2.7.1. Tiêu chuẩn đánh giá và thang đo kiến thức
Với mỗi câu hỏi về kiến thức, điểm được đánh giá bằng cách cho điểm và điểm được tính theo lựa chọn của từng câu, mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm, sai sẽ không được điểm
-Kiến thức về dinh dưỡng và SDD của NB( A1 đến A5), điểm tối đa là 17 điểm.
- Kiến thức về hỗ trợ dinh dưỡng cho NB(C1 đến C8), điểm tối đa là 12 điểm.
- Kiến thức về chế độ ăn thường dùng trong bệnh viện (D1 đến D11), điểm tối đa
là 13 điểm.
- Kiến thức về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng: ( E1 đến E5), điểm tối đa là 9 điểm.
Tổng điểm kiến thức của 5 nhóm kiến thức tối đa là65 điểm.
Đánh giá kiến thức của ĐD được xác định bằng cách lấy tổng số điểmĐDđạt được chia cho tổng số điểm chuẩn và được biểu thị bằng tỷ lệ %.Căn cứ quy chế đánh giá, xếp loại của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/12/2011[5] và tham khảo cách phân loại của tác giả Chu Anh Văn [37]. Mức độ kiến thức được phân loại cụ thể như sau:
Bảng 2. 1.Phân loại mức độ kiến thức
Điểm đạt Phân loại Xếp loại
< 50% Kém Không đạt ≥50 - < 70% Trung bình ≥ 70 - <80% Khá Đạt ≥ 80% Tốt
2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá thái độ
Đánh giá thái độ có 8 quan điểm được ra tương ứng với 8 câu trong phiếu điều tra: từ câu F1 đếnF8.
Sử dụng thang đo Likert để tính điểm. Với mỗi quan điểm sẽ có 5 mức để đánh giá: rất không đồng ý, không đồng ý, không ý kiến, đồng ý và rất đồng ý.
Cách tính điểm của 1 quan điểm như sau:
Bảng 2. 2. Cách tính điểm một quan điểm
Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý
kiến Đồng ý Rất đồng ý
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
Thái độ không tích cực Thái độ tích cực
Thái độ chung về chăm sóc dinh dưỡng của ĐD được đánh giá bằng tổng số điểm của cả 8 câu hỏi. Áp dụng cách phân loại của Chu Anh Văn [37], thái độ của ĐD được phân loại cụ thể như sau: ĐD được đánh giá là có thái độ tích cực với
công tác chăm sóc dinh dưỡng nếu có thái độ tích cực ở tất cả 8 quan điểm (tức là được ≥ 4 điểm ở tất cả 8 câu).
2.7.3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành chăm sóc dinh dưỡng
Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng được đánh giá qua hai ĐTNC: thực hành của ĐD về công tác chăm sóc dinh dưỡng và qua ý kiến đánh giá của NB. Ý kiến đánh giá của NB sẽ không tính điểm và phân loại mức độ mà chỉ thực hiện thống kê tần số, tỷ lệ để làm rõ hơn thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của ĐD tại bệnh viện.
Đánh giá thực hành của ĐD:
Mỗi câu trả lời có chọn ý về chăm sóc dinh dưỡng được 1 điểm, không chọn được 0 điểm.Điểm thực hành tối đa là 11 điểm.
Áp dụng cách phân loại của Chu Anh Văn [37], thang đo đánh giá thực hành được phân loại thành 2 mức:
Thực hành đạt nếu đạt số điểm ≥ 70% tổng số điểm (≥8 điểm) và trong đó phải trả lời đúng cả 3 câu G4, G7 và G9 ;
Không đạt nếu đạt số điểm < 70% tổng sổ điểm (< 8 điểm)hoặc trả lời không đúng một trong ba câu G4, G7 và G9.
2.7.4. Khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Chăm sóc dinh dưỡng:làmộtnhóm cáchoạtđộngkhácnhaunhằmđáp
ứngnhucầudinhdưỡngvàchămsócdinhdưỡngcầnthiếtcủaNB[36].
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng: là xác định chi tiết, đặc hiệu và toàn diện
tình trạng dinh dưỡng NB. Việc đánh giá này được thực hiện bởi các cán bộ được đào tạo về dinh dưỡng như cán bộ y tế, tiết chế, điều dưỡng[36].
Chế độ ăn bệnh lý: suất ăn dành cho người bệnh. Tùy từng bệnh mà thay đổi
khẩu phần ăn: tăng chất này lên hay giảm chất kia xuống cho phù hợp [36].
Hướng dẫn chế độ ăn: là lời khuyên đối với cá thể hoặc cộng đồng với mong
muốn thay đổi hành vi ăn uống và khẩu phần ăn vào để đạt mục tiêu sức khỏe cho cá thể hoặc cộng đồng[36].