Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo giai đoạn bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018 (Trang 51)

Bảng 3. 16. Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo giai đoạn bệnh

Mức độ Thời gian trầm cảm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Tổng Nhẹ n 2.0 8.0 7.0 9.0 26.0 % 7.7 30.8 26.9 34.6 100.0 Vừa n 4.0 16.0 36.0 20.0 76.0 % 5.3 21.1 47.4 26.3 100.0 Nặng n 1.0 2.0 4.0 7.0 14.0 % 7.1 14.3 28.6 50.0 100.0 Tổng n 7.0 26.0 47.0 36.0 116.0 % 6.0 22.4 40.5 31.0 100.0

Nhận xét: Ở giai đoạn 4 tỷ lệ trầm cảm nặng là cao nhất chiếm 50.0%, tỷ lệ trầm cảm nhẹ chiếm 34.6%. Giai đoạn 1 tỷ lệ trầm cảm nặng là 7.1%.

3.3.1. Mối tương quan giữa các yếu tố giới, nơi ở hiện tại và tham gia bảo hiểm y tế với biểu hiện trầm cảm.

Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa các yếu tố giới tính, nơi ở hiện tại và tham gia bảo hiểm y tế với điểm trầm cảm (n = 155)

Biến Trầm cảm Kiểm định/p t -test Giới Nam 19.09 ( 8.22) 0.125 Nữ 21.05 ( 7.58)

Nơi ở hiện tại

Nông thôn 20.31 ( 8.97) 0.297 Thành thị 18.22 ( 7.81) Bảo hiểm y tế Có bảo hiểm y tế 19.93 ( 7.91) 0.428 Không có bảo hiểm y tế 22.00 ( 8.71)

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân nam có điểm trầm cảm thấp hơn nữ. Nhóm ở thành thị

có ít có khả năng biểu hiện trầm cảm hơn nông thôn. Người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế có nguy cơ biểu hiện trầm cảm cao hơn nhóm tham gia.

3.3.2. Mối tương quan giữa các yếu tố mức độ lo âu và hỗ trợ xã hội với mức độ biểu hiện trầm cảm.

Bảng 3. 18. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lo âu và hỗ trợ xã hội với mức độ biểu hiện trầm cảm (n=155).

Biến OR Khoảng tin cậy CI

Tình trạng lo âu 1.079 1.033 1.127

Hỗ trợ xã hội 0.937 0.911 0.964

Nhận xét: Khi điểm lo âu tăng lên 1 đơn vị (1 điểm) thì tỷ suất chênh (OR) của

đoán này đều có ý nghĩa thống kê p < 0.01.

3.3.3. Mối tương quan giữa các yếu tố tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân với mức độ biểu hiện trầm cảm.

Bảng 3. 19. Mối tương quan giữa các yếu tố tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân với mức độ biểu hiện trầm cảm. (n=155).

Biến OR

Khoảng tin cậy Cận dưới Cận trên Giới tính

Nữ 2.295 1.001 5.261

Nam* - - -

Học vấn

Đại học/ Sau đại học 30.796 2.921 324.731

Trung cấp/ Cao đẳng 0.789 0.264 2.355 Phổ thông* - - - Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 1.243 0.076 20.318 Ly hôn 1.839 0.464 7.292 Mất vợ/ chồng 0.615 0.217 1.745 Kết hôn* - - - Chú thích: * nhóm so sánh/reference.

Nhận xét : Nữ giới có nguy cơ biểu hiện trầm cảm cao hơn so với nhóm nam với tỷ

suất chênh là 2.295. Kết quả này có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). So với nhóm học vấn phổ thông, nhóm đại học/ sau đại học có nguy cơ biểu hiện trầm cảm cao hơn. Ngược lại nhóm trung cấp/ cao đẳng có nguy cơ biểu hiện trầm cảm thấp hơn với OR=30.8, p=0.04. Nhóm chưa kết hôn và đã ly hôn có nguy cơ biểu hiện trầm cảm cao hơn so với nhóm mắc bệnh ung thư đã kết hôn với tỷ suất chênh lần lượt là 1.243 và 1.839.

hiện tại, mức thu nhập với mức độ biểu hiện trầm cảm.

Bảng 3. 20. Mối tương quan giữa các yếu tố nghề nghiệp, nơi ở hiện tại, tham gia bảo hiểm y tế, mức thu nhập với mức độ biểu hiện trầm cảm. (n=155).

