Giải pháp cải thiện hoạt động Tư vấn giáo dục sức khỏe về bệnh Tăng huyết áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng với người bệnh tăng huyết áp tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 40 - 50)

Nhằm mục đích "Nâng cao kiến thức cho người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc" qua kết quả khảo sát của bằng hình thức phát vấn chuyên đề xin đưa ra một số đề xuất giải pháp như sau:

a. Đối với cán bộ y tế

- Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng TVGDSK. - Xây dựng các quy trình, quy định cụ thể về TVGDSK cho NB tăng HA. + Điều dưỡng lập kế hoạch TVGDSK cho NB từ khi vào khoa đến ra viện. + Lồng ghép TVGDSK trong các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa. b. Xây dựng phương pháp, nội dung truyền thông

- Xây dựng nội dung, chương trình TVGDSK cụ thể cho NB tăng HA, nhấn mạnh vào những vấn đề người bệnh còn chưa biết, chưa hiểu, về THA như: Khái niệm về THA, cách dùng thuốc khi ra viện, chế độ ăn, các biến chứng THA, cách theo dõi và phòng bệnh THA trong và sau điều trị.

- Xác định đối tượng TVGDSK phải để có biện pháp phù hợp. - Đa dạng hóa các hình thức TVGDSK cho người bệnh.

- Áp dụng Công nghệ thông tin trong TVGDSK: Tổng đài tư vấn, tổ chăm sóc khách hàng…

- Xây dựng "Góc truyền thông” tại khoa Nội thần kinh và các phương pháp truyền thông như: Tờ rơi, tranh ảnh, pano, áp phích... với nội dung phong phú.

- Hình thức truyền thông được lên lịch sinh hoạt CLB cụ thể, các hoạt động tập thể để trao đổi thông tin giữa cán bộ với người bệnh và người bệnh với người bệnh.

- Thành lập Câu lạc bộ: "Người bệnh Tăng huyết áp”. - Tăng cường nhân lực

- Cải tiến giảm tải khối lượng công việc của người Điều dưỡng bằng cách cải tiến ghi chép hồ sơ chăm sóc, phân công, giám sát trong TVGDSK.

KẾT LUẬN

Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội thần kinh - BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù chưa triển khai cụ thể tuy nhiên một số cán bộ y tế đã lồng ghép hoạt động tư vấn trong công tác khám bệnh, chữa bệnh những phương pháp và hình thức tư vấn còn chưa phù hợp và hiệu quả chưa cao.

Các hoạt động TVGDSK hiện nay đa số là các hoạt động tư vấn do các cán bộ y tế cảm thấy cần thiết phải trao đổi thêm với bệnh nhân và chưa có quy trình tư vấn.

Một số điều dưỡng còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của TVGDSK nên chưa chú trọng đến nhiệm vụ TVGDSK cho người bệnh nói chung.

Do tình trạng quá tải người bệnh, nhân lực điều dưỡng ít nên ko đủ thời gian để TVGDSK một cách đầy đủ. Hình thức TVGDSK chủ yếu là tư vấn trực tiếp trong quá trình chăm sóc, còn các hình thức khác hầu như ít tư vấn.

Do tuổi, trình độ chưa đồng đều, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế mỗi người bệnh khác nhau nên có một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về bệnh tăng HA.

Hạn chế tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện nên chưa có các tài liệu truyền thông phù hợp để thực hiện công tác TVGDSK.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1. Đối với cán bộ y tế tại Bệnh viện

- Nâng cao trình độ, nhận thức của nhân viên y tế về tầm quan trọng của TVGDSK đối với phòng và điều trị các bệnh lý liên quan đến THA.

- Thường xuyên cập nhật kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư vấn, nhằm có kiến thức sâu rộng về TVGDSK.

2. Xây dựng phương pháp, nội dung truyền thông

- Xây dựng quy trình, nội dung TVGDSK cụ thể cho người bệnh THA. - Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng TVGDSK

- Thực hiện quy trình tư vấn TVGDSK cho người bệnh THA là công việc thường quy trong quy trình khám bệnh, chữa bệnh.

- Cải tiến trong việc ghi chép hồ sơ chăm sóc để giảm tải công việc. - Điều động tăng cường, bổ sung nhân lực phù hợp với điều kiện đơn vị. - Đa dạng hóa các hình thức TVGDSK cho người bệnh.

- Áp dụng Công nghệ thông tin trong: Tổng đài tư vấn, tổ chăm sóc khách hàng…

- Tổ chức thành lập Câu lạc bộ: "Người bệnh Tăng huyết áp”.

- Hình thức tư vấn, trao đổi thông tin giữa cán bộ với người bệnh và người bệnh với người bệnh được lên lịch cụ thể.

