc điều trị. Sự hỗ trợ của người thân là yếu tố quan trọng trong tuân thủ sử dụng thuốc.

4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THANH HOÁ

NĂM 2018

Từ thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa năm 2018, tôi đưa ra đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh như sau:

4.1. Đối với Bệnh viện và Khoa khám bệnh

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính:

+ Phát số điện tử để tránh tình trạng chen lấn, đợi chờ làm người bệnh sợ mỗi khi tái khám định kỳ.

+ Cử người đi làm sớm trước 30 phút so với quy định, đăng ký trước các thủ tục hành chính cho người bệnh đỡ phải chờ đợi lâu.

+ Tăng cường làm thêm ca ngày thứ 7 tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi khám lấy thuốc định kỳ của người bệnh.

+ Bổ sung thêm số điện thoại trên sổ hẹn tái khám để trong quá trình uống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại bệnh viện tâm thần thanh hóa năm 2018 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)