Biến OR Cận dưới Khoảng tin cậy Cận trên Nghề nghiệp

Nghề khác 2.039 0.596 6.977

Lao động trí óc 1.301 0.393 4.310

Hưu trí 3.126 0.860 11.365

Lao động chân tay* - - -

Nơi ở hiện tại

Thành thị 0.778 0.229 2.639

Nông thôn* - - -

Bảo hiểm y tế

Có tham gia 0.806 0.185 3.514

Không tham gia* - -

Thu nhập Dưới 1.5 triệu 0.918 0.157 5.369 Từ 1.5 đến dưới 3 0.786 0.135 4.583 Trên 5 triệu 0.630 0.065 6.090 Từ 3 đến 5 * - - - Chú thích: * nhóm so sánh/reference.

Nhận xét : Nhóm hưu trí, lao động trí óc và nghề khác có nguy cơ biểu hiện trầm

cảm cao hơn nhóm lao động chân tay với tỷ suất chênh lần lượt là 2.039, 1.301, 3.126. Nhóm thành thị có nguy cơ biểu hiện trầm cảm thấp hơn nhóm nông thôn với tỷ suất chênh là 0.778. Nhóm có tham gia bảo hiểm y tế có nguy cơ biểu hiện trầm cảm thấp hơn nhóm không tham gia với tỷ suất chênh là 0.806. Người bệnh có thu nhập dưới 3 triệu và trên 5 triệu có nguy cơ biểu hiện trầm cảm cao hơn so với nhóm có thu nhập từ 3 đến 5 triệu.

ung thư đang mắc với mức độ trầm cảm.

Bảng 3. 21. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố giai đoạn bệnh và loại ung thư đang mắc với mức độ trầm cảm (n=155)

Biến OR Cận dưới Khoảng tin cậy CI Cận trên Giai đoạn bệnh Giai đoạn 4 5.575 1.026 30.289 Giai đoạn 3 1.502 0.297 7.605 Giai đoạn 2 1.358 0.259 7.126 Giai đoạn 1* - - - Thời gian mắc bệnh Trên 12 tháng 1.312 0.218 7.915 Từ 6 đến 12 tháng 0.768 0.229 2.572 Từ 3 đến dưới 6 tháng 1.087 0.473 2.499 Dưới 3 tháng* - - -

Loại ung thư đang mắc

Khác 0.369 0.109 1.244 Gan 2.325 0.503 10.753 Phổi 1.833 0.582 5.773 Vú 0.887 0.232 3.393 Dạ dày/Thực quản 3.106 0.816 11.819 Đại/trực tràng* - - -

Nhận xét: Nhóm bệnh ung thư giai đoạn 4 có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so

với nhóm mắc bệnh ung thư giai đoạn 1 với OR=5.575, p = 0.047. Các nhóm ung thư giai đoạn 3,2 có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với nhóm bệnh ung thư giai đoạn 1 với tỷ suất chênh lần lượt là 1.502, 1.358. Nhóm có thời gian mắc trên 12 tháng và từ 3 đến dưới 6 tháng có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn, nhóm có thời gian từ 6 đến 12 tháng có nguy cơ mắc trầm cảm thấp hơn so với nhóm phát hiện ung thư dưới 3 tháng với tỷ suất chênh lần lượt là 1.312, 1.087 và 0.768. Loại ung thư gan, phổi và dạ dày/ thực quản có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với ung thư đại trực tràng với tỷ suất chênh lần lượt là 2.325, 1.833, 3.106. Loại ung thư vú và các ung thư khác có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn so với nhóm ung thư đại trực tràng với tỷ suất chênh lần lượt là 0.887 và 0.369.

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Tuổi

Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 59.5 ± 12.3 tuổi, gần tương đồng với một nghiên cứu của Ngô Thị Kim Yến (2016) là 55.0, của Guan Chong là 53.6 [58]. Người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi từ 60 trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất 51.0%. Nhóm tuổi từ 36-59 chiếm 45.8%, nhóm tuổi trẻ dưới 36 chỉ chiếm 3.2%. Tỷ lệ mắc ung thư tỷ lệ thuận với tuổi của bệnh nhân, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thúy Linh (2012) và Hartung (2017). Người bệnh có tuổi thấp nhất là 20 tuổi và cao nhất là 89 cho thấy biên độ mắc ung thư trong nghiên cứu này là khá rộng [7], [29].

Tuổi là yếu tố quan trọng xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thực tế tại Thái Nguyên chúng tôi gặp hầu hết các lứa tuổi kể cả người dưới 18 nhưng chưa phù hợp tiêu chuẩn nên không đưa vào nghiên cứu. Điều này nói lên rằng ung thư có thể gặp ở hầu hết các lứa tuổi. Tuy nhiên với hầu hết nhóm ung thư thì tỷ lệ mắc tăng rõ rệt theo tuổi. Mối liên quan giữa tuổi và tỷ lệ ung thư được thể hiện như là mức độ tích lũy và thời gian tiếp xúc với những yếu tố gây ung thư. Ngày nay với sự tiến bộ của y học, tuổi thọ của con người được tăng lên đáng kể. Điều đó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuổi già, trong đó có bệnh ung thư.

4.1.2. Giới

Theo GLOBOCAN 2012 tỷ lệ ung thư chung trên thế giới của nam/nữ là 1.1; tại Việt Nam là 1.3. còn của Nguyễn Kim Lưu (2012) tỷ lệ nam/nữ là 1.7. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 78 đối tượng là nam chiếm 50.3% và 77 đối tượng là nữ chiếm 49.7 %. Số liệu này cho thấy bệnh ung thư ở Thái Nguyên có tỷ lệ gần tương đương nhau ở cả hai giới khá trùng lặp với nghiên cứu tại Đức bởi Hartung (2017) nam (49%) và nữ (51%) [8], [24], [29]. Cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi còn khá nhỏ (155 bệnh nhân) nên chưa đánh giá được chính xác. Các nghiên cứu tiếp theo cần thiết phải đánh giá trên một số lượng bệnh nhân lớn hơn, có thể mở rộng tại lứa tuổi dưới 18 để có con số có độ tin cậy cao nhất.

người phụ nữ tại Thái Nguyên có đặc điểm thường chịu đựng các vấn đề sức khỏe của mình, ít chia sẻ với mọi người, lo lắng cho sức khỏe mọi người trong gia đình hơn là sức khỏe của bản thân. Nam giới thường chủ quan, bỏ qua các triệu chứng của bệnh ung thư. Nghiên cứu khác cần làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng của giới tính đến tình trạng trầm cảm.

4.1.3. Nghề nghiệp

Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh nhân là người cao tuổi không có lương hưu phải sống dựa vào người khác là 33.5%. Người có lương hưu ít hơn chiếm tỷ lệ 26.5%, tiếp theo là lao động trí óc 20.6% và lao động chân tay 19.4%. Điều này hoàn toàn phù hợp với độ tuổi mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu.

Theo nhiều y văn và nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư bao gồm môi trường lao động công nghiệp và hóa chất. Trong điều trị và chăm sóc có thể phải thay đổi môi trường làm việc để giảm tiến triển của bệnh ung thư.

Đặc thù trong điều trị bệnh ung thư là thường xuyên phải vào viện và ra viện tương ứng từng đợt điều trị hóa chất. Có công ăn việc làm giúp cho người bệnh có mối quan hệ giao tiếp với nhiều người hơn. Người bệnh được sự thăm hỏi, động viên của mọi người sẽ ít có nguy cơ bị trầm cảm hơn. Nếu có việc làm bệnh nhân sẽ có cảm giác mình là người còn có ích cho xã hội, quên đi những mặc cảm khi phải điều trị bệnh. Trong các nghiên cứu khác nên tập trung làm rõ những lợi ích của lao động với tình trạng trầm cảm trên người bệnh ung thư là gì, đưa ra danh sách các công việc phù hợp mà người bệnh có thể làm tương ứng với từng loại bệnh ung thư mà họ đang điều trị.

4.1.4. Trình độ học vấn

Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm đối tượng nghiên cứu có trình độ phổ thông chiếm tỉ lệ cao nhất là 78.7%, tiếp đến trình độ trung cấp/ Cao đẳng chiếm 16.1%, thấp nhất là đại học chiếm 5.2%. Điều này gợi mởi một vấn đề theo Kinsey (2008) nhóm trình độ học vấn cao thì tỷ lệ chết vì ung thư cũng thấp hơn ở mọi chủng tộc và giới tính. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở nhóm học chưa tới hết 12 năm phổ thông và hoàn thành 12 năm phổ thông [35]

về bệnh, hành vi tự chăm sóc kém, không tuân thủ điều trị sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Trong chăm sóc người bệnh rất cần cung cấp các kiến thức về bệnh cho bệnh nhân. Có thể áp dụng các mô hình tờ rơi, pa nô, áp phích, thư viện trong bệnh viện để người bệnh có thể mượn sách đọc hoặc có thể lồng ghép giáo dục sức khỏe về phòng chống trầm cảm trong các buổi họp hội đồng người bệnh hàng tuần, hàng tháng.

4.1.5. Tình trạng hôn nhân

Phần lớn đối tượng nghiên cứu ở tình trạng hôn nhân là kết hôn, đang sống chung với vợ hoặc với con cái (65.8%). Kết quả này cũng đúng với các nghiên cứu khác như theo Guan Chong (2016) tỉ lệ kết hôn là 83.5%, Ngô Thị Kim Yến (2016) là 81% [44], [58], [58]. Số người mất vợ/chồng chiếm tỉ lệ 23.9%, ly hôn 8.4% và chưa có gia đình riêng chiếm tỉ lệ nhỏ nhất 1.9% .

