1.2.8.1. Một số công cụ đánh giá trầm cảm
Các công cụ giúp phát hiện và đánh giá mức độ trầm cảm thường dùng hiện nay là :
- CIDI 1.0 (WHO, 1989); CIDI 2.1 (WHO, 1997) (Composite International Diagnostic Interview) : Bảng phỏng vấn chẩn đoán CIDI là bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp, sử dụng đồng thời cả hai hệ thống phân loại ICD-10 và DSM- IV, được thiết kế để điều tra đồng thời hàng chục rối loạn tâm thần có bản chất khác nhau .
- CES.D (Center for Epidemiologic Studies Depression Scale): Công cụ nghiên cứu dịch tễ học trầm cảm của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học Hoa Kỳ (1997) được dùng để điều tra sàng lọc.
- PSE (Present State Examination): Công cụ khám xét trạng thái tâm thần hiện tại được WHOsử dụng trong nghiên cứu các rối loạn tâm thần.
- SADS/RDC( Schedule for Affective Disorders and Schizophrenia / Research Diagnostic Criteria): Công cụ nghiên cứu rối loạn cảm xúc và tâm thần phân liệt/ tiêu chuẩn chẩn đoán nghiên cứu.
- DIS / DSM-III (Diagnostic Interview Schedule): Công cụ phỏng vấn chẩn đoán, dùng với sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM- III của hội Tâm thần học Hoa kỳ,1980.
Bảng 1.1. Các công cụ đo lường trầm cảm
Tên thang đo Tên viết
tắt Tác giả Năm
Zung Self-Rating Depression Scale
Zung
SDS Zung 1965
Center for Epidemiologic
Studies–Depression Scale CES-D Radloff 1977
Hospital Anxiety and
Depression Scale HADS Zigmond và Snait 1983
Beck Depression Inventory
BDI Beck et al 1996
Brief Symptom Inventory-
18 BSI-18 Derogatis và cộng sự 2000
Patient Health
Questionnaire -9 PHQ -9 Kroenke và cộng sự 2001 Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một số thang thang Beck (Beck Scale) để sàng lọc, đánh giá mức độ trầm cảm bởi đã được việt hóa, dễ sử dụng trên lâm sàng.
1.2.8.2. Thang Beck (Beck Scale)
Được Beck giới thiệu năm 1962 gồm 21 mục. Thường dùng là bản dịch tóm tắt về trầm cảm của Beck giúp các nhà nghiên cứu đánh giá nhanh về rối loạn trầm cảm [41], [50].
Cấu trúc: Bản chính gồm 21 mục bao gồm tất cả các triệu chứng trầm cảm. Bản tóm tắt 13 mục chỉ giới thiệu các mục nổi trội gắn với các điểm số cơ bản của bản gốc 21 mục, dùng để đánh giá các triệu chứng và mức độ trầm cảm.
Áp dụng: Là thang tự đánh giá chủ quan về rối loạn trầm cảm, là thang hoàn thiện thêm thang trầm cảm Hamillton hoặc MADRS (là những thang đánh giá chính về các triệu chứng cơ thể của trầm cảm). Thời gian sử dụng ít nhất cách nhau 8 ngày/1
lần, được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng đa khoa cũng như thực hành tâm thần học.