2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1.7. Chăm sóc người bệnh trầm cảm
- Trầm cảm là bệnh có thời gian điều trị kéo dài từ 6 tháng đến một năm trở lên với tính chất bệnh người bệnh rất hay than phiền về các rối loạn cơ thể của mình như mất ngủ, đau đầu, đau lưng , đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt, than phiền về giảm trí nhớ khó tập trung, luôn bi quan chán nản . Những than phiền này của người bệnh khiến cho NVYT và người nhà rất khó chịu họ quoay ra cáu gắt cho rằng người bệnh giả vờ lười nhác,không khắc phục khó khăn, không có ý trí phấn đấu. Dẫn đến NB dần cảm thấy mất chỗ dựa tinh thần, không giám thổ lộ với ai về bệnh tật của mình. NB sống khép kín, giấu mình, ngại tiếp xúc với xung quanh. Người bệnh buồn rầu và cảm thấy cô đơn trong môi trường điều trị và trong chính ngôi nhà của mình.
Vì vậy trong chăm sóc NB trầm cảm NVYT và người nhà phải luôn có tinh thần cảm thông chia sẻ và giúp đỡ người bệnh trong cuộc sống hàng ngày , gần gũi quan tâm tạo điều kiện để NB được nói chuyện bày tỏ ý kiến của mình, được làm
việc, tránh thái độ kỳ thị và coi thường người bệnh. Đối với NB trầm cảm thì nói chuyện với người mà họ tin tưởng đã là bước đầu của điều trị và hồi phục.
Cần tạo cho NB có thái độ lạc quan trong cuộc sống . NB được tham gia vào các hoạt động, được làm việc sẽ cảm thấy mình có ích, thỏa mãn vì mình đã hoàn thành một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời cũng góp phần của mình vào cuộc sống xã hội.
- Theo dõi các triệu chứng của người bệnh bằng cách trả lời câu hỏi: + Người bệnh ngủ, ăn uống như thế nào?
+ Đỡ buồn chán không? Có bị quan chán nản không? + Đã quan tâm đến thú vui, sở thích trước kia chưa?
+ Có chủ động nói chuyện trình bày những vấn đề về sức khỏe của bản thân không ?
+ Đã quan tâm đến sức khỏe nghề nghiệp chưa? + Muốn tham gia các hoạt động xã hội chưa?
-Theo dõi ý tưởng và hành vi tự sát vì đây là triệu chứng nặng của bệnh. NB trầm cảm có nghĩ tự buộc tội, bi quan chán nản, cảm thấy bế tắc không lối thoát…nên dễ nảy sinh ý tưởng, hành vi tự sát. Phải luôn theo dõi quan tâm chăm sóc đặc biệt để phát hiện sớm những hành vi nguy hiểm của NB trầm cảm, nhưng phải gần gũi, quan tâm để họ không cảm thấy bị kỳ thị và kịp thời phát hiện bằng cách nói chuyện và tế nhị hỏi về những ý nghĩ này, lưu ý đến những hành vi khác thường như: viết thư tuyệt mệnh, gọi điện thoại nhắc đến tự sát trong những câu chuyện hàng ngày… Khi phát hiện ý tưởng hoặc hành vi tự sát, cần theo dõi chặt chẽ và nếu ở nhà cần đưa NB đến bệnh viện ngay.
- Cho người bệnh uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Không được tự ý chỉnh liều thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ
chuyên khoa.Theo dõi phát hiện các tác dụng phụ của thuốc. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh
+Cho NB ăn uống điều độ. Trong các bữa ăn hàng ngày nên cho NB ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi và acid amin cao như: cá tôm, thịt bò,thịt gà,và các thực phẩm chế biến tự đậu lành.. tránh cho NB uống các loại nước có chứa chất kích thích như bia, chè, café…
+ Lưu ý rằng thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày nên theo chỉ dẫn của bác sỹ vì trong trường hợp sử dụng một số thuốc chống trầm cảm hoặc có bệnh cơ thể kèm theo có thể kiêng một vài thức ăn.
- GDSK cho người bệnh và gia đình
+Người bệnh trầm cảm sau khi được điều trị ra viện thì họ trở về sống với gia đình là chủ yếu vì vậy việc chăm sóc NB tại gia đình có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho NB dễ dàng hòa nhập cộng đồng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội. NVYT cần cung cấp cho gia đình người bệnh những kiến thức về bệnh, kiến thức chăm sóc đúng để chăm sóc NB một cách tốt nhất tại gia đình.
