3. THỰC TRẠNG TẠI CƠ SỞ
3.2.3. Thực trạng nhận thức về kiến thức dịch tễ học loét dạ dày tá tràng
có bệnh nội khoa mạn tính, các người bệnh này thường xuyên phải sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, chống dị ứng, nhóm này hiệu quả phòng bệnh tái phát rất thấp, hầu như đều có triệu chứng đau dạ dày tá tràng trở lại.
3.2.3. Thực trạng nhận thức về kiến thức dịch tễ học loét dạ dày - tá tràng tràng
Tại cơ sở chúng tôi tiến hành nghiên cứu, các kiến thức về dịch tễ học của bệnh dạ dày tá tràng được các bác sỹ của khoa Ngoại Tổng hợp và Nội tổng hợp tư vấn cho bệnh nhân sau khi ra viện và khi đến tái khám. Đồng thời, vấn đề dịch tễ này liên quan đến từng bệnh nhân cụ thể, được ghi lại trong hồ sơ bệnh án khi đến nhập viện phẫu thuật và sau khi ra viện thì được các bác sỹ tư vấn giúp bệnh nhân loại bỏ các vấn đề dịch tễ này trong quá trình theo dõi điều trị sau phẫu thuật.
Trong số 21 bệnh nhân chúng tôi khảo sát có đến 9 bệnh nhân là người trẻ thường xuyên đối mặt với căng thẳng kéo dài, chế độ sinh hoạt thất thường,sử dụng rượu bia thường xuyên và các bệnh nhân này hầu hết đều làm giảm nhẹ, loại bỏ không hoàn toàn các yếu tố nguy cơ trên, không có bệnh nhân nào loại bỏ hoàn toàn được các yếu tố dịch tễ trên.
Có đến 5 /21 bệnh nhân bệnh sinh do chế độ ăn thất thường, thường xuyên bỏ bữa, muộn bữa,hoặc thường ăn đồ ăn cay nóng và nhóm bệnh nhân này dễ dàng loại bỏ được yếu tố dịch tễ này.Nhóm bệnh nhân này được các tư vấn viên hướng dẫn duy trì một chế độ ăn điều độ với đủ 3 bữa ăn / ngày, cùng các loại thức ăn không gây hại cho dạ dày.
Còn lại 7 bệnh nhân còn lại đối mặt với yếu tố sử dụng các thuốc gây loét dạ dày tá tràng thường xuyên do có bệnh nội khoa mạn tính, các bệnh
nhân này thường xuyên phải sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, chống dị ứng...Và các bệnh nhân này không thể loại bỏ các yếu tố dịch tễ này do mặc bệnh mạn tính phải phụ thuộc vào thuốc. Nhóm bệnh nhân này được các tư vấn viên hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách, có một chế độ ăn kết hợp dùng thuốc hợp lý nhất để tránh hiện tượng tăng tiết dịch vị sau dùng thuốc cùng việc tham khảo các ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa để đổi sang các nhóm thuốc tương đương ít kích thích dạ dày tá tràng hơn.