3. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM TẠI BỆNH
3.2. Nghiên cứu một trường hợp bệnh cụ thể
- Họ và tên người bệnh: Hoàng Thị Mùi - Tuổi: 51
- Giới tính: Nữ - Dân tộc: Tày
- Nghề nghiệp: Làm ruộng
- Địa chỉ: Nặm Trọ - Lâm Thượng – Lục Yên – Yên Bái - Ngày vào viện: 22/5/2018
- Lý do vào viện: Đau đầu,mất ngủ, buồn chán - Chẩn đoán: Giai đoạn trầm cảm vừa
3.2.1. Quá trình bệnh lý
Theo chồng người bệnh cho biết người bệnh phát triển tâm thần và thể chất bình thường, học hết lớp 7 thì ở nhà lấy chồng sinh được 2 con một trai và một gái, các con hiện đã lập gia đình. Người bệnh luôn chăm chỉ làm ăn, quan tâm con cháu cũng như bà con trong làng.
Cách đây khoảng 1 năm người bệnh có biểu hiện ngủ thất thường khó đi vào giấc ngủ, thường hay mệt mỏi khi làm việc ngay cả trong các công việc đơn giản thường ngày hay bỏ rở công việc, không còn quan tâm chăm chút các cháu như trước đây nữa,ít nói chuyện, hành vi chậm chạp thường hay ngồi lâu một chỗ hoặc nằm lì trên gường, thỉnh thoảng kêu đau đầu, đau ngực, ăn uống ít dần kêu không cảm giác ngon miệng, thấy vậy gia đình đưa đến khám tại bệnh viện huyện điều trị theo đơn, tình trạng trên thuyên giảm ít. Về nhà người bệnh hay cáu gắt với lý do bình thường sau đó lại ngồi khóc. Thấy vậy gia đình đưa đến bệnh viện Tâm thần điều trị, ra viện với chẩn trầm cảm, được kê đơn điều trị, những ngày đầu người bệnh uống đều sau đó bỏ không tái khám và uống thuốc.
Khoảng 3 tháng nay bệnh tái phát trở lại, người bệnh đêm mất ngủ, có đêm thức trắng, luôn cảm thấy mệt mỏi nên không muốn tham gia công việc trước đây, chỉ vận động một chút đã thấy mệt dã rời, ngay cả vệ sinh cá nhân buổi sáng cũng làm cho người bệnh thấy rất mệt không thể thực hiện được nên hầu như không tham gia lao động được, người bệnh luôn trong trạng thái buồn bã, không quan tâm đến bất cứ thứ gì, kèm theo có cơn tức ngực, khó thở, mủi lòng dễ khóc mỗi khi có người hỏi thăm, ăn kém ăn không có cảm giác ngon miệng nên ăn rất ít, gầy sút cân giảm gần 10kg trong 3 tháng.Thấy vậy, gia đình đưa người bệnh trở lại Bệnh viện tâm thần Yên Bái để khám và điều trị.
3.2.2. Khám bệnh
8h ngày 22/5/2018
+ Thể trạng: Gầy (cao: 158 cm, nặng: 42 kg) + Dấu hiệu sinh tồn: Mạch: 76 lần/phút Huyết áp: 110/70 mmHg Nhiệt độ: 36,80C
Nhịp thở: 18 lần/phút
- Tuần hoàn: Nhịp tim đều, nghe tiếng T1, T2 rõ - Hô hấp : Lồng ngực hai bên cân đối, nhịp thở đều
- Tiêu hóa : Bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy - Thận, tiết niệu, sinh dục : Bình thường
- Cơ, xương, khớp : Bình thường - Tai, mũi, họng : Bình thường - Răng, hàm, mặt : Bình thường
- Các bệnh lý khác : Chưa thấy có biểu hiện bệnh lý - Các xét nghiệm cận lâm sàng đã được làm:
+ Xét nghiệm máu
+ Test Beck: kết quả trầm cảm vừa.
- Thần kinh :
+ Không có tổn thương liệt khu trú + Đáy mắt : Chưa soi
+Vận động tứ chi : Không hạn chế vận động tứ chi. +Trương lực cơ : Bình thường
+Cảm giác ( nông, sâu ): Không rối loạn
+Phản xạ : Phản xạ gân xương đáp ứng đều hai bên
- Tâm thần:
+ Biểu hiện chung : Tiếp xúc được, ăn mặc gọn gàng
+Ý thức định hướng : Không gian, thời gian, bản thân : Xác định đúng
+Tình cảm, cảm xúc : Khí sắc trầm buồn,xu hướng ít nói, ít giao tiếp, đang nói lại khóc.
