3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.5.1. Về phía bệnh viện
- Số lượng người bệnh đến khám, chữa bệnh ngày càng tăng trong khi đó đội ngũ nhân viên y tế còn thiếu về số lượng, do đó thời gian tư vấn của cán bộ y tế cho người bệnh chưa nhiều: Khoa có 23 nhân viên nhưng hiện tại 03 nhân viên tổ tư vấn
chăm sóc khách hàng vẫn phải làm kiêm nhiệm công việc trong khoa, 03 điều dưỡng đang nghỉ thai sản, bác sĩ Khoa khám bệnh hay phải đi công tác, đi chỉ đạo tuyến.
- Thời gian cho khám, nhận thuốc còn lâu, người bệnh còn phải đi lại nhiều.
Hình 3. 4. Người bệnh chờ khám lấy thuốc ngoại trú
- Do kỹ năng tư vấn, GDSK của một số điều dưỡng còn hạn chế nên khi tư vấn, GDSK cho người bệnh chưa hiệu quả.
- Do hạn chế về nhân lực, trang thiết bị (chưa có phòng truyền thông GDSK để tư vấn mà phải tư vấn trực tiếp rất nhanh trong quá trình người bệnh đến khám tại phòng khám, không có buổi tư vấn cụ thể) nên hiệu quả tư vấn, GDSK cho người bệnh chưa cao.
- Người bệnh phải uống nhiều loại thuốc và số lượng cũng nhiều nên khó nhớ: Do người bệnh động kinh có những rối loạn về tâm thần đi kèm nên phải uống phối hợp thêm thuốc khác. Trong khi đó để đảm bảo trần đơn thuốc, do một số loại thuốc có giá thành cao, người bệnh phải chuyển sang dùng thuốc khác cùng biệt dược nhưng số lượng thuốc người bệnh phải uống nhiều hơn. VD: Encorate chono 500mg x 60 viên (2 viên/ngày: trưa 1 viên, tối 1 viên) = 141.000đ. Nếu thay sang Encorate 200 mg x150 viên (5 viên/ ngày: trưa 2 viên, tối 3 viên) = 75.000đ.
- Tổ tư vấn chăm sóc khách hàng do vẫn phải làm công việc kiêm nhiệm của Khoa khám bệnh nên cũng chưa có nhiều thời gian để gọi điện thăm hỏi, nhắc nhở tất cả người bệnh đi lấy thuốc đều được.
- Do độ tuổi, trình độ học vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về bệnh.
3.5.2. Về phía người bệnh
- Người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc đúng hướng dẫn.
+ Người bệnh và gia đình sợ các tác dụng phụ của thuốc như: Ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, ngủ nhiều, làm người chậm chạp….
+ Người bệnh biết bệnh tình của mình nhưng không tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện.
- Do người bệnh không đủ điều kiện kinh tế:
+ Nhiều người bệnh nhà ở xa, kinh tế khó khăn. Quá trình mắc bệnh kéo dài, vừa phải chi phí cho cuộc sống, thuốc men điều trị nên người bệnh luôn có tâm lý lo lắng. Mặc dù người bệnh đã được hỗ trợ 1 phần chi phí khám chữa bệnh do nguồn quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
+ Nhiều người bệnh khi đi tái khám phải có từ 1 đến 3 người nhà đi cùng, phải thuê xe đi lại tốn kém.
- Do chưa bố trí được thời gian đi tái khám: Bệnh viện chỉ cấp thuốc ngoại trú từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 trong tuần, do còn phải đi làm nên nhiều khi người bệnh, gia đình người bệnh chưa bố trí được công việc để đi khám lấy thuốc định kỳ.
- Do sự thiếu hỗ trợ của người nhà người bệnh trong việc điều trị. Sự hỗ trợ của người thân là yếu tố quan trọng trong tuân thủ sử dụng thuốc.
4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THANH HOÁ
NĂM 2018
Từ thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa năm 2018, tôi đưa ra đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh như sau: