Mô hình PEST-ILE Công nghệ:

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động marketing của doanh nghiệp masan (Trang 50 - 59)

Chương II: Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp

2.1.1.2 Mô hình PEST-ILE Công nghệ:

nghệ:

Trước sự phát triển của công nghệ 4.0 nếu các doanh nghiệp không theo kịp và nắm bắt xu thế mới, không có sự sáng tạo đổi mới chính mình sẽ bị loại khỏi thị trường là điều bình thường. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo nên những công vụ và hệ thống tự động hóa , từ đó giảm chi phí , tăng năng xuất lao động gấp nhiều lần.

Năm 2019 được đánh giá là một năm đột phá để phát triển kinh tế- xã hội hoàn thành giai đoạn 2016-2020 và bước sang một thập niên mới.

Nhìn chung thì Việt Nam chưa có những công nghệ tối tân hay kĩ thuật tốt so với thế giới phần lớn là nước ta phải nhập khẩu từ ngoài nước.Nhưng không vì vậy mà nước ta không phát triển mà nước ta đang trên đà phát triển không ngừng và luôn

thay đổi, đổi mới liên tục để tạo ra được nhiều công nghệ mới, sản phẩm mới để dáp ứng được với nhu cầu thị trường.

Môi trường kinh tế:

Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận.Việt Nam đổi mới kinh tế và chính trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế , và nhanh chống đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành cường quốc có thu nhập trung bình thấp.

Số liệu cho thấy từ năm 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, bình quân thu nhập đầu người tại Việt Nam là 2.700USD vào năm 2019, và hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ thoát nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống chỉ còn dưới

Tiền lương và thu nhập là quyết định nguồn nhân lực.

Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp, để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp.

Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2018 theo giá hiện hà nh đạt khoảng 3.873,8 nghìn đồng, tăng 25% so với năm 2016, tăng bình quân 11,8% một năm trong thời kỳ 2016-2018.

Thu nhập theo giá so sánh (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) của thời kỳ 20162018 tăng 8% mỗi năm, cao hơn so với thu nhập theo giá so sánh thời kỳ 2014-

2016 (6,6%).Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng so với năm 2016. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 5.624 nghìn đồng; khu vực nông thôn đạt 2.987 nghìn đồng, chênh lệch gấp gần 2 lần.

Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng so với năm 2016. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 5.624 nghìn đồng; khu vực nông thôn đạt 2.987 nghìn đồng, chênh lệch gấp gần 2 lần.

Nhóm hộ nghèo nhất (nhóm thu nhập 1) có thu nhập bình quân 1 người 1 tháng đạt 923 nghìn đồng, tăng 19,8%; nhóm hộ giàu nhất (nhóm thu nhập 5) đạt 9.318 nghìn đồng, tăng 23,5% so với năm 2016, cao gấp 10 lần nhóm 1. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2018 theo giá hiện hành của các vùng đều tăng so với năm 2016. Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng có sự chênh lệch. Vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất vẫn là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,3 lần vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong tổng thu nhập, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công chiếm 51,1%, thu từ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 13,3%, thu từ công nghiệp, xây dựng chiếm 4,8%, thu từ thương nghiệp, dịch vụ chiếm 17,9%, thu khác chiếm 12,8%. Cơ cấu thu nhập năm 2018 đã có chuyển biến đáng kể so với các năm trước, trong đó các khoản thu về tiền lương, tiền công tăng hơn các năm trước; cơ cấu thu từ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm so với các năm trước.

Nhìn chung, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế tăng trưởng ổn định.Nhà nước đang hướng đến mục tiêu chung là phát triển xây dựng một nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, kinh tế phát triển năng động và bền vững, độc lập chủ trên cơ sở khoa học công nghệ đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả trong hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam.

Môi trường chính trị bao gồm: Hệ thống luật pháp, các cơ quan chính phủ và vai trò của các nhóm áp lực xã hội. Những diễn biến của các yếu tố này ảnh hưởng rất mạnh và cũng rất trực tiếp đến các quyết định marketing của doanh nghiệp. Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư cả trong và ngoài nước.

Hệ thống công cụ và chính sách của nhà nước có tác động đến hoạt động marketing như:

Chính sách tài chính. Chính sách thuế. Chính sách tiền tệ.

Chính sách phát triển các thành phần kinh tế. Chính sách đối ngoại trong và ngoài nước.

Luật Pháp :

Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp:

Để điều tiết nên kinh tế , các quốc gia đều ban hàh một hệ thống các văn bản để quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.Hệ thống pháp luật điều biết các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam như:

Sửa đổi hiến pháp. Luật đầu tư nước ngoài. Luật doanh nghiệp. Luật chống độc quyền.

Chính sách hỗ trợ đại dịch Covid-19:

Vào năm 2020, đại dịch Covid-19 đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội ở khắp nơi trên toàn thế giới, vì vậy để đối phó đại dịch, nhà nước đã ban hành các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp bị ảnh hướng. Đây là chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 tại Công văn 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020.

Cụ thể, đối với giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh: Giảm 10% giá bán lẻ điện quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 ở các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm.

Khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch (theo quy định tại Luật Du lịch 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan): Giảm giá điện từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh xuống bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất sau khi giảm giá.