Đặc điểm tình trạng hôn nhân ở người bệnh nói chung và bệnh nhân ung thư nói riêng có thể ảnh hướng tới tâm lý tình cảm cũng như thể chất của họ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân trong tình trạng kết hôn và sống với người thân có tinh thần khỏe mạnh, được chăm sóc và chất lượng cuộc sống tốt hơn ở những người sống độc thân, ly hôn [13].

Tình trạng hôn nhân có mối liên quan rất lớn đến trầm cảm, nhóm lý hôn có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn các nhóm khác. Trong chăm sóc điều dưỡng cần quan tâm hơn đến nhóm người bệnh này. Thực tế tại Thái Nguyên chúng tôi thấy cần nhóm ly hôn không nhận được chia sẻ từ bạn đời, người bệnh thường ít chia sẻ và tiếp xúc với họ khó khăn hơn.

4.1.6. Thu nhập

Tổng thu nhập trung bình trên một tháng của người bệnh rất thấp dưới 1.5 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao nhất 52.4%, điều này được lý giải do Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, đa phần người bệnh sống tại nông thôn với thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Bên cạnh đó, dưới 1.5 triệu đồng chủ yếu là nhóm tuổi già không có lương hưu và không có khả năng lao động chủ yếu từ sự hỗ trợ từ gia đình. Người bệnh có thu nhập

từ lương hưu là chủ yếu.

Như vậy, ngoài nhóm có thu nhập do lương hưu còn một phần không nhỏ đối tượng nghiên cứu người cao tuổi và phụ thuộc vào gia đình. Thu nhập không đủ để chi trả các chi phí hàng ngày đời sống khó khăn không có điều kiện để điều trị bệnh tốt nhất.

4.2. Đặc điểm về bệnh ung thư của đối tượng nghiên cứu

4.2.1. Loại bệnh ung thư đang mắc

Trong nghiên cứu của chúng tôi ung thư phổi là căn bệnh phổ biến hàng đầu (26.5%), tiếp theo là ung thư dạ dày (16.1%) và ung thư đại/trực tràng (14.2%). Điều này phù hợp với số liệu của GLOBALCAN (2012) loại ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất trên thế giới lần lượt là phổi, vú, đại trực tràng. Tại Việt Nam theo Nguyễn Kim Lưu (2012) ung thư phổi (19.0%), tiếp đến là dạ dày (17.18%), gan (15.2%), ở nữ cao nhất là UT vú (25.9%); theo Ngô Thị Kim Yến (2016) ung thư phổi (18%), vú (9%) [8], [58]. Một nguyên nhân khiến ung thư phổi vẫn là gánh nặng hàng đầu tại Việt Nam do tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới còn cao (47.1%) [52].

Mỗi loại ung thư có đặc điểm về sinh lý bệnh khác nhau. Bệnh trầm cảm cũng vì thế mà khác nhau khi biểu hiện trên từng người bệnh. Cần có một nghiên cứu sâu hơn về các điểm khác biệt đó.

4.2.2. Thời gian diễn biến bệnh đến khi được chẩn đoán ung thư.

Người bệnh có thời gian phát hiện ung thư từ dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 45.2%. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của Cao Tiến Đức (2012) (41.6%) [2]. Điều này được giải thích là do người bệnh nhân phải nhớ lại thời gian bệnh trong quá khứ nên có thể gặp sai số hoặc đã biết quan tâm đến bệnh và đi khám sức khỏe khi phát hiện ra vấn đề bất thường.

Phát hiện ung thư sớm có ý nghĩa quan trọng vì nó quyết định đến phác đồ điều trị, bệnh nhân có thể chịu liều hóa chất thấp hơn, xạ trị dễ hơn và cuộc phẫu thuật ngắn hơn. Từ đó hiệu quả điều trị cao làm gia tăng cơ hội sống cho người bệnh từ đó ảnh hưởng tích cực đến tình trạng trầm cảm cho người bệnh. Trong giáo dục sức khỏe

tái khám định kỳ theo lịch nhằm phát hiện sớm nguy cơ tái phát khối u.

4.2.3. Giai đoạn bệnh hiện tại

Phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa rất quan trọng vì nó làm tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa di căn, giảm chi phí và tăng tỷ lệ sống. Tuy nhiên thực tế nghiên cứu người bệnh mà chúng tôi khảo sát đa số nằm ở giai đoạn 3 (42.6%) và giai đoạn 4 (27.1%). Điều này làm khả năng chữa khỏi bệnh, tiên lượng xấu và gây một tâm lý nặng nề cho người bệnh khi đón nhận chẩn đoán ung thư ở giai đoạn muộn. Số liệu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Kim Lưu (2012) bệnh nhân phát hiện giai đoạn muộn (3 và 4) là 63.8%; của Hartung (2017) là 53%.

Khi người bệnh được chẩn đoán ung thư, cộng thêm với giai đoạn cuối của bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)