- Đề xuất khoa, Bệnh viện nghiên cứu thiết kế phòng tư vấn, “Góc truyền thông” bổ sung các tờ rơi về bệnh, biến chứng, cách duy trì điều trị THA để phục vụ cho công tác TVGDSK.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt

1. Bộ Y tế - Bệnh viện Bạch Mai (2012) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa Hà Nội, Nhà xuất bản Y học

2. Bộ Y tế (2010), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” số 3192/QĐ – BYT ngày 31/8/2010

3. Bộ Y tế - Viện dinh dưỡng quốc gia (2018), Thực trạng và xu hướng tăng huyết áp và bệnh tim mạch trên thế giới và ở Việt Nam.

4. Bộ Y tế (2008) Điều dưỡng nội khoa. Nhà xuất bản Y học

5. Bộ Y tế - Trung tâm TT - GDSK (1990), Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe.

6. Bùi Đức Long (2006), Nghiên cứu tần suất và một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Hải Dương. Luận án Tiến sỹ y học, Hà Nội.

7. Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống THA. Giáo dục sức khỏe - THA

vấn đề cần được quan tâm. Tài liệu huấn luyện tại cộng đồng (2009)

8. Hoàng Cao Sạ và cộng sự (2014), Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tăng huyết áp khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014, 1tạp chí Y - Dược học quân sự số 4 - 2015

9. Nguyễn Tuấn Khanh (2011), Kiến thức, thực hành về phòng ngừa, điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2011, Hội nghị tim mạch miền Trung - Tây Nguyên mở rộng lần thứ VI, chủ biên, TP. Buôn Ma Thuật - tỉnh Đăk Lăk.

10. Nguyễn Đăng Phải (2000), Điều tra tình hình bệnh tăng huyết áp và xây dựng mô hình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng. Đề tài cấp tỉnh. Hải dương năm 2000.

11. Nguyễn Văn Út và cộng sự (2007), Kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

12. Nguyễn Lân Việt (2007), Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng chữa bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng, Đề tài cấp Bộ, chủ biên, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội

13. Phạm Tử Dương (2004), Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

14. Phạm Gia Khải (2000), "Đặc điểm dịch tễ học tăng huyết áp tại Hà Nội”, Kỷ

15. Quyết định số 1352/QĐ – BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của BYT về chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam

16. Thông tư 07/2011/TT-BYT, "Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện ”,

17. Tạ Văn Trầm và cộng sự (2007),Kiến thức thái độ thực hành của người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa Tiền Giang, Y học thực hành (709) - Số 3- 2010 Tr 9-13.

18. Trần Thiện Thuần (2006), Xác định yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức - thái độ - thực hành của người bệnh cao huyết áp tại quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, Y học Thành phố Hồ Chí Minh tập 11 - số 1 Tr127 - 134

19. Trường Đai học Điều dưỡng Nam Định (2014) Bài giảng Điều dưỡng nội khoa, tài liệu dành cho đào tạo điều dưỡng sau đại học.

20. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Thái Sơn và CS (2008), Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr.1 - 31.

21. Lại Đức Trường (2011), “Nguy cơ bệnh không lây nhiễm tại Thái Nguyên,hiệu quả của nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý, 2011”, Luận án tiến sỹ y học, chuyên ngành Y tế Công cộng, viện Vệ sinh Dịch tễ TW. 22. Bộ Y tế (2012), Triển khai kế hoạch năm 2013, Chương trình mục tiêu quốc

gia y tế năm 2013, Tr.12, Hà Nội.

23. Bộ Y tế (2017), Hội nghị về công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, văn ản số 813/TB-BYT ngày 20/7/2017, Hà Nội.

24. Vũ Ngọc Trâm và Trần Thúy Loan (2017), “Nghiên cứu hạ huyết áp tư thế đứng ở bệnh nhân ĐTĐ đến khám và điều trị tại khoa điều trị ban ngày Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2015”, Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường, (23), tr. 148 - 151.

25. Hồng Mùng Hai (2014), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên và kết quả can thiệp tại huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau năm 2014", Tạp chí y học Dự phòng, Tập XXV, số 8 (168), tr.333.

26. Đỗ Thái Hòa và cộng sự (2014), "Tỉ lệ hiện mắc tăng huyết áp, tăng đường huyết và một số yếu tố liên quan ở nhóm tuổi trung niên tại huyện Đông Sơn, Thanh Hoá năm 201 ", Tạp chí YHDP, XXIV(8) (157).

27. Ngô Trí Tuấn, Hoàng Văn Minh và cộng sự (2012), “Tăng huyết áp ở người dân 40-79 tuổi tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học thực hành (817)(Số 4/2012).

28. Trần Thanh Tú, Phạm Thị Lan Liên và cộng sự (2011), “Nghiên cứu về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến THA ở người cao tuổi tại thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011”, Y học thực hành, 914(4/2014), tr. 94-97.

29. Bộ Y tế (2013), Tập huấn triển khai phòng, chống tăng huyết áp, Hà Nội. 30. Lưu Ngọc Hoạt (2013), Nghiên cứu khoa học trong y học, Trường Đại học Y

Hà Nội, Hà Nội.

31. Hội Tim mạch học Việt Nam (2015), “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2015”, Hà Nội. Trang web http://vnha.org.vn/detail.asp?id=248, truy cập ngày 19/12/2015.

* Tiếng anh

32. Zeman, 2004; Manoj Sharma et al., 2005; Susan Boust, 2005

33. Hans-Dieter Faulhaber và Feriedrich Cluft (1998), "Treatment of high blood

pressure in Germany", America journal of hypertension. 11(750-753).

34. JNC VIII (2014), High blood pressure.

35. Huang Z, Willett WC và Manson JE (1998), "Body weight, weight change,

and risk for hypertension women", Ann intern Med. 128, tr. 81-88.

36. Manoj Sharma et al., (2005); Health Education In India: A Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threats (SWOT) Analysis; The International Electronic Journal of Health Education, 8: 80-85.

37. Sonia Hammami, et al. (2011), "Awareness, treatment and control of hypertension among the elderly living in their home in Tunisia", BMC Cardiovascular Disorders 1471(11), pp. 2261-2265.

38. PT Son, Quang NN, Viet NL, Khai PG, Wall S, Weinehall L, Bonita R and Byass P (2012), “Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in Vietnam-results from a national survey”, J Hum Hypertens, Volume 26(4), pp.268-280.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát

Phiếu phát vấn: Đánh giá công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng với người bệnh Tăng huyết áp tại khoa Nội thần kinh- Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Vĩnh Phúc năm 2020

TT Câu hỏi Trả lời Mã Chuyển câu

I. THÔNG TIN CHUNG

1 Giới tính (Khoanh vào một đáp án phù hợp) Nam 1 Nữ 0 2

Hiện nay Ông/Bà bao nhiêu tuổi?

(Khoanh vào một đáp án phù hợp)

………..

3

Ông/Bà thuộc dân tộc nào?

(Khoanh vào một đáp án phù hợp) Kinh 1 Khác 2 4 Trình độ học vấn cao nhất của Ông/Bà? (Khoanh vào một đáp án phù hợp) THPT trở lên 1 Dưới THPT 2

5 Hiện tại, Ông/Bà đang sinh sống tại đâu? Thành thị (Thị trấn, phường...) 1 Nông thôn (xã...) 2 II. TIỀN SỬ BỆNH 1

Ông/Bà bị tăng huyết áp bao nhiêu năm?

(Điền số năm vào phần chấm trống)

III. CÔNG TÁC TVGDSK

1

Khi đến thăm khám tại phòng khám khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Ông/Bà có được tư vấn về bệnh lý Tăng huyết áp không?

(Khoanh vào một đáp án phù hợp)

Có 1

Không 2 Chuyển Câu

10

2

Nếu “Có” thì Ông/Bà đã được tư vấn những thông tin gì?

(Khoanh vào các đáp án phù hợp)

Thông tin và diễn biến bệnh lý của bản thân 1 Thuốc và sử dụng thuốc 2 Chế độ ăn uống 3 Chế độ luyện tập 4 Phương pháp phòng, chống tai biến mạch máu não, đột quỵ 5 Khác……….... ……….. ………. 6 3

Các thông tin được điều dưỡng viên tư vấn Ông/Bà có thấy dễ hiểu không?

(Khoanh vào các đáp án phù hợp)

Rõ ràng, dễ hiểu 1

4

Theo Ông/Bà để việc tư vấn giáo dục sức khỏe liên quan đến bệnh Tăng huyết áp và phòng chống tai biến mạch máu não, những hình thức tuyên truyền nào sau đây là hiệu quả?

(Khoanh vào các đáp án phù hợp)

Tư vấn trực tiếp qua Cán

bộ y tế 1

Tư vấn qua nhận tờ rơi,

áp phích 2

Tư vấn qua buổi họp

người bệnh 3

Tư vấn qua hoạt động thành lập “Câu lạc bộ người bệnh Tăng huyết áp” và sinh hoạt theo lịch để cùng trao đổi kinh nghiệm 4 Khác ……… ………. ………. 5

Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa: Đào tạo, tập huấn kỹ năng giao tiếp, tư vấn giáo dục sức khỏe tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc

Hình ảnh 1. Đào tạo, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Hình ảnh 3. Làm việc nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng với người bệnh tăng huyết áp tại khoa nội thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)