Đối với điều dưỡng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức về phòng loét tái phát của ngƣời bệnh sau phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái năm 2018 (Trang 37 - 39)

- Tiến triển bệnh loét dạ dày tá tràng sau mổ: 18 người bệnh(85,7%) được khảo sát có dấu hiệu tái phát đau dạ dày từ nhẹ đến trung bình, 1 ngườ

4. Đề xuất giải pháp

4.2. Đối với điều dưỡng viên

- Phải nâng cao hiệu quả thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trang bị kiến thức để người bệnh có thể chủ động phòng loét dạ dày - tá tràng tái phát.

- Ghi nhớ thông tin về tiền sử bệnh, yếu tố nguy cơ, yếu tố thuận lợi, tình trạng bệnh khi ra viện của người bệnh, ghi nhận đánh giá sự thay đổi qua

các lần tái khám từ đó có sự tổng hợp khách quan cả quá trình điều trị và phòng bệnh của người bệnh cho cả quá trình đến khi khỏi bệnh.

- Tích cực tham gia các lớp học chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phòng, điều trị, tư vấn sức khỏe cho người bệnh sau khi ra viện.

- Người điều dưỡng cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng chăm sóc người bệnh để phòng loét dạ dày - tá tràng tái phát. Cần có trách nhiệm hơn nữa trong lĩnh vực chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Áp dụng những mô hình chăm sóc toàn diện tiên tiến vào khoa, phòng của mình.

- Để chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật loét dạ dày - tá tràng tái phát được tốt hơn người điều dưỡng phải hiểu được những nguy cơ và những biến chứng có thể sảy ra trong thời gian nằm viện cũng như khi ra viện do vậy điều dưỡng phải được học tập nâng cao về chăm sóc người bệnh trước trong và sau khi phẫu thuật để áp dụng cho từng người bệnh, từng trường hợp bệnh. Điều dưỡng phải áp dụng được những kiến thức mới vào chăm sóc người bệnh và phải chăm sóc người bệnh dựa vào bằng chứng.

- Điều dưỡng tại khoa cần có nhiều nghiên cứu khoa học về công tác điều dưỡng tại khoa để có thêm bằng chứng trong chăm sóc. Tích cực làm đề tài về chăm sóc người bệnh loét dạ dày - tá tràng, từ đó có những cải tiến mang tính chất khoa học vào chăm sóc người bệnh.

- Tăng cường mối quan hệ với các đồng nghiệp để học hỏi thêm về kiến thức chuyên sâu và biết phối hợp với các thành viên trong khoa phòng và trong Bệnh viện để việc chăm sóc cho người bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

- Điều dưỡng phải phát huy tối đa được chức năng nghề nghiệp độc lập của mình khi chăm sóc người bệnh trong nắm bắt thông tin về người bệnh , tình hình ăn uống , vệ sinh, vận động, diễn biến bệnh , tư vấn nhằm đảm bảo chăm sóc toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.

- Người điều dưỡng cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng chăm sóc người bệnh để phòng loét dạ dày - tá tràng tái

phát. Cần có trách nhiệm hơn nữa trong lĩnh vực chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Áp dụng những mô hình chăm sóc toàn diện tiên tiến vào khoa, phòng của mình.

- Áp dụng quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh nên được khuyến khích áp dụng để nâng cao chất lượng chăm sóc.

Hình 8: Tham gia học tập nâng cao kiến thức chuyên môn cùng các chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức về phòng loét tái phát của ngƣời bệnh sau phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái năm 2018 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)