+Tri giác : Không có ảo tưởng, ảo giác
+Tư duy : Hình thức : Ngôn ngữ chậm rời rạc, giọng nói thiếu lực Nội dung : Không có hoang tưởng, ám ảnh
+ Hành động ý trí : Suy giảm (Chậm chạp, nằm nhiều, giảm quan tâm thích thú)
+Hoạt động bản năng : Ăn ngủ kém +Trí nhớ : Giảm
+Trí năng : Giảm
+Chú ý : Giảm tập trung chú ý + Hoàn cảnh gia đình : Trung bình + Trình độ văn hóa: 7/10
- Tiền sử:
+ Bản thân: Sự phát triển thể chất, tâm thần hoàn toàn bình thường. Bị bệnh lần đầu cách đây 1 năm
+ Gia đình: Không có ai mắc bệnh tâm thần
- Các thuốc đang dùng cho người bệnh: +Seduxen 5mg x 02 viên ( uống 20h)
+Asentra 50mg x 02 viên ( uống 1 viên 9h và 1 viên 20h) + Dogtapine 50mg x 02 viên (uống 1 viên 9h và 1 viên 20h ) + Savi Urso 300mg x 02 viên (uống 1 viên 9h và 1 viên 20h )
+Lilonton 3g/15ml x 02 ống ( tiêm tĩnh mạch 1 ống 9h và 1 ống 15h)
3.2.3. Chăm sóc
Trong thời gian người bệnh nằm viện tôi đánh giá hoạt động hàng ngày của người bệnh như sau (Từ ngày 22/5/2018 đến ngày 10/6/2018):
- Người bệnh tỉnh, tiếp xúc được, đêm ít ngủ, trả lời chậm chạp, nhiều câu hỏi đơn giản một lúc sau người bệnh mới trả lời, giọng nói thiếu lực.
- Khí sắc người bệnh trầm buồn, không biểu lộ cảm xúc, nét mặt không thay đổi khi giao tiếp, dễ khóc.
- Người bệnh ngủ ít, ăn kém không có cảm giác ngon miệng, gia đình động viên mỗi bữa cũng chỉ ăn được chút ít.
- Người bệnh thực hiện các sinh hoạt cá nhân: Gia đình và điều dưỡng phải động viên, hướng dẫn kích lệ mới thực hiện được vệ sinh cá nhân mỗi buổi sáng một cách khó khăn; Vệ sinh cá nhân xong là lại nằm vì mệt mỏi.
- Dấu hiệu sinh tồn : + Mạch: 76 lần/phút
+ Huyết áp: 110/70 mmHg + Nhiệt độ: 36,80C
+ Nhịp thở: 18 lần/phút
* Các hoạt động chăm sóc người bệnh
- Người bệnh vào viện điều đưỡng tiếp xúc với người bệnh, người nhà người bệnh phổ biến các nội quy, quy định của bệnh viện, động viên người bệnh yên tâm điều trị.
- Thực hiện y lệnh thuốc hàng ngày: 10h:
+ Asentra 50mg x 1 viên ( uống ) + Dogtapine 50mg x 1 viên ( uống ) + Savi Urso 300mg x 1 viên ( uống ) + Phalintop 10ml x 1 ống (uống ) - Theo dõi sát diễn biến bệnh.
+ Hiện tại người bệnh tỉnh, tiếp xúc chậm giọng nói thiếu lực. Chưa tham gia các hoạt động vệ sinh buồng bệnh, đi bộ, tập thể dục và các hoạt động liệu pháp khác.
+ Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt - Cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh:
+ Điều dưỡng hướng dẫn gia đình thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ,cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nhiều chất xơ, bữa ăn cần phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lượng:
Bữa sáng ăn một bát tô cháo hoặc phở, bữa trưa ăn hai bát cơm với canh rau thịt, bữa tối ăn hai bát cơm rau, đậu, ngoài ra gia đình cho người bệnh ăn thêm sữa tươi, hoa quả cho người bệnh ăn xa các bữa ăn, uống đủ nước trong ngày. Khuyến khích người bệnh đi xuống bếp ăn tập thể để ăn cùng gia đình động viên người bệnh ăn hết khẩu phần, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi người bệnh ăn trong nhà ăn tập thể.
+ Điều dưỡng đã cùng gia đình động viên người bệnh ăn, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi người bệnh ăn trong bếp ăn tập thể. Qua quan sát thấy người bệnh chưa ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
Người bệnh lười vệ sinh cá nhân, gia đình cũng ít chú ý đến vệ sinh cá nhân cho người bệnh do họ cũng mệt mỏi chán nản.
+ Điều dưỡng hướng dẫn người nhà vệ sinh cá nhân đưa người bệnh ra phòng tắm, gội đầu và tắm, thay quần áo sạch cho người bệnh vào 15h hàng ngày, đánh răng ngày 2 lần trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy.
