Ưu nhược điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức về phòng loét tái phát của ngƣời bệnh sau phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái năm 2018 (Trang 33 - 37)

- Tiến triển bệnh loét dạ dày tá tràng sau mổ: 18 người bệnh(85,7%) được khảo sát có dấu hiệu tái phát đau dạ dày từ nhẹ đến trung bình, 1 ngườ

3.2.6. Ưu nhược điểm và nguyên nhân

* Ưu điểm:

+ Về phía người bệnh:

- Người bệnh được chăm sóc tận tình, chu đáo để người bệnh có sự hài lòng cao nhất.

- Đội ngũ điều dưỡng khoa có kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc những người bệnh sau phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng

- Bước đầu đã hình thành quy trình chăm sóc, hướng dẫn phòng bệnh, phòng biến chứng cho các người bệnh khi ra viện, cùng việc hẹn tái khám đầy đủ theo định kì được hẹn

- Các thông tin về bệnh, cùng các biện pháp phòng bệnh, phát hiện sớm các biến chứng của bệnh được các tư vấn viên cung cấp đến người bệnh và người nhà một các đầy đủ, khoa học, có hiệu quả tương đối cao

- Việc phản hồi các thông tin của quá trình theo dõi dự phòng bệnh tái phát được thực hiện đầy đủ, có chọn lọc và thu được nhiều kinh nghiệm bước đầu phục vụ cho quá trình chăm sóc sau này

+ Về phía Bệnh viện và nhân viên Y tế:

Lãnh đạo Bệnh viện, lãnh đạo khoa luôn quan tâm và tạo điều kiện, hỗ trợ, chỉ đạo công tác điều dưỡng kịp thời và có hiệu quả.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại Bệnh viện hiện đại vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu của người bệnh trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận đến khám và chữa bệnh dần đáp ứng nhu cầu chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh.

Bệnh viện áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.

Điều dưỡng không chỉ thực hiện y lệnh của thầy thuốc mà chủ động chăm sóc, lập kế hoặc chăm sóc cho từng người bệnh, chú trọng công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người bệnh. Điều dưỡng viên thực hiện tốt hai chức năng là độc lập và phối hợp.

* Nhược điểm

- Hiệu quả của công tác chăm sóc, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau khi ra viện còn chưa thực sự hiệu quả, diễn ra nhỏ lẻ, mang tính nghiên cứu thí điểm, chưa thực sự thành quy trình chung cho tất cả các khoa phòng có liên quan

- Thời gian theo dõi ngắn, số lượng người bệnh được theo dõi còn chưa nhiều, hiệu quả được đánh giá trong thời gian ngắn nên hiệu quả chưa thực sự tốt như mong muốn.

- Số lượng điều dưỡng còn thiếu so với số lượng người bệnh ngày càng nhiều điều trị tại khoa Ngoại.

- Một số trang thiết bị tại khoa còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc toàn diện. Những trang thiết bị phục vụ chăm sóc người bệnh sau mổ nói chung còn hạn chế, chưa đảm bảo để chăm sóc tốt nhất người bệnh về vận động sau mổ, dinh dưỡng và đáp ứng khả năng tự chăm sóc bản thân của

người bệnh.

- Việc áp dụng quy trình điều dưỡng vào chăm sóc người bệnh tại khoa nói chung và chăm sóc người bệnh phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng còn tiến hành chưa thống nhất và toàn diện ở tất cả điều dưỡng và trên các người bệnh.

- Người bệnh có trình độ dân trí khác nhau nên việc hướng dẫn chăm sóc và giáo dục sức khỏe chưa đạt được hiệu quả tối đa, do người bệnh còn chủ quan và không quan tâm đến bệnh do thiếu kiến thức dẫn đến không tuân thủ chế độ ăn, sinh hoạt, không tập luyện…

- Kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh đôi khi còn hạn chế dẫn đến người bệnh khi xuất viện chưa có đủ thông tin và kiến thức để tự chăm sóc tốt nhất khi ở nhà nên sảy ra một số biến chứng sau mổ không mong muốn.

* Nguyên nhân

+ Về phía điều dưỡng: Phần lớn thiếu điều dưỡng có trình độ cao và

chưa có đủ kỹ năng về chuyên môn chăm sóc người bệnh sau mổ đặc biệt là những phẫu thuật lớn, phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng. Điều dưỡng chưa cập nhật thông tin để sử dụng các quy trình tiên tiến trong quá trình chăm sóc người bệnh. Việc chăm sóc người bệnh dựa vào bằng chứng còn hạn chế do thiếu các đề tài nghiên cứu về điều dưỡng tại khoa. Các đề tài chăm sóc sau mổ chưa được làm tại khoa Ngoại của bệnh viện.

Một số ít điều dưỡng còn hạn chế về kỹ năng trong công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại khoa, phòng điều trị.

- Chưa có một quy trình hoàn thiện về chăm sóc, tư vấn và theo dõi người bệnh sau khi ra viện tại điểm nghiên cứu, các tư vấn viên còn thiếu nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn chưa có tính hệ thống, người bệnh còn chưa thực sự hiểu tầm quan trọng của công tác dự phòng tái phát bệnh.

Do tình trạng người bệnh đông quá tải, thiếu phòng điều trị dẫn đến người bệnh phải nằm ghép giường nên không đáp ứng môi trường tốt nhất tại bệnh viện, không đáp ứng đúng tỷ lệ điều dưỡng/người bệnh theo quy định của bộ Y tế. Khoa Ngoại chưa có sự phối hợp hiệu quả với các khoa liên quan trong quá trình chăm sóc và phục hồi sau mổ cho người bệnh, chưa có phòng tư vấn riêng vì vậy công việc tư vấn cho người bệnh thực sự chưa mang lại hiệu quả cao.

- Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các khoa phòng chuyên môn trong công tác dự phòng loét dạ dày - tá tràng ở các người bệnh sau ra viện.

+ Về phía người bệnh: Người bệnh chưa thấy được tầm quan trọng của

việc chăm sóc sau mổ, chưa tuân thủ theo hướng dẫn của điều dưỡng về chăm sóc vết mổ, chế độ vận động, chế độ dinh dưỡng, nhiều người bệnh và người nhà chăm sóc thực hiện không đầy đủ, thực hiện theo thói quen. Do vậy điều dưỡng viên phải dành nhiều thời gian hơn nữa để tư vấn, giải thích cho người bệnh đặc biệt là những người bệnh chuẩn bị xuất viện để đảm bảo người bệnh vẫn tuân thủ nghiêm chế độ điều trị và chăm sóc khi về với cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức về phòng loét tái phát của ngƣời bệnh sau phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái năm 2018 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)