3. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM TẠI BỆNH
3.3. Một số ưu điểm và tồn tại
3.2.3.1. Ưu điểm
1. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế quản lý buồng bệnh và buồng thủ thuật. Điều dưỡng đã hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh cụ thể các nội quy khoa phòng và bệnh viện.
2. Tham gia thường trực theo đúng quy chế thường trực dưới sự phân công của Điều dưỡng trưởng khoa.
3. Thực hiện bàn giao người bệnh giữa giờ hành chính và giờ trực cho điều dưỡng trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõi, chăm sóc đối với từng người bệnh nhất là những người bệnh nặng.
4. Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc.
5. Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện. 6. Chăm sóc theo đúng phân cấp chăm sóc: phân công chăm sóc cụ thể và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sỹ điều trị sử lý kịp thời.
7.Ghi những thông số, dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử lý và phiếu theo dõi chăm sóc theo đúng quy định.
8. Đã hướng dẫn cho người bệnh và gia đình thực hiện chế độ sinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh, tạo không khí vui vẻ thân thiện trong bữa ăn.
9.. Tham gia công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sóc người bệnh khi được điều dưỡng trưởng khoa phân công.
10. Động viên người bệnh yên tâm điều trị, bản thân thực hiện tốt quy định y đức và chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
3.2.2. Tồn tại:
- Điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh còn sơ sài, chưa đầy đủ nhu cầu được chăm sóc của người bệnh.
- Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh để giúp đỡ họ về mặt tâm lý thể hiện ở thời gian tiếp xúc nói chuyện với người bệnh còn ít.
- Điều dưỡng chưa làm tốt việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh, điều dưỡng đến buồng bệnh chủ yếu hướng dẫn về cách chăm sóc, cho người bệnh ăn uống, vệ sinh, sự giải thích về bệnh, nguyên nhân gây bệnh hầu như chưa có làm cho người bệnh và gia đình không hiểu hết về bệnh.
- Tính chủ động trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng chưa cao chưa phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của ho, hàng ngày chỉ dừng lại ở công việc cho người bệnh uống thuốc hay tiêm truyền theo y lệnh, nhắc nhở người bệnh tự vệ sinh cá nhân hay người nhà vệ sinh cho người bệnh.
- Sau khi cho người bệnh dùng thuốc nhân viên y tế chưa theo dõi thường xuyên để phát hiện tác dụng phụ của thuốc, mà chủ yếu do người nhà báo cáo lại.
- Hoạt động giám sát, đánh giá của điều dưỡng trưởng chưa thường xuyên và hiệu quả.
- Bếp ăn tập thể của bệnh viện hoạt động chưa hiệu quả, chưa thực hiện được việc cung cấp xuất ăn, chế độ ăn đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng cho người bệnh mới chỉ dừng lại ở việc điều dưỡng hướng dẫn thực hiện chế độ ăn.
- NVYT chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý, bổ trợ dùng cho người bệnh ( Tâm lý, thư giãn, thể dục…) Thời gian tiếp xúc với người bệnh còn ít,việc tổ chức các hoạt động tập thể tại khoa như thể dục thể thao, lao động làm vườn…gần như không có.
- Kỹ năng mềm ( Kỹ năng hỏi, lắng nghe, chia sẻ…) của điều dưỡng còn rất hạn chế.
* Đối với người nhà người bệnh:
- Chế độ lao động, làm việc, dinh dưỡng của người bệnh trầm cảm còn chưa được gia đình người bệnh trú trọng lắm như ăn những thức ăn dễ tiêu, giàu năng lượng, hợp khẩu vị với người bệnh. Yêu cầu người bệnh ngôi dậy, đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong phòng, nhặt rau, nấu cơm, quét nhà, chơi các môn thể thao mà trước đây người bệnh ưa thích.
- Chưa thực sự phối hợp với NVYT để động viên và giao cho người bệnh những công việc nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của người bệnh.