+ Cùng với người nhà động viên nhắc nhở và hỗ trợ người bệnh về sinh cá nhân.
- Đảm bảo giấc ngủ cho người bênh: Người bệnh ngủ ít, điều dưỡng hướng dẫn không cho người bệnh ngủ trưa, không cho người bệnh đi ngủ quá sớm, tránh đở người bệnh nằm trên giường xuất ngày, yêu cầu người bệnh vận động trong ngày tránh vận động nhiều vào buổi tối vì sẽ gây khó ngủ.
- Người bệnh nằm nhiều ít giao tiếp, ít vận động:
Điều dưỡng đã tiếp xúc để chuyện trò, động viên người bệnh , nắm được những suy nghĩ tâm tư tình cảm để có nâng đỡ về mặt tinh thần, có thể tìm hiểu được nguyên nhân , ngồn gốc dẫn đến người bệnh trở lên buồn chán.
+ Gần gũi, hướng dẫn người bệnh làm một số công việc như : dọn dẹp đồ của mình trong phòng, quét phòng, đi bộ quoanh khuân viên bệnh viện....
+ Động viên người bệnh ngồi dậy tham gia nói chuyện với những người cùng phòng, đi lại ra phòng xem ti vi, ra sân xem đánh bóng truyền.
- Quản lý người bệnh.
+ Sắp xếp người bệnh trầm cảm vào buồng bệnh cùng với người bệnh ổn định để theo dõi.
+ Loại bỏ vật dụng nguy hại đến đến tính mạng người bệnh như ( dao kéo, dây, vật sắc nhọn...).
+ Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh khi giao ca, giao trực, lúc giao thời và đêm khuya đặc biệt là giai đoạn người bệnh tỉnh táo đủ sức khỏe để thực hiện hành vi tự sát. Thực hiện nghiêm túc quay định về bàn giao người bệnh khi giao ca.
+ Đi tua buồng bệnh 30 phút/ lần
+ Thông báo kịp thời cho bác sĩ và nhân viên trong khoa về diễn biến của người bệnh để cùng phối hợp.
- Khi bệnh đang nằm viện: Điều dưỡng tư vấn cho người bệnh và gia đình Với người bệnh:
+ Hướng dẫn người bệnh tham gia lao động liệu pháp, vui chơi giải trí
+ Động viên, giải thích, khuyên giải người bệnh loại bỏ ý nghĩ buồn phiền, chán nản cùng hòa đồng với mọi người xung quanh.
+ Nên đi lại vận động, không nên ủ rũ buồn phiền ngồi một chỗ Đối với gia đình:
+ Gia đình phải thường xuyên gần gũi, động viên an ủi người bệnh + Biết động viên chuyên giải người bệnh yên tâm, tin tưởng vào điều trị + Biết tạo không khí vui tươi, tránh sang chấn tâm lý người bệnh
+ Tăng cường cùng người bệnh đi dạo, xem ti vi, xem đánh truyền để người bệnh được vui vẻ phần nào giúp người bệnh lãng quên đi những buồn phiền, những ý nghĩ xấu, những hiểu biết lệch lạc về bệnh tật.
+ Thường xuyên gân gũi theo dõi người bệnh để phát hiện kịp thời những ý tưởng và hành vi tự sát ( nếu có ).
+ Loại bỏ các vật dụng nguy hại đến tính mạng và kiểm tra chặt chẽ việc uống huốc của người bệnh, phòng ngừa dấu thuốc để thực hiện hành vi tự sát.
+ Biết chăm sóc vệ sinh cho người bệnh nếu người bệnh không tự làm. + Nắm được chế độ ăn uống của người bệnh để cung cấp đủ năng lượng, đủ chất và vitamin. Nếu người bệnh không ăn động viên khuyên giải cho người bệnh ăn và báo cáo Bác sĩ hoặc Điều dưỡng để có biện pháp xử trí kịp thời.
- Khi người bệnh chuẩn bị ra viện trở về cộng đồng điều dưỡng tư vấn Cho người bệnh:
+ Uống thuốc đều, đúng giờ theo đơn của bác sĩ. + Người bệnh luôn tin tưởng vào sự điều trị của bác sĩ.
+ Không nên hoặc hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá...
+ Hãytạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ và thoải mái Cho gia đình người bệnh:
+ Thường xuyên quan tâm động viên an ủi người bệnh.
+ Tạo môi trường gia đình xã hội hài hòa, tránh gây sang chấn tâm lý cho người bệnh.
+Quản lý thuốc chặt chẽ, bảo quản cho người bệnh uống đề phòng người bệnh dấu thuốc, tích thuốc để thực hiện hành vi tự sát.
+ Khi dùng thuốc nếu thấy có dấu hiệu bất thường đưa người bệnh đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa tâm thần khám ngay.