+ Gia đình cần đưa NB đến bệnh viện hoặc phòng khám theo hẹn của bác sĩ điều trị. Thông thường NB trầm cảm cần khám định kỳ hàng tháng, hàng quý...tùy theo tình trạng ổn định của bệnh [ 3].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số nghiên cứu về trầm cảm trên thế giới
Theo thống kê của một số nước châu Âu, rối loạn trầm cảm dao động từ 3 - 4% dân số. Một nghiên cứu ở Ucraina của Tintle N (2011) cho kết quả 14,4% phụ nữ và 7,1% nam giới độ tuổi từ 50 trở lên bị trầm cảm [20].
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc trầm cảm theo nhiều nghiên cứu vào khoảng 5 - 6%. Khoảng 80% người bị trầm cảm đã báo cáo bị ảnh hưởng đến khả năng làm việc, duy trì cuộc sống gia đình và các hoạt động xã hội khác của họ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 2/3 trong tổng 80 tỷ USD trong năm 2000 vì khả năng sản xuất kém và hay nghỉ việc. Mỗi năm có trên 300 000 người tự tử trong đó chiếm 60% là người mắc bênh trầm cảm [ 17].
Theo Scott B Patten, nghiên cứu năm 2006 tại Canada cho thấy tỷ lệ trầm cảm chung trong cả cuộc đời là 12,2%. Trầm cảm chủ yếu phổ biến ở phụ nữ (5%) hơn ở nam giới (2,9%). Tỷ lệ mắc trầm cảm cao nhất ở nhóm tuổi từ 15 đến 25 tuổi[18].
Tại Châu Âu số người mắc bệnh trầm cảm và tự tử tăng đột biến vì khủng hoảng, ¼ dân số Châu Âu tương đương ( 215 triệu người) sẽ bị rối loạn tâm lý do cuộc sống quá khó khăn [ 21].
Nghiên cứu ở các nước châu Á – Thái Bình Dương cho thấy: Ở Australia thì tỷ lệ trầm cảm cao hơn một số nước khác ( 20 - 30% dân số), Ở một số nước châu
Á như Trung Quốc, theo tác giả Chen R, tỷ lệ trầm cảm ở người già trên 60 tuổi khu vực nông thôn là 6%, ở khu vực thủ đô là 3,6%. Hàng năm Trung Quốc có khoảng 300 000 người tự tử (thực tế có thể cao hơn nữa), nữ tự sát nhiều hơn nam theo tỷ lệ 3:1; nông thôn tử tử nhiều hơn thành phố theo tỷ lệ 3:1 [16], [ 21].
WHO dự đoán rằng năm 2020 sẽ có khoảng 121 triệu người mắc bệnh trầm cảm, mỗi năm căn bệnh này cướp đi trung bình 850 000 mạng người và căn bệnh này sẽ xếp hàng thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Thế nhưng ngày 4/7/2017 ( Ngày sức khỏe thế giới ) vừa qua WHO cho biết thế giới đã có hơn 350 triệu người mắc bệnh trầm cảm , mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu người tự tử. Điều này cho thấy số người mắc bệnh trầm cảm và tự sát vì bệnh này trên thế giới đã tăng quá nhanh trong những năm gần đây [ 21].
2.2.2. Trực trạng trầm cảm ở Việt Nam
Có nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học trầm cảm cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cộng đồng khoảng từ 3 đến 8%. Đối với các nghiên cứu ở đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ sau sinh cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn nhiều.
Theo TS. BS Tô Thanh Phương thì có khoảng 15% dân số nước ta có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Phần lớn người bệnh trầm cảm nặng thuộc lứa tuổi từ 16 – 35 tuổi [9].
Trầm cảm ở đối tượng đặc biệt như phụ nữ sau sinh, theo tác giả Lương Bạch Lan (2009), tỷ lệ mắc trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh là 11,6%, các yếu tố liên quan làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm như thời gian nằm viện của con trên 30 ngày, không khỏe khi mang thai, tử vong sơ sinh [ 6 ].
