Các yếu tố liên quan đến trầm cả mở người bệnh ung thư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018 (Trang 26 - 28)

1.2.7.1. Các yếu tố tâm lý

- Lo âu trên người bệnh ung thư khá phổ biến, chiếm 46% trên tổng số người bệnh tham gia nghiên cứu tại Iran năm 2014 [43].

- Stress: khó khăn về tài chính, thay đổi trong các mối quan hệ xã hội và hôn nhân, thất nghiệp, thường xuyên phải nhập viện, lo sợ về tương lai, lo sợ về cái chết làm người bệnh căng thẳng, chán nản, mệt mỏi.

- Nhận thức về bệnh: có sự liên quan giữa các yếu tố tâm lý và trầm cảm phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác và trình độ học vấn.

1.2.7.2. Các yếu tố sinh lý

Đau và trầm cảm có liên quan chặt chẽ. Trầm cảm có thể gây đau và đau có thể gây trầm cảm. Đôi khi đau và trầm cảm tạo ra một vòng luẩn quẩn trong đó cơn đau có thể trầm trọng hơn và che lấp các triệu chứng của chứng trầm cảm, hậu quả là trầm cảm càng tồi tệ hơn [38], [36]. Một nghiên cứu của Anneli Vainio chỉ ra tỉ lệ đau trung bình ở người bệnh ung thư nói chung là 51% [49]. Nghiên cứu tại châu âu chỉ ra 56% người bệnh ung thư có đau ít nhất một lần trong tháng [18], tại Trung Quốc là 69%, bao gồm 21.5% đau mức độ đau nhẹ, 19% vừa và 28.5% nặng. Trong khi đó WHO ước tính tỉ lệ đau trên người bệnh ung thư là 52 – 77% [33]. Các nguyên nhân 4 - 9 tháng nếu không có tiền sử 12 - 18 tháng nếu có tiền sử Dừng điều trị 2-3 năm Điều trị dự phòng 5 năm nếu nguy cơ tái phát cao

của cơn đau là nhiều yếu tố và có thể là do quá trình xâm lấn của khối u, do các hoạt động chăm sóc, điều trị hoặc do các bệnh kèm theo [21]. Đau là triệu chứng thường gặp nhất - khó chịu của người bệnh, gây ảnh hưởng đáng kể chất lượng cuộc sống của họ [57].

Trầm cảm thay đổi theo vị trí ung thư. Tỷ lệ trầm cảm trong ung thư vùng đầu và cổ có xu hướng cao nhất (25% -52%), trong khi tuyến tụy, gan, đại tràng, phổi, bàng quang, thận và tuyến tiền liệt đều có tỷ lệ thấp hơn từ 7 % - 9.7% (1-3). Tỷ lệ trầm cảm ở những người ung thư vú sống sót dao động từ 1.5% - 46% [20].

Lối sống tĩnh tại, không tập thể dục là những nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng trầm cảm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [51]. Mất ngủ và trầm cảm là mối quan hệ hai chiều, mất ngủ là yếu tố nguy cơ gây ra trầm cảm và cũng là hậu quả của trầm cảm. Quản lý hiệu quả chứng mất ngủ có thể làm giảm tỷ lệ trầm cảm, và điều trị mất ngủ sau trầm cảm có thể làm thay đổi nguy cơ tái phát trầm cảm [39].

Theo một nghiên cứu trên người bệnh trầm cảm chỉ 50% phụ nữ và 75% nam giới có hoạt động tình dục trong tháng trước đó. Hơn 40% nam giới và 50% phụ nữ cho biết đã giảm ham muốn tình dục. Giảm mức độ kích thích ở cả nam và nữ. Đối với nam giới rối loạn cương dương, xuất tinh sớm; đối với nữ giới gặp vấn đề giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố [34].

1.2.7.3. Các yếu tố môi trường

Một phân tích hồi quy tại Hà Lan (2003) cho thấy hỗ trợ xã hội liên quan đến các triệu chứng trầm cảm, mức độ hỗ trợ xã hội thấp liên quan chặt chẽ với mức độ trầm cảm cao hơn [47]. Nghiên cứu tại Hàn Quốc năm 2012 cũng chỉ ra các đối tượng có sự hỗ trợ xã hội thấp có mức trầm cảm cao hơn (6.96 so với 5.21, p < 0.001). Những người có mức hỗ trợ xã hội thấp có điểm số cao hơn trung bình khi so về ba triệu chứng là mệt mỏi (47.2 so với 41.7), buồn nôn và nôn (17.8 so với 14.5) và đau (27.2 so với 22.5) (p < 0.01). Họ cũng có điểm số thấp hơn đó là thể chất (65.5 so với 70.4), vai trò (67.2 so với 72.6), cảm xúc (69.2 so với 77.4), nhận thức (73.7 so với 77.9) và chức năng xã hội (66.3 so với 75.7) (p <0.001).Các người bệnh có mức hỗ

trợ xã hội thấp nhận thấy thấp cũng có điểm số chất lượng cuốc sống thấp hơn đáng kể (47.0 so với 55.9, p <0.001) [23].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)