Đối với giá bán buôn điện nông thôn, giá bán buôn điện khu tập thể, cụm dân cư, giá bán buôn điện cho tổ hợp thương mại - dịch vụ - sinh hoạt, giảm 10% giá bán buôn điện đối với bậc 1 đến bậc 4 của giá sinh hoạt; giảm 10% bán buôn điện cho mục đích khác tại Quyết định 648/QĐ-BCT.

Đối với giá bán buôn điện cho các khu công nghiệp, giá bán buôn điện cho chợ, giảm 10% giá bán buôn điện so với biểu giá bán buôn điện tại Quyết định 648/QĐ- BCT.

1. Giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh

Đây là chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 tại Công văn 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020.

Cụ thể, đối với giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh : Giảm 10% giá bán lẻ điện quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 ở các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm.

Khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch (theo quy định tại Luật Du lịch 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan) : Giảm giá điện từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh xuống bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất sau khi giảm giá.

Đối với giá bán buôn điện nông thôn, giá bán buôn điện khu tập thể, cụm dân cư, giá bán buôn điện cho tổ hợp thương mại - dịch vụ - sinh hoạt, giảm 10% giá bán buôn điện đối với bậc 1 đến bậc 4 của giá sinh hoạt; giảm 10% bán buôn điện cho mục đích khác tại Quyết định 648/QĐ-BCT.

Đối với giá bán buôn điện cho các khu công nghiệp, giá bán buôn điện cho chợ, giảm 10% giá bán buôn điện so với biểu giá bán buôn điện tại Quyết định 648/QĐ- BCT.

2.Hỗ trợ về vốn

Ngay từ giai đoạn dịch bệnh chưa ảnh hưởng nặng nề như hiện nay, Thủ tướng đã có Chỉ thị 11/CT-TTG ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính , rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn , nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng , kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên

nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng).

3.Hỗ trợ về thuế

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại lớn, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, không có khả năng nộp thuế đúng hạn.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế bị thiệt hại bởi dịch bệnh Covid- 19 gây ra, góp phần giúp cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn; Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT-QLN ngày 03/3/2020 về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Công văn 897/TCT-QLN hướng dẫn trường hợp được gia hạn nộp thuế sau: "Bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ". Hồ sơ, thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế được thực hiện theo khoản 3 Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nôp thuế và tiền thuê đất, quy định: ̣

Qua đó ta thấy được chính trị của Việt Nam vốn đã ổn định phù hợp với doanh nghiệp trong nước. Mùa covid 19 vừa qua chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách trên để tao điều kiện tốt để thúc đẩy nên kinh tế từng bước phát triển lớn mạnh.

Văn hóa - Xã hội:

Văn hóa bao gồm toàn bộ những: phong tục, tập quán, lối sống…được dùng để định hướng hành vi tiêu dùng của mọi người trong xã hội. Nó chi phối đến việc hình thành những nhu cầu về chủng loại chất lượng và kiểu dáng hàng hóa. Khi bước vào một thị trường mới việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là phải

nghiên cứu về yếu tố văn hóa xem sản phẩm doanh nghiệp mình đưa đến có phù hợp với nhu cầu, phong tục…nơi đó không. Nếu không phù hợp thì sản phẩm đó sẽ bị loại bỏ hoặc không có nhu cầu. Trong trường hợp đó, các nhà quản trị phải có kế hoạch thay đổi hợp lí, có thể thiết kế lại hình dáng bao bì, mẫu mã … sao cho phù hợp với từng nền văn hóa, cố gắng định vị sản phẩm bằng slogan để người tiêu dùng biết đến và tiêu dùng sản phẩm.

Tôn giáo: ảnh hưởng tới văn hóa đạo đức, tư cách của mọi người, trong việc chấp hành và thực thi các quyết định.

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó đông nhất chính là dân tộc Kinh, chiếm đến 86,2% dân số với 78,32 triệu người. Mỗi dân tộc sẽ sở hữu những đặc trưng văn hóa riêng biệt.Mỗi một dân tộc, một khu vưc đều có nền văn hóa khác nhau là nguyên nhân cơ bản.

Vì vậy văn hóa ảnh hưởng đến các chiến lược của doanh nghiệp.Vì thế doanh nghiệp phải nghiên cứu về văn hóa- xã hội của đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến và những yếu tố ngoại cảnh bất ngờ tác động tới.

Yếu tố môi trường tự nhiên:

Việt Nam nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía Na, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Lãnh thổ đất liền Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ Bắc tới Nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều Đông sang Tây là 50 km, với đường ờ biển dài 3.270 km không kể các đảo. Khí hậu Việt

Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa nóng ấm.Tuy nhiên có nơi có khí hậu ôn đới như SaPa, Đà Lạt ….

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước thuận lợi với giao thương với nước Đông Nam Á.

Ngoài ra tình hình thiên tai bão lũ, khí hậu cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm. Làm thiệt hại nguồn nguyên liệu đầu vào của hoạt động sản xuất doanh nghiệp.

Nhìn chung môi trường cũng là yếu tố tác động lớn không hề nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp trong sản xuất.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động marketing của doanh nghiệp masan (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)