Một nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm năm 2010 tại xã Quất Động, Thường Tín Hà Tây cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm là 8,35% dân số ≥ 15 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là 5/1. Tỷ lệ mắc ở độ tuổi 30-59 là 58,21%, từ 60 tuổi trở lên là 36,9%. Tỷ lệ mới mắc là 0,48%. Đại đa số bệnh nhân (94,24%) mắc bệnh trên 1 năm. Số mắc bệnh trên 4 năm có tỷ lệ 70,3%. Tính chất tiến triển mạn tính rất rõ rệt (93,6% là trầm cảm tái diễn) [ 9 ].
Theo Trần Văn Cường (2011), điều tra dịch tễ 10 bệnh tâm thần tại 8 địa điểm của các vùng sinh thái khác nhau, cho kết quả về tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần là 12,5%, trong đó rối loạn trầm cảm F 32: 2,4% dân số. Tỷ lệ bệnh nhân khám tại
các cơ sở y tế nhà nước là 31,9%; tại các cơ sở y tế tư nhân là 21,9% và số người bệnh chưa bao giờ đi khám là 68,5%. Thái độ của gia đình, cộng đồng đối với người bệnh còn xa lánh, hắt hủi chiếm 68,5% [ 2].
Số người mắc bệnh trầm cảm gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng, tỷ lệ người bệnh trầm cảm vừa và nặng đến khám và điều trị tại các Bệnh viện chuyên khoa những năm gần đây cũng tăng cao.Theo TS Nguyễn Doãn Phương - Viện trưởng Viện Sức Khỏe Tâm Thần (Bệnh viện Bạch Mai) tại Hội thảo “ Trầm cảm hăy cùng tṛ chuyện” được tổ chức tại viện ngày 4/4/2017 cho biết: Tại Việt nam hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%, bệnh trầm cảm xảy ra ở mọi lứa tuổi và có xu hướng trẻ hóa phổ biến trong độ tuổi từ 18 -45 tuổi, mỗi năm số người tự sát do trầm cảm ở Việt Nam từ: 36 000 – 40 000 người. Trong năm 2016 Viện khám và điều trị trầm cảm 19.000 người bệnh (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân.( chiếm 13,0%). Một nghiên cứu mới nhất tại viện năm 2016 cho thấy những bệnh nhân từ 45 tuổi bị trầm cảm có 36,5% bệnh nhân có ý tưởng, hành vi tự sát.
Đi đôi với sự phát triền kinh tế xã hội, cuộc sống nhiều áp lực khiến trầm cảm ngày càng phổ biến, những năm gần đây trầm cảm do Stress, sang chấn tâm lý rất nhiều, trầm cảm với nhiều triệu chứng cơ thể: đau đầu, đau lưng, đau khớp … sự mặc cảm, định kiến đối với bệnh tâm thần trong nhân dân nên có đến 80% người bệnh trầm cảm chậm chễ trong việc phát hiện và điều trị đúng chuyên khoa. Ở Việt Nam sau khi nghiên cứu các trường hợp trước đây chẩn đoán là suy nhược thần kinh các Bác sỹ nhận thấy phần lớn NB đủ tiêu chuẩn chấn đoán trầm cảm.Việc điều trị trầm cảm phải kéo dài, liệu pháp hóa dược đôi khi có tác dụng không mong muốn nên bản thân NB và gia đình NB không tuân thủ, bỏ điều trị [ 15 ].
Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và chăm sóc người bệnh trầm cảm nói riêng thì công tác chăm sóc NB tại Bệnh viện và chăm sóc NB dựa và cộng đồng đều có ý nghĩ hết sức quan trọng, góp phần phát hiện sớm bệnh, điều trị và hỗ trợ người bệnh tái hòa nhập cộng đồng. Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bệnh trầm cảm tại cộng đồng đã được triển khai tại nhiều tỉnh thành trong cả nước như ở Quảng Ninh ( năm 2015), Khánh Hòa ( năm 2016)... Hiệu quả của mô hình này đã được tổng kết đánh giá bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc phát hiện sớm, có can thiệp điều trị và hỗ trợ tâm lý
cho người bệnh trầm cảm tại cộng đồng. Tuy vậy việc đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh trầm cảm trong các Bệnh viện chuyên khoa cũng như Trung tâm y tế chưa được quan tâm nhiều.