Thực trạng của vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng với người bệnh tăng huyết áp tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 37 - 40)

Ở Việt Nam (2012), tỷ lệ tăng huyết áp chung là 25,1%, ở nam là 28,3% và 23,1% ở nữ. Trong số tăng huyết áp có 48,4% đã biết về tình trạng THA của họ, 29,6% đã điều trị và 10,7% đạt được HA mục tiêu. Tăng huyết áp ở thành thị 32,7%, cao hơn đáng kể so với nông thôn 17,3%. Trong số những người đã biết bị THA, có 61,1% đã điều trị và trong số các bệnh tăng huyết áp được điều trị có 61,1% đã kiểm soát tốt [38]. Như vậy, tăng huyết áp là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Tỷ lệ THA trong số người lớn là khá cao, trong khi tỷ lệ nhận thức đúng, tham gia điều trị và kiểm soát THA còn thấp. Việt Nam cần cấp thiết để xây dựng chiến lược quốc gia để cải thiện công tác phòng chống và kiểm soát THA [22].

Theo thông báo của Bộ Y tế tại Hội nghị về công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, ở Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm đã chiếm đến 66% tổng gánh nặng bệnh tật và 73% tổng số ca tử vong hằng năm. Có đến 60% người mắc tăng huyết áp chưa được phát hiện bệnh, chỉ có 14% bệnh nhân THA và gần 0% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định, có một tỷ lệ lớn về THA được phát hiện tình cờ qua các cuộc điều tra [23], tình trạng bỏ sót chẩn đoán THA đã và đang xảy ra [24]. Cùng với sự gia tăng các yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ người mắc bệnh được phát hiện và quản lý tại cộng đồng còn rất thấp. Tác giả Hồng Mùng Hai (2014), nghiên cứu tình hình tăng huyết áp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan, đồng thời đánh giá kết quả can thiệp kiểm soát bệnh tăng huyết áp. Với thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang và can thiệp cộng đồng, ở những người từ 25 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 20,75%. Riêng ở nữ giới là 21,6% và ở nam giới là 19,8%. Tỷ lệ tăng huyết áp tăng lên theo tuổi [25]. Nghiên cứu trên 1.200 đối tượng trung niên (40-59 tuổi) thuộc 104 xã thuần nông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa của Đỗ Thái Hòa, Trương Việt Dũng và cộng sự (2014), cho thấy, tỷ lệ THA là 19,7% [26]. Theo Ngô Trí Tuấn, Hoàng Văn Minh và cộng sự, nghiên cứu về: Tăng huyết áp ở người dân 40-79 tuổi tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA của nhóm ĐTNC là 5,7%, tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ là 1,53 lần [27]. Nghiên cứu về tỷ lệ

Lâm, Hà Nội, năm 2011, cho thấy: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 207 người cao tuổi (người từ 60 tuổi trở lên). Kết quả cho thấy 45% người cao tuổi bị THA, trong đó có hơn 1/3 người cao tuổi không biết mình bị THA [28]. Nghiên cứu tỷ lệ hiểu biết đúng của người dân về bệnh THA trên 2085 đối tượng từ 25 tuổi trở lên sống tại Hà Nội, năm 2012 của tác giả Chu Thị Thu Hà cho thấy: Hiểu biết của người dân về bệnh THA, có 99% đối tượng trả lời phỏng vấn biết phải theo dõi huyết áp để phát hiện bệnh THA; 99,6% nắm được bệnh THA là nguy hiểm, và 9,4% đối tượng được hỏi biết cần phải đo huyết áp thường xuyên, hằng ngày. Nhưng đạt cả 10 nội dung về hiểu biết về bệnh THA chỉ có 2,4%; có 55,7% nắm được trên 5/10 nội dung về bệnh THA. Hiểu biết của người dân về các biến chứng liên quan đến bệnh THA: 90% số người được hỏi cho rằng biến chứng của THA là đột quỵ, tiếp sau đó là suy tim chiếm (76,7%), đau đầu (51,8%), suy thận (14,3%), giảm thị lực và mù lòa (12,9%), mệt mỏi và gầy sút (10,3%) [29].

