XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại bệnh viện tâm thần yên bái năm 2018 (Trang 42 - 45)

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM

4.1. Giải pháp về quản lý

- Xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể cho điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh trầm cảm.

- Tăng cường hoạt động giám sát đánh giá các hoạt động chăm sóc người bệnh trầm cảm. Xây dựng các bảng kiểm để đánh giá được các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.

- Từng bước hoàn thiện các công trình hạ tầng giúp người bệnh có cơ sở để tham gia các hoạt động ngoại khóa với mục đích trị liệu.

4.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Từng bước bố trí cho điều dưỡng được đào tạo chuyên sâu chuyên nghành; cử diều dưỡng tham gia các khóa đào tạo tập huấn kiến thức về tâm lý lâm sàng.

-Tổ chức nhiều khóa đào tạo tại chỗ về kỹ năng mềm cho đội ngũ điều dưỡng.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông, nhất là truyền thông về phòng chống bệnh trầm cảm tại cộng đồng.

- Tập huấn cho điều dưỡng nhất là điều dưỡng mới vào nghề để thống nhất quy trình chăm sóc người bệnh.

- Đào tạo liên tục và đào tạo lại hàng năm cho bác sỹ trẻ, các bác sỹ và các điều dưỡng viên trong bệnh viện tâm thần nói chung để họ họ cập nhập được những kiến thức mới, nhưng phương pháp điều trị mới để điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

- Thường xuyên cấp nhập kiến thức về bệnh để năng cao năng lực cho hệ thống điều dưỡng cụ thể:

+ Điều dưỡng viên phụ trách tìm hiểu người bệnh để lên kế hoạch chăm sóc người bệnh cho phù hợp.

+ Động viên, quan tâm và giúp đỡ người bệnh bị trầm cảm.

+ Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho người bệnh người nhà người hiểu rõ thế nào là bệnh trầm cảm.

`+ Khi người bệnh chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, và cách uống thuốc như thế nào.

+ Sau khi cho người bệnh dùng thuốc phải theo dõi và hướng dẫn phát hiện tác dụng phụ của thuốc.

+ Giải thích cho người nhà biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc.

+ Phục hồi chức năng sau khi người bệnh điều trị ổn định. Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân.Sắp xếp chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

+ Các liệu pháp tâm lý- xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của người bệnh, giúp người bệnh có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.

+Nhân viên y tế dạy cho người bệnh kỹ năng cộng đồng như: sử dụng các dịch vụ trong bệnh viện, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, đi du lịch tránh stress, sử dụng điện thoại, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

+ Giáo dục cho họ nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

4.3. Các giải pháp khác

4.3.1. Đối với Bệnh viện và mạng lưới y tế cơ sở

- Tăng cường công tác truyền thông tại bệnh viện, trên các phương tiện truyền thông, tờ rơi, áp phích tại các địa phương, để người dân sớm nhận biết các hình thái, biểu hiện, tác hại do bệnh trầm cảm gây ra và ý thức được về bênh để họ sớm đưa người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

- Bệnh viện phối hợp với các cơ sở y tế tuyến huyện và xã điều tra dịch tễ học trầm cảm cấp cơ sở. Liên hệ với các tổ chức tại địa phương để tạo điều kiện cho người bệnh trầm cảm tái hòa nhập cộng đồng như gọi điện mời họ tham gia vào các hoạt động hằng ngày của bạn và mọi người.

- Bệnh viện thành lập khoa trị liệu tâm lý và phục hồi chức năng cho người bệnh có những rối loạn liên quan đến trầm cảm để nâng cao chất lượng chuyên môn đem lại hiệu quả điều trị lâu dải.

- Thực hiện tốt quy định chuyên môn về chuyển tuyến, giữ mối liên hệ thường xuyên với Y tế cơ sở và người nhà bệnh nhân bị bệnh trầm cảm để kịp thời tư vấn hỗ trợ chuyên môn khi cần.

- Nâng cao hiệu quả quản lý người bệnh tại cộng đồng:

Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở, gia đình người bệnh, để họ nắm chắc thêm kiến thức về bệnh như kỹ năng chăm sóc người bệnh, phát hiện các triệu chứng cấp cứu để đưa người bệnh đi điều trị.

4.3.2. Đối với gia đình người bệnh

- Gia đình người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh trầm cảm không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ người bệnh tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.

- Gia đình tuyệt đối không tỏ thái độ thờ ơ, coi thường mà phải luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, tạo cho người bệnh tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề, làm công việc bếp núc, nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa...

- Gia đình người bệnh cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên như tâm trạng lo lắng, buồn chán, phiền muộn...

- Khi người bệnh rơi vào trạng thái trầm buồn, sa sút thì gia đình cần vệ sinh cho người bệnh khi họ không thể tự làm được.

- Khi người bệnh ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để người bệnh rơi vào trạng thái thụ động hãy làm việc gì đó với họ như lao động nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của người bệnh, đừng bắt họ làm việc quá khả năng của họ

- Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm người bệnh trầm cảm.

- Quản lý thuốc chặt chẽ và cho NB uống đều hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, phát hiện tác dụng phụ của thuốc hay triệu chứng của bệnh báo cáo kịp thời cho bác sỹ chuyên khoa.

- Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại bệnh viện tâm thần yên bái năm 2018 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)