Đã có một số nghiên cứu tại Việt Nam chỉ ra rõ ràng về hiệu quả của TVGDSK đến việc cải thiện bệnh lý THA. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và CS (2008) “Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng” trên đối tượng người trưởng thành từ 25 tuổi trở lên tại xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội cho hiệu quả tốt: Bằng hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tài liệu, giáo dục sức khỏe qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ và cấp thuốc hạ áp điều trị miễn phí. Sau 1 năm can thiệp (tháng 5/2005 đến tháng 5/2006) đã làm thay đổi sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về THA và các bệnh liên quan đến THA từ 77,4% lên 85,7%. Biết về bệnh lý tim mạch tăng từ 59,1% lên 71,6% và biết đo HA thường xuyên để phát hiện THA từ 81% lên 82,5%, các chỉ số hiểu biết có lợi cho bệnh tăng huyết áp của người dân đạt 78,9% đến 86,7%. Thực hành của đối tượng tăng huyết áp về lối sống lành mạnh đạt 48,3% - 52,9%. Kiểm soát được HA mục tiêu là 87,4%, tỷ lệ đối tượng bị THA trong quá trình can thiệp đã có số đo huyết áp trở về bình thường từ 74,7% - 84,3% [30].

Nghiên cứu của Lại Đức Trường (2011) về nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Thái Nguyên và hiệu quả của nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý đã tiến hành điều tra cắt ngang trên đối tượng người dân độ tuổi 25 - 64 và thực hiện nghiên cứu bản thử nghiệm so sánh trước sau có đối chứng trên đối tượng độ tuổi 45 - 64 ở xã can thiệp (Huống Thượng) và xã đối chứng (Yên Đổ) từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 1 năm 2010. Mô hình nghiên cứu sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý phòng

chống các bệnh không lây nhiễm được áp dụng tại xã can thiệp trong nghiên cứu này và gồm các cấu phần: Truyền thông giáo dục sức khỏe, huy động sự tham gia và thúc đẩy hành động cộng đồng, quản lý các đối tượng có nguy cơ cao và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế về kỹ năng truyền thông về phòng chống bệnh không lây nhiễm trong đó có tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ, kết quả cho thấy: Mô hình đã làm tăng cường hiểu biết của các đối tượng về bệnh không lây nhiễm, từ đó giúp thay đổi một số hành vi nguy cơ. Góp phần làm giảm huyết áp độ 2,3 tới 5,7% (tương đương với 70,4% tổng số THA độ 2,3), tăng tỷ lệ người bệnh có huyết áp được quản lý tốt 29,7%, cao gấp 9 lần so với tỷ lệ chung của Thái Nguyên [31].

Như vậy, các nghiên cứu kể trên đã chỉ ra vai trò cô cùng to lớn của TVGDSK trong việc phòng, chống và hạn chế các hành vi nguy cơ trong điều trị của người bệnh THA. Chính vì thế, việc triển khai các hoạt động TTGDSK về bệnh lý THA tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và khoa Nội thần kinh nói riêng là thực sự cần thiết.

Hoạt động TVGDSK về THA tuy chưa được triển khai chính thức tại khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nhưng qua khảo sát của chuyên đề có tới 62,9% người bệnh có nhận được tư vấn của các cán bộ y tế về bệnh lý THA liên quan đến các nội dung chế độ ăn, chế độ luyện tập… để cải thiện tình trạng THA. Có 100% người bệnh được tư vấn về THA tại khoa Nội thần kinh nhận được tư vấn thông tin liên quan đến diễn biến bệnh lý của bản thân và cách sử dụng thuốc. Có 61,54% người bệnh được tư vấn về chế độ ăn; 66,67% người bệnh được tư vấn về chế độ luyện tập và 71,79% người bệnh được tư vấn về phương pháp phòng, chống TBMMN, đột quỵ - là biến chứng của bệnh THA. Với những người bệnh nhận được tư vấn của cán bộ y tế, người bệnh đề xuất phương pháp tư vấn qua phát tờ rơi là hiệu quả nhất; tiếp đến là phương pháp thành lập Câu lạc bộ những người THA để người bệnh có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ; hình thức truyền thông lồng ghép vào những buổi họp người bệnh cũng là một trong số những phương pháp được người bệnh đánh giá cao. Kết quả đánh giá và tổng hợp số liệu từ phiếu phát vấn là cơ sở để chuyên đề đưa ra các giải pháp, đề xuất các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao chất lượng TVGDSK cho người bệnh về THA đang điều trị tại khoa Nội thần kinh nói riêng và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng với người bệnh tăng huyết áp tